Dấu hiệu thoát vị thành bụng và cách điều trị

Mặc dù tỉ lệ mắc chứng bệnh thoát vị thành bụng không cao nhưng chúng lại gây ra nhiều vấn đề tương đối nguy hiểm cho người bệnh. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn về các dấu hiệu và cách điều trị bệnh thoát vị thành bụng ngay sau đây.

Dấu hiệu nhận biết bệnh thoát vị thành bụng

Thoát vị thành bụng là tình trạng xảy ra khi thành bụng của người bệnh có một số vị trí bị hở hoặc yếu. Khi đó, các tạng trong khoang bụng mà thường là ruột non sẽ từ vị trí này thoát dần ra khỏi thành bụng, tạo nên một khối lồi. Chứng bệnh này thường xảy ra ở những trường hợp đã từng đi phẫu thuật, có vết mổ ở vùng bụng hoặc những người béo phì thừa cân gây ra nhiều ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

Dấu hiệu của chứng thoát vị thành bụng
Dấu hiệu của chứng thoát vị thành bụng

Khi bị thoát vị thành bụng, người bệnh sẽ có những dấu hiệu nhận biết chính như:

+ Các cơ ở thành bụng có thể bị kéo căng bất thường, có dấu hiệu tăng lên của áp lực trong khoang bụng.

+ Người bệnh có dấu hiệu đau tức vùng bụng.

+ Quan sát thấy có dấu hiệu to bất thường ở thành bụng, có khi khối u lồi lên rõ rệt, rất dễ thấy.

+ Khi người bệnh nâng hoặc mang các vật nặng, ho hoặc rặn khi đại tiện thì hành bụng to và phồng lên.

Các vị trí thoát vị thành bụng thường gặp

Thoát vị thành bụng thường xảy ra ở nhiều vị trí khác nhau, trong đó các vị trí thoát vị thường gặp bao gồm:

+ Thoát vị thành bụng trước gồm: Thoát vị rốn, vùng thượng vị, spigelian.

+ Thoát vị lưng gồm: Thoát vị tam giác lưng trên và dưới.

+ Thoát vị do vết mổ.

+ Thoát vị vùng bẹn – đùi. Dạng thoát vị này được xem là phổ biến nhất, bao gồm: thoát vị bẹn trực tiếp hoặc gián tiếp, thoát vị thành bụng bẹn – đùi kết hợp.

+ Thoát vị vùng chậu gồm: Thoát vị bịt, toạ, thoát vị vùng đáy chậu.

Tuy không phải là căn bệnh thường gặp nhưng đây cũng là căn bệnh khá nguy hiểm. Nếu như không được điều trị sớm nó có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như xoắn, hoại tử ruột, mạc treo ruột, gây đau đớn cho người bệnh. Vì vậy khi thấy xuất hiện dấu hiệu bất thường, người bệnh nên nhanh chóng đến các cơ sở y tế được khám và điều trị.

Các cách điều trị thoát vị thành bụng

Với những dạng thoát vị thành bụng khác nhau thì có những cách điều trị khác nhau. Tuy nhiên chung quy lại, để điều trị bệnh này các bác sĩ thường áp dụng các phương pháp điều trị phẫu thuật hở, điều trị bằng tia laser, phẫu thuật nội soi.

1. Phẫu thuật hở

Với phương pháp này, các bác sĩ sẽ tạo một vết cắt duy nhất trên vị trí thoát vị. Sau đó sẽ dùng những công cụ chuyên dụng để bịt kín chỗ bị thoát vị và cố định lại vùng thành bụng.

2. Phẫu thuật nội soi

Đây là phương pháp điều trị có nhiều ưu điểm hơn so với phẫu thuật truyền thống nhưng lại phức tạp hơn nhiều. Phẫu thuật nội soi được tiến hành dựa trên vết mổ cũ, được chỉ định dùng cho những trường hợp có vị trí thoát vị tại cùng 1 vị trí.

Với lần phẫu thuật đầu tiên, vị trí bị hở trên thành bụng gây thoát vị phần nào đó đã được hàn gắn tuy nhiên vẫn có sự xê dịch so với giải phẫu thông thường. Ở lần phẫu thuật thứ 2 này, các bác sĩ sẽ tiến hành tương tự như lần đầu, tuy nhiên vế mổ có nhỏ hơn. Các bác sĩ sẽ rạch phần thoát vị ấy ra, gỡ rối rồi đặt một miếng ghép bị nơi bị thoát vị và khâu lại.

Phẫu thuật điều trị thoát vị thành bụng
Phẫu thuật điều trị thoát vị thành bụng

Phương pháp này có các ưu điểm là đường rạch nhỏ, có thể áp dụng tại mọi vị trí, giảm đau đớn cho bệnh nhân và ngăn ngừa được nguy cơ tái phát. Tuy nhiên nó cũng tồn tại một số hạn chế như phải gây mê toàn thân cho người bệnh, có thể làm tổn thương các mạch máu tại vùng bụng và hơn nữa, việc đặt những mảnh ghép trong thành bụng trong một thời gian dài có thể gây ra những trường hợp không mong muốn.

3. Phẫu thuật điều trị thoát vị thành bụng bằng tia laser

Trong phẫu thuật, tia laser được sử dụng để rạch, mổ chia tách nhỏ các mô, nó không có tác dụng trong tái tạo hay sửa chữa cấu trúc của cơ thể. Khi dùng để điều trị thoát vị thành bụng, nó sẽ được sử dụng phối hợp với các phương pháp khác để mang đến kết quả điều trị tốt.

Có nhiều người vẫn nghĩ rằng phẫu thuật bằng tia laser sẽ làm giảm cảm giác đau đớn cho bệnh nhân. Điều này cũng hoàn toàn không có cơ sở. Vì sự đau đớn đến từ những vết mổ và vết khâu sau khi phẫu thuật chứ không xuất phát từ quá trình phẫu thuật cho bệnh nhân.

Trên đây là những phương pháp thường được sử dụng khi điều trị thoát vị thành bụng. Tùy vào vị trí và cơ địa của từng người mà các bác sĩ sẽ quyết định áp dụng phương pháp nào cho phù hợp.

Lưu ý sau khi phẫu thuật thoát vị thành bụng

Để có thể nhanh hồi phục tình trạng sức khỏe sau khi phẫu thuật, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề như sau:

+ Cần phải có thời gian để nghỉ ngơi, không mang vác, vận động mạnh hay dùng sức quá nhiều.

+ Để làm giảm các triệu chứng do tác dụng phụ của thuốc gây mê mang lại như nôn mửa, hắt hơi, ho… bạn có thể đặt một cái gối mềm, nhẹ lên vùng của mình.

+ Cần phải chú ý theo dõi tình trạng bệnh của bệnh nhân, nếu thấy xuất hiện các dấu hiệu bất thường như khó đo tiểu, chảy máu, sốt, toát mồ hôi… cần đưa người bệnh đến gặp bác sĩ ngay.

+ Người bệnh sau khi mổ nên đi bộ nhẹ nhàng để tăng cường lưu thông, giảm nguy cơ đông máu…

+ Cần phải thường xuyên đi thăm khám để nắm rõ tình trạng hồi phục của mình và kịp thời điều trị nếu có vấn đề bất thường xảy ra.

Trên đây là một số những lưu ý cho người sau khi phẫu thuật thoát vị thành bụng. Hi vọng bài viết này sẽ giúp ích được nhiều người trong việc điều trị chứng thoát vị thành bụng. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết!

Có thể bạn muốn xem

Cập nhật lúc 14:26 - 12/09/2021

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.