Bệnh ung thư dạ dày có di truyền không?

Thắc mắc của bạn đọc:

Chào các chuyên gia của chuyên khoa dạ dày, năm nay tôi 48 tuổi đang làm việc ở Bình Dương. Tôi mới đi khám và phát hiện mình bị bệnh ung thư dạ dày. Hiện tại tôi đang rất suy sụp và lo lắng vì nghĩ căn bệnh này có thể sẽ di truyền sang các con. Vậy xin hỏi các chuyên gia là bệnh này có di truyền không ạ? Tôi xin cảm ơn.

(Nguyễn Tuấn, Bình Dương) 

Giải đáp: Xin chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi thắc mắc về cho các chuyên gia của chuyenkhoadaday.com. Về thắc mắc của bạn chúng tôi xin được giải đáp như sau:

1. Bệnh ung thư dạ dày là gì?

Theo thống kê, trong số hàng trăm bệnh lý về ung thư thì ung thư dạ dày được xếp ở vị trí top đầu. Nó chứng tỏ đây là bệnh lý không hiếm gặp về đường tiêu hóa. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng cho sức khỏe, gây suy giảm chức năng tiêu hóa của dạ dày thậm chí là đe dọa đến tính mạng của người bệnh.

Bệnh ung thư dạ dày gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh
Bệnh ung thư dạ dày gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh

Khi các tế bào trong dạ dày tồn tại và phát triển quá mức sẽ dẫn đến các khối u. Trong trường hợp các khối u ác tính này phát triển sẽ dẫn đến bệnh ung thư dạ dày. Nếu như không được phát hiện và điều trị kịp thời, nó có thể di căn qua các bộ phận khác như di căn qua biểu mô, gan, tụy, đại tràng, buồng trứng, thậm chí là dẫn đến tử vong.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh ung thư dạ dày, trong đó nguyên nhân chủ yếu gây bệnh được xác định là do bị nhiễm vi khuẩn Hp. Ngoài ra, trong một số trường hợp đặc biệt, bị ung thư dạ dày do các nguyên nhân khác như:

  • Do lối sống sinh hoạt, ăn uống không khoa học. Tình trạng căng thẳng, mệt mỏi kéo dài.
  • Từng bị ung thư dạ dày mãn tính.
  • Do di truyền.
  • Nhóm máu và giới tính cũng là những nguyên nhân gây bệnh. Cụ thể nam giới và những người có nhóm A thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những đối tượng khác.

Ung thư dạ dày là căn bệnh nguy hiểm, nó đe dọa đến tính mạng của người bệnh bất cứ lúc nào. Do đó, khi thấy dấu hiệu bất thường như chán ăn, đau bụng, đi ngoài ra phân đen có lẫn máu,… bạn cần đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.

2. Ung thư dạ dày có di truyền không?

Theo 1 số nghiên cứu, bị ung thư dạ dày do viêm teo mãn tính dạ dày có khuynh hướng di truyền từ thế hệ này sang thế khác. Khả năng di truyền bệnh cho con của những người mẹ bị ung thư dạ dày do gen mắc bệnh viêm teo mãn tính là 48%. Một số hội chứng có thể di truyền là bệnh đa polyp tuyến, ung thư đại trực tràng,… những bệnh này có nguy cơ dẫn đến căn bệnh ung thư dạ dày.

Ung thư dạ dày có khả năng di truyền
Ung thư dạ dày có khả năng di truyền

Bên cạnh đó, khi sống chung trong cùng một gia đình với người bị ung thư dạ dày thì những người này có khả năng mắc bệnh này cao hơn do thói quen sống và hoàn cảnh sống của họ giống nhau. Cụ thể:

+ Thói quen ăn uống và sinh hoạt như hay ăn mặn, dùng nhiều đồ uống có cồn và các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá… hay thường sử dụng nhiều đồ ăn nhanh thường làm tăng nguy cơ bị bệnh ung thư dạ dày.

+ Những trường hợp bị ung thư dạ dày do nhiễm vi khuẩn Hp làm tăng nguy cơ lây bệnh cho con cháu trong gia đình họ. Bởi vì đây là loại vi khuẩn có khả năng lây lan từ người này sang người khác bằng đường nước bọt hoặc đường đại tiện. Khi sống chung với người bệnh, việc dùng chung các dụng cụ, đồ vật như bát, đũa, nước chấm, các đồ dùng vệ sinh cá nhân có lẫn nước bọt của người bệnh làm cho người khỏe mạnh dễ mắc bệnh. Điều này gây ra nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày.

Thông qua những nguyên nhân trên, ta có thể thấy ung thư dạ dày có thể di truyền nếu như người bệnh bị ung thư do viêm teo dạ dày mãn tính, do vi khuẩn Hp và việc có thói quen ăn uống, sinh hoạt không tốt cũng sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe những người trong gia đình.

3. Làm thế nào để phòng chống bệnh ung thư dạ dày?

Trong trường hợp phát hiện mình đã bị bệnh, trước tiên bạn phải điều trị theo đúng phác đồ mà bác sĩ đã vạch ra. Sau đó, cần khuyên những người thân trong gia đình mình đi khám sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện và chữa trị nếu có dấu hiệu bệnh.

Để phòng chống bệnh ung thư dạ dày cho những người thân trong gia đình và cũng là để giúp cải thiện tình trạng bệnh, làm cho việc điều trị của bạn có hiệu quả tốt nhất, bạn cần lưu ý những vấn đề sau:

+ Nên khuyên những người thân thường xuyên đi khám để nắm được tình trạng sức khỏe của mình.

Hạn chế dùng các loại chất kích thích để bảo vệ sức khỏe
Hạn chế dùng các loại chất kích thích để bảo vệ sức khỏe

+ Hạn chế ăn mặn, không sử dụng các loại thức ăn có hại cho dạ dày và đường tiêu hóa như đồ ăn cay nóng, các thức ăn chứa nhiều chất béo,… các đồ uống có cồn và chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá… Nên tăng cường bổ sung nhiều rau củ tươi, các loại thực phẩm tốt cho dạ dày như các loại thực phẩm chứa nhiều tinh bột, trứng, sữa.

+ Trường hợp bị ung thư do vi khuẩn Hp gây ra, những người trong gia đình không nên dùng chung các vật dụng với người bệnh, không ăn chung, uống chung bát, đũa, ly, vệ sinh phải sạch sẽ… tránh bị lây nhiễm loại vi khuẩn này.

+ Xây dựng thói quen sinh hoạt khoa học. Ăn đúng giờ, ngủ đủ giấc. Ăn chậm, nhai kỹ. Không ăn quá no hoặc quá đói. Tránh ăn khuya để tránh bị đau dạ dày.

+ Nên thường xuyên tập thể dục để tăng cường sức khỏe, tăng sức đề kháng chống lại bệnh tật cho cơ thể.

Riêng đối với bạn đang bị bệnh ung thư dạ dày thì ngoài những lưu ý trên, bạn cần phải điều trị, dùng thuốc đúng như sự chỉ định của bác sĩ. Bệnh ung thư dạ dày hiện nay có thể chữa được bằng các phương pháp như phẫu thuật, hóa trị hoặc xạ trị, do vậy bạn không nên lo lắng quá. Đi điều trị và thực hiện đúng các lưu ý trên thì bệnh sẽ nhanh khỏi thôi. Chúc bạn mau khỏe, chúc gia đình luôn khỏe.

Có thể bạn cần 

Cập nhật lúc 14:17 - 12/09/2021

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.