Nhiễm vi khuẩn hp có nguy hiểm không (Sự thật khiến ai cũng sợ)

Viêm loét dạ dày, ung thư dạ dày,… tất cả các biến chứng này đều do vi khuẩn Hp gây ra. Vậy vi khuẩn Hp có nguy hiểm không và chúng nguy hiểm như thế nào?

Vi khuẩn Hp có nguy hiểm không?
Liệu rằng vi khuẩn Hp tồn tại trong dạ dày chúng ta hàng ngàn thế kỉ qua có gây nguy hiểm không và những nguy hiểm đó ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe mỗi người?

Vi khuẩn Hp với tên khoa học là Helicobacter Pylori, đây là một loại khuẩn hình xoắn ốc tồn tại trong dạ dày của con người và động vật. Mặc dù niêm mạc dạ dày được bao bọc bởi một lớp màng nhầy bảo vệ cho chúng an toàn khỏi nhiễm trùng do vi khuẩn Hp gây ra. Tuy nhiên, vi khuẩn Hp có thể tiết ra một loại enzyme có khả năng làm trung hòa acid dạ dày và cho phép chúng bám sâu vào dạ dày để tồn tại. Vậy sự tồn tại của vi khuẩn Hp trong dạ dày có gây nguy hiểm gì không? Để phòng bệnh và kiểm soát bệnh hiệu quả, việc hiểu rõ mức độ nguy hiểm của vi khuẩn Hp trong dạ dày sẽ giúp bạn có biện pháp khắc phục bệnh tốt nhất.

Nội dung bài viết bao gồm:

I. Nhiễm vi khuẩn HP có nguy hiểm không?

Có thể sự hiện diện của vi khuẩn Hp trong dạ dày sẽ không nhận được bất kỳ sự chú ý nào nếu chúng không gây ra vô vàn biến chứng nguy hiểm gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người mắc phải.

Theo thống kê của trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh ở Atlanta, có khoảng 2/3 dân số thế giới bị nhiễm vi khuẩn Hp. Và tại Việt Nam, theo PGS TS BS Bùi Hữu Hoàng (Trưởng khoa Tiêu hóa Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM) cho biết: Khoảng 70% dân số nước ta có dấu hiệu nhiễm vi khuẩn Hp và đây được xem là nguyên nhân chính gây viêm loét dạ dày, đau dạ dày, ung thư dạ dày. Cụ thể và chi tiết hơn, có khoảng 90% số người bị viêm dạ dày sau khi chẩn đoán bệnh đều có sự hiện diện của vi khuẩn HP và tỷ lệ bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng do vi khuẩn Hp gây ra chiếm 75 – 85%, đặc biệt 80 – 95% trường hợp thủng loét dạ dày là do có sự xuất hiện của vi khuẩn HP.

Dựa vào số liệu thống kê ta có thể khẳng định, vi khuẩn Hp là loại vi khuẩn gây hại cho sức khỏe người bệnh và gây ra nhiều biến chứng xấu nếu bệnh nhân không tiến hành điều trị Hp dạ dày kịp thời. Dưới đây là một số biến chứng phức tạp mà nhiễm trùng vi khuẩn Hp có thể gây ra.

1/ Khuẩn Hp gây viêm dạ đày cấp tính

Viêm dạ dày cấp tính là một trong những tác hại đầu tiên người bệnh mắc phải do nhiễm vi khuẩn Hp. Thông thường, bệnh nhân mới nhiễm vi khuẩn Hp đều không có bất kỳ triệu chứng bệnh nào cả, chỉ một số ít trường hợp có dấu hiệu lâm sàng như đau bụng, chán ăn hoặc đầy hơi, khó tiêu,… Tuy nhiên, các biểu hiện này đều mơ hồ và không rõ ràng nên chúng rất dễ nhầm lẫn với các bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa khác. Chính vì vậy, người bệnh thường lơ là và bỏ qua dẫn đến bệnh không được điều trị và nguy cơ chuyển sang gia đoạn nặng hơn là điều không thể tránh khỏi, dẫn đến việc chữa trị trở nên khó khăn hơn.

2. Viêm dạ dày mãn tính do khuẩn HP

Nếu bệnh viêm dạ dày cấp tính do vi khuẩn Hp gây ra không được điều trị đúng cách, đúng thời điểm, rất có thể bệnh sẽ chuyển sang gia đoạn mãn tính. Ở giai đoạn này, người bệnh thường xuyên gặp phải các triệu chứng cơ bản như đau bụng trên (vùng thượng vị), đầy hơi, khó tiêu, nôn và buồn nôn liên tục, giảm cân một cách đột ngột không rõ nguyên nhân, ợ hơi, ợ chua,… Đối với trường hợp nặng hơn của viêm dạ dày mãn tính, bệnh nhân cảm thấy cơ thể mệt mỏi, nôn ra máu hoặc đi ngoài phân có màu đen. Lúc này, người bệnh nên nhanh chóng đến ngay cơ sở y tế gần nhất để thăm khám, bởi bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng.

3. Nhiễm khuẩn Hp gây loét dạ dày tá tràng

Vi khuẩn Hp sau khi xâm nhập vào cơ thể có thể sản sinh ra nhiều hoạt chất độc hại gây ăn sâu vào niêm mạc dạ dày dẫn đến hình thành các vết loét. Chưa kể đến, chúng kích thích sản sinh acid dịch vị trong dạ dày điều tiết nhiều hơn mức bình thường gây dư thừa acid và tạo hiệu ứng ăn mòn niêm mạc dạ dày. Về lâu dài, lớp niêm mạc dạ dày bị bào mòn nặng và xuất hiện những vết loét gây đau nhức. Các vết loét này thường gặp ở phía bờ cong nhỏ nơi nối giữa thân vị và hang vị.

Viêm loét dạ dày do vi khuẩn Hp có nguy hiểm không
Viêm loét dạ dày tá tràng – Tác hại điển hình có thể xảy ra nếu vi khuẩn Hp không được điều trị đúng lúc.

Có thể nói loét dạ dày tá tràng là một trong những tác hại nguy hiểm mà vi khuẩn Hp gây ra cho người bệnh. Các triệu chứng của loét dạ dày thường rất giống với các bệnh lý dạ dày. Do đó, bệnh nhân cần tiến hành thăm khám ngay nếu nghi ngờ bản thân có dấu hiệu của loét, bởi các biến chứng của loét có thể gây chảy máu, nếu mất máu nhiều có thể đe dọa đến tính mạng.

4. Ung thư dạ dày nếu không triệt khuẩn Hp

Ung thư dạ dày chính là biến chứng nguy hiểm nhất của nhiễm khuẩn Hp và đây chính là căn bệnh có tỷ lệ tử vong cao xếp thứ hai sau ung thư phổi. Theo các nhà khoa học, vi khuẩn Hp khi sống trên niêm mạc dạ dày đã tiết ra độc tố và làm thay đổi gen dẫn đến các tế bào biến tình thành tế bào ác tính và gây ung thư.

Triệu chứng lâm sàng của ung thư dạ dày và đau dạ dày như đau nhức vùng thường vị, khó tiêu hoặc đầy bụng thường rất khó phân biệt. Chính vì vậy, người bệnh thường chủ quan không thăm khám và chạy chữa cho đến khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng khó điều trị, mới bắt đầu chữa trị.

Ung thư dạ dày thường chẩn đoán bằng cách nội soi dạ dày để quan sát tổn thương trên dạ dày và lấy mẫu sinh thiết làm thí nghiệm kiểm tra xác định nguyên nhân gây ung thư. Theo thống kê, mỗi năm Việt Nam có trên 15.000 ca mới được chẩn đoán ung thư dạ dày và hơn 11.000 ca tử vong vì bệnh này do có sự hiện diện của khuẩn Hp.

Ung thư dạ dày có thể lây lan rất nhanh từ bộ phận này sang bộ phận khác và tỷ lệ điều trị thành công là rất thấp. Do đó, để đảm bảo sức khỏe cho bản thân, tốt nhất các bạn nên kiểm soát tốt tất cả các nguyên nhân gây bệnh để ngăn ngừa bệnh tiến triển thành ung thư.

Như đã đề cập các tác hại của khuẩn HP ở trên, có thể khẳng định lại một lần nữa, vi khuẩn Hp trong dạ dày rất nguy hiểm và có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng đối với sức khỏe người bệnh. Vì thế, việc tốt nhất các bạn cần làm để ngăn ngừa những chuyển biến xấu của bệnh đó tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ, tránh hiện tượng vi khuẩn Hp kháng thuốc.

Nên làm gì khi bị nhiễm vi khuẩn hp

Vi khuẩn Hp rất khó để chẩn đoán thông qua các biểu hiện lâm sàng. Vì thế, khi bị nhiễm vi khuẩn HP các bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa. Tại đây, bác sĩ sẽ thực hiện các thủ thuật và biện pháp xét nghiệm để chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh và mức độ bệnh. Từ đó, các bác sĩ chuyên gia sẽ đưa ra phác đồ điều trị và tư vấn chế độ ăn phù hợp, giúp bạn khắc phục bệnh hiệu quả. Người bệnh tuyệt đối không nên tự ý mua và sử dụng thuốc kháng sinh, nhất là những người hay dùng thuốc kháng sinh tùy tiện trước đây khi cơ thể đã nhiễm khuẩn HP. Bởi việc này có thể dẫn đến hiện tượng kháng thuốc và rất dễ thất bại trong việc điều trị.

Người bệnh không nên ăn quá nhiều thực phẩm chứa muối khi biết bản thân nhiễm khuẩn Hp. Bởi các hoạt chất chứa trong muối làm tăng khả năng hoạt động của gen dẫn đến nguy cơ bệnh chuyển thành ung thư xảy ra rất cao. Bên cạnh đó, bệnh nhân không nên sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người thân trong gia đình, tránh lây nhiễm vi khuẩn Hp.

II. Cách phòng ngừa lây nhiễm vi khuẩn hp

Theo các chuyên gia, vi khuẩn Hp không chỉ tồn tại trong dạ dày mà còn tập trung nhiều ở trong tuyến nước bọt, cao răng. Điều đáng nói ở đây, chúng không thể tự nhân đôi số lượng mà phải qua con đường lây nhiễm và hai con đường truyền nhiễm chính của vi khuẩn Hp đó là ăn uống và phân. Do đó, để phòng ngừa lây nhiễm vi khuẩn Hp tốt nhất, người bệnh cần thực hiện tốt những điều cơ bản sau đây.

Phòng ngừa qua chế độ ăn uống

Vi khuẩn Hp có thể lây lan từ người này sang người khác thông qua đường ăn uống và đây cũng chính là nguyên nhân gây tái nhiễm ở những bệnh nhân đã điều trị khỏi Hp. Vì vậy, người bệnh cần lưu ý áp dung một số nguyên tắc trong chế độ ăn dưới đây:

Phòng ngừa lây nhiễm vi khuẩn Hp
Phòng ngừa lây nhiễm vi khuẩn Hp qua chế độ ăn
  • Các bạn nên tuân thủ nguyên tắc ăn chín, uống sôi, vệ sinh dụng cụ thật sạch sẽ trước và sau khi nấu ăn, tránh trường hợp vi khuẩn có thể xâm nhập và gây bệnh.
  • Không nên dùng chung vật dụng ăn uống, chẳng hạn như không nên chấm chung chén nước mắm hoặc không nên gắp thức ăn cho người khác bằng đũa đã qua sử dụng, hoặc để người khác gắp thức ăn cho chính bạn, tránh trường hợp vi khuẩn Hp lây nhiễm chéo.
  • Hạn chế ăn ở các hàng quán trên vỉa hè, bởi nơi đây tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây bệnh, đặc biệt các bệnh lý về đường tiêu hóa như tiêu chảy do nhiễm khuẩn E. Coli, đau bụng, nhiễm khuẩn Hp,…
  • Không nên ăn thực phẩm tươi sống như gỏi, nộm, mắm sống, tiết canh,…
  • Đặc biệt, nếu biết bản thân nhiễm khuẩn Hp, các bạn không nên nhai mớm thức ăn cho con trẻ.

Phòng ngừa lây nhiễm vi khuẩn Hp qua chế độ sinh hoạt

Cách sinh hoạt trong cuộc sống hàng ngày cũng góp phần thúc đẩy sự sinh sôi và phát triển của vi khuẩn Hp. Cho nên, để hạn chế sự hình thành vi khuẩn Hp, các bạn nên thường xuyên thực hiện những điều này.

  • Con đường lây nhiễm phổ biến thứ hai sau ăn uống đó chính là đường phân. Do đó, việc vệ sinh thân thể, đặc biệt là tay chân trong chế độ sinh hoạt hàng ngày là điều hết sức cần thiết. Người bệnh nên vệ sinh tay sạch sẽ sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn. Tuy nhiên, việc vệ sinh chỉ bằng nước thôi không đủ, bởi vi khuẩn Hp sẽ không được rửa trôi mà vẫn bám trên tay và gây bệnh. Do đó, các bạn nên rửa tay bằng xà phòng có tính kháng khuẩn cao.
  • Vi khuẩn Hp có thể lây nhiễm gián tiếp qua động vật trung gian, cho nên các bạn không nên để trống đồ ăn mà cần đậy kín.
  • Bên cạnh đó, thường xuyên dọn dẹp nhà cửa, sử dụng thuốc diệt côn trùng, đặc biệt khu vực nhà bếp, hạn chế tình trạng lây nhiễm.

Ngoài chế độ ăn uống và sinh hoạt, nếu gia đình có người thân nhiễm khuẩn Hp và có tiền sử bệnh ung thư dạ dày, tốt nhất các bạn nên đi làm thủ thuật chẩn đoán để có hướng điều trị bệnh sớm nhất có thể, tránh những biến chứng do bệnh gây ra.

Trên đây là câu trả lời về vi khuẩn Hp có nguy hiểm không? Xin chắc chắn lại một điều, vi khuẩn Hp chính là kẻ giết người thầm lặng đang ẩn nấp bên trong chúng ta. Vì vậy, nếu chẳng may nhiễm vi khuẩn Hp, các bạn nên thăm khám để có hướng điều trị phù hợp.

Thiên Uy (Tổng hợp)

Có thể bạn quan tâm:

Cập nhật lúc 00:18 - 12/09/2021

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.