13 dấu hiệu nhiễm vi khuẩn hp dạ dày cần nhận biết sớm

Nhận biết sớm dấu hiệu nhiễm vi khuẩn Hp là cách tốt nhất giúp bạn khắc phục các triệu chứng liên quan đến bệnh viêm loét dạ dày và ung thư dạ dày carcinom. Dưới đây là 13 dấu hiệu nhiễm vi khuẩn hp dạ dày cần nhận biết sớm để tránh những biến chứng do bệnh gây ra.

Dấu hiệu nhiễm vi khuẩn Hp
Các dấu hiệu nhiễm vi khuẩn Hp bạn đọc cần biết để có thể chẩn đoán và điều trị bệnh hiệu quả.

Quá trình sinh hoạt chung hoặc ăn uống chung với người bệnh hay sử dụng thức ăn, nguồn nước nhiễm khuẩn là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây nhiễm vi khuẩn Hp. Và theo bác sĩ Barry Marshall, người đã dành giải nobel năm 2005 về việc khám phá vi khuẩn Hp chính là nguyên nhân chính gây viêm loét dạ dày cho biết: 10% dân số bị viêm loét dạ dày do nhiễm vi khuẩn Hp và 1 – 3% trong số này có nguy cơ mắc phải bệnh ung thư dạ dày khá cao.

13 Dấu hiệu nhiễm vi khuẩn hp dạ dày cần lưu ý

Hầu hết tất cả các trường hợp nhiễm vi khuẩn Hp dạ dày đều không có bất kỳ biểu hiện đặc trưng nào để có thể tự chẩn đoán bản thân có bị nhiễm khuẩn hay không. Tuy nhiên, một số khác lại có những dấu hiệu nhiễm vi khuẩn Hp rõ ràng. Vì vậy, nếu nghi ngờ bản thân có dấu hiệu nhiễm vi khuẩn Hp các bạn nên tham khảo ngay các biểu hiện cơ bản sau đây.

1/ Đau nóng rát vùng thượng vị

Đau rát vùng thường vị là một trong những dấu hiệu nhiễm vi khuẩn Hp khá phổ biến. Triệu chứng thường gặp của biểu hiện này là cơn đau nhức âm ỉ hoặc có lúc dữ dội xuất hiện dưới mỏm xương ức và ngay trên vùng rốn. Đặc biệt, cơn đau xảy ra mang tính chu kỳ, đau thường lan rộng ra sau lưng hoặc hai bên mạng sườn trái và phải. Cơn đau có thể đột ngột đến rồi tự động biến mất hoặc cũng có thể kéo dài vài giờ hoặc thậm chí vài ngày.

Đau rát vùng thường vị thể hiện rõ nhất ngay sau khi người bệnh ăn xong hoặc đau nhiều vào ban đêm. Thông thường, cơn đau khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi và khó chịu kèm theo tình trạng trằn trọc, mất ngủ. Nếu triệu chứng này thường xuyên xuất hiện trong thời gian dài, bệnh nhân rất có thể gặp phải hội chứng mất ngủ kinh niên dẫn đến suy nhược thần kinh.

2/ Thường xuyên bị đau dạ dày vào lúc đói

Thường xuyên bị đau dạ dày vào lúc đói là dấu hiệu nhiễm vi khuẩn Hp dễ nhận biết nhất mà cơ thể muốn bạn biết. Khi đó, người bệnh sẽ có cảm giác đầy bụng, đau bụng hoặc khó tiêu,… đặc biệt là lúc đói, dạ dày đang ở trạng thái trống rỗng.

Thường xuyên bị đau dạ dày vào lúc đói
Nếu chẳng may nhiễm vi khuẩn Hp người bệnh thường xuyên cảm thấy đau dạ dày vào lúc đói

Lúc này, quá trình co bóp và chuyển hóa thức ăn ở dạ dày vẫn tiếp tục hoạt động mặc dù dạ dày không chứa thức ăn. Song song với việc co bóp, vận chuyển thức ăn của dạ dày, acid trong dạ dày được điều tiết để phân hủy nhưng không có thức ăn chính là nguyên nhân gây trào ngược acid, đầy bụng và ợ chua.

Thêm vào đó, vi khuẩn Hp sinh sống trong dạ dày lại kích thích thúc đẩy sản sinh ra nhiều acid dịch vị dẫn đến hiện tượng dư thừa acid. Chính lượng acid này, tạo ra hiệu ứng ăn mòn lớp lót niêm mạc bảo vệ dạ dày gây đâu dạ dày và nghiêm trọng hơn đó là gây viêm loét dạ dày.

3/ Nôn hoặc buồn nôn ngay cả khi đói

Nôn và buồn nôn là trạng thái lượng thức ăn trong dạ dày không được tiêu hóa tốt và đọng lại, dưới sự mở rộng của cơ vòng thực quản dưới tạo một áp lực đẩy ngược thức ăn từ dạ dày theo đường ống thực quản và ra ngoài bằng đường miệng.

Có thể nói, nôn và buồn nôn là triệu chứng hết sức bình thường gặp phải ở những người gặp phải các vấn đề rắc rối về hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, nếu bạn thường xuyên bị nôn và buồn nôn, đặc biệt trong lúc đói, điều này chứng tỏ, bạn đang bị nhiễm vi khuẩn Hp. Bởi ngay cả khi bụng không chứa gì, acid dịch vị chứa trong dạ dày vẫn được tiết ra do sự tác động của vi khuẩn Hp. Do đó, khi thấy các triệu chứng trào ngược kèm theo ợ chua hay đau rát vùng cuốn họng, đắng miêng,… bạn nên cảnh giác.

4/ Nôn khan vào buổi sáng

Bệnh trào ngược thực quản do vi khuẩn Hp là tác nhân chính gây bệnh thường dẫn đến các triệu chứng như nôn hoặc nôn khan, nhất là vào buổi sáng sớm lúc mới thức dậy. Do đó, nếu bạn gặp phải trường hợp này và chúng lặp lại thường xuyên, có thể bạn đã bị nhiễm vi khuẩn Hp. Đây được xem là dấu hiệu nhiễm vi khuẩn Hp điển hình nhất hiện nay.

Dấu hiệu nhiễm vi khuẩn Hp nôn khan
Nôn khan vào buổi sáng khi người bệnh có dấu hiệu nhiễm vi khuẩn Hp

Bình thường, nôn thường kèm theo thức ăn nhưng ở trường hợp này, người bệnh chỉ nôn ra dịch lỏng hoặc nước. Kèm theo hiện tượng nôn khan là cảm giác đắng miệng, đau họng vào mỗi buổi sáng gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe bệnh nhân. Viêm họng, rách niêm mạc thực quản hoặc viêm thanh quản,… đều là các biến chứng có thể xảy ra nếu bệnh không được chữa trị đúng thời điểm và đúng cách.

5/ Ợ hơi nhiều và thường xuyên

Ợ hơi một trong những dấu hiệu nhiễm vi khuẩn Hp rất dễ gây nhầm lẫn với các biểu hiện của rối loạn đường tiêu hóa khác. Bởi triệu chứng ợ hơi sinh lý do rối loạn tiêu hóa gây ra thường sẽ kết thúc sau đó vài phút và nguyên nhân gây ợ hơi chủ yếu do ăn quá no, uống quá nhiều nước sau bữa ăn hoặc sử dụng nước ngọt có ga. Đối với ợ hơi do nhiễm vi khuẩn Hp, biểu hiện này hoàn toàn ngược lại. Người bệnh có thể gặp phải triệu chứng này xảy ra từ vài phút đến vài giờ và tần suất xuất hiện của ợ hơi liên tục. Song song với triệu chứng ợ hơi, bệnh nhân còn bị biểu hiện ợ nóng, ợ chua hành hạ, gây đau tức và căng chướng vùng bụng và ngực do hơi sinh ra nhiều.

6/ Chán ăn hoăc ăn không ngon miệng, mệt mỏi, cơ thể suy nhược

Có thể bạn đang gặp các biểu hiện như chán ăn, ăn không ngon miệng hoặc mệt mỏi, suy nhược,… điều này đồng nghĩa với việc, bạn đang có dấu hiệu nhiễm vi khuẩn Hp và cần tiến hành điều trị ngay lập tức. Bởi một khi nhiễm vi khuẩn Hp sẽ kéo theo hàng loạt các bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa, chẳng hạn như đau viêm dạ dày Hp, viêm loét dạ dày – tá tràng, trào ngược dạ dày,…

Chán ăn dấu hiệu nhiễm vi khuẩn Hp
Các triệu chứng nhiễm vi khuẩn Hp điển hình chán ăn hoăc ăn không ngon miệng, mệt mỏi, cơ thể suy nhược

Chính các bệnh này, gây ra vô vàn triệu chứng như ợ hơi, ợ nóng, nóng rát ngay tại vùng thượng vị hoặc ợ chua,… khiến người bệnh cảm thấy khó chịu ở vòm họng. Từ đó dẫn đến hiện tượng chán ăn hoặc ăn không miệng. Nếu tình trạng này kéo dài, cơ thể sẽ bị thiếu hụt dưỡng chất nuôi dưỡng và gây suy nhược. Bên cạnh những người nhiễm vi khuẩn Hp trong dạ dày sẽ khiến cho việc hấp thu vitamin B và sắt không được hiệu quả dẫn đế trường hợp da xanh xao do thiếu máu.

7/ Cảm giác chướng bụng, đầy hơi

Cảm giác chướng bụng và đầy hơi lúc đói hoặc sau khi ăn xong có thể cho thấy nguy cơ nhiễm vi khuẩn Hp ở bạn là điều không thể tránh khỏi. Thông thường, cảm giác này dễ nhận biết nhất là vào lúc bệnh nhân đang nghỉ ngơi trong khung giờ yên tĩnh, bụng sẽ có biểu hiện căng cứng, đầy hơi và gây khó chịu, nhất là khi người bệnh sử dụng những loại thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ hoặc đồ ăn cay nóng,…

8/ Trọng lượng cơ thể giảm không rõ nguyên nhân

Thực tế, người bị nhiễm vi khuẩn Hp thường có dấu hiệu sút cân nhưng không rõ nguyên nhân nhưng người bệnh có thể nhận biết dấu hiệu này chính sát thông qua phán đoán tạng người. Một trong những lý do dẫn đến tình trạng này chủ yếu do vi khuẩn Hp sống trong dạ dày tấn công lớp màng nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày và gây ra các bệnh lý về dạ dày. Do đó, vấn đề hấp thu dinh dưỡng trở nên yếu kém và không cung cấp đủ dưỡng chất nuôi dưỡng cơ thể, gây tụt cân. Nếu vấn đề này không được khắc phục kịp thời, người bệnh không chỉ bị suy nhược do sút cân mà còn có khả năng bị suy tim hoặc tụt huyết áp.

9/ Thiếu máu, thiếu sắt

Thiếu máu dấu hiệu nhiễm vi khuẩn Hp
Thiếu máu, thiếu sắt do vi khuẩn Hp cản trở quá trình tổng hợp sắt từ thực phẩm

Thiếu máu xảy ra do lượng hồng cầu không chứa đủ hemoglobin (đây được xem là chất sắt giúp máu có màu đỏ và giúp hồng cầu vận chuyển oxy). Thông thường, người bị nhiễm vi khuẩn Hp thường có dấu hiệu thiếu máu, thiếu sắt. Bởi vi khuẩn Hp chính là nguyên nhân gây cản trở việc hấp thụ acid Folic, vitamin B12, sắt từ thực phẩm để chuyển hóa thành máu đi nuôi dưỡng. Bên cạnh đó, vi khuẩn Hp còn là yếu tố gây xuất huyết dạ dày dẫn đến một lượng máu không nhỏ trong cơ thể bị mất đi. Về lâu về dài, bệnh không được chạy chữa, lượng máu mất đi có thể dao động từ vài mililit đến lượng nhiều, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến người bệnh như khó thở, tụt đường huyết, thậm chí đe dọa đến tính mạng.

10/ Màu sắc phân bất thường

Theo các nhà nghiên cứu, việc quan sát màu phân cũng là một giải pháp giúp bạn nhận biết dấu hiệu nhiễm vi khuẩn Hp. Nếu bạn bị nhiễm vi khuẩn Hp, màu phân và đặc điểm cấu tạo của phân thường có những thay đổi bất thường. Cụ thể như, phân bình thường có lúc nát hoặc lúc cứng và có kèm theo nước. Nhưng đối với người bệnh nhiễm vi khuẩn Hp, phân thường có màu nâu, nát và loãng, đồng thời có kèm theo máu nếu bệnh nặng.

11/ Tiêu chảy

Khác hẳn với các triệu chứng tiêu chảy thông thường khác, tiêu chảy do vi khuẩn Hp gây ra thường khiến người bệnh cảm thấy đau nhức tập trung ở vùng thường vị. Cơn đau có khi âm ỉ nhưng có lúc đau quặn từng cơn và thường kéo dài một thời gian gây ra nhiều ảnh hưởng xấu như mất cân bằng vi chất, mất chất điện giải, giảm kiềm, sốt, thậm chí tăng khả năng tử vong. Vì vậy, nếu có dấu hiệu nhiễm vi khuẩn Hp gây tiêu chảy, tốt nhất các bạn nên đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị.

12/ Táo bón

Táo bón bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa nhưng đây cũng chính là dấu hiệu nhiễm vi khuẩn Hp. Sỡ dĩ vi khuẩn Hp có thể gây ra tình trạng táo bón là do chúng ngăn chặn việc sản xuất acid tiêu thụ thức ăn trong dạ dày. Chính vì lý do đó, toàn bộ quá trình tiêu hóa thực ăn bị rối loạn và gây ra triệu chứng táo bón.

13/ Miệng có mùi hôi

Hội miệng dấu hiệu nhiễm vi khuẩn Hp
Dấu hiệu nhiễm vi khuẩn Hp khá phổ biến đó là hôi miệng

Ít ai biết được rằng hôi miệng cũng là một trong những dấu hiệu nhiễm vi khuẩn hp. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng hôi miệng là do vi khuẩn Hp gây ra các triệu chứng trào ngược hoặc khí sinh ra trong quá trình tiêu hóa thức ăn tồn đọng trong khoang miệng và khiến hơi thở trở nên có mùi hôi khó chịu.

Vi khuẩn hp nguy hiểm như thế nào?

Vi khuẩn Hp xâm nhập vào dạ dày và tấn công tế bào bảo vệ niêm mạc dạ dày. Lúc này, chúng sản sinh ra hoạt chất cytotoxin (bóng vacuolating cytotoxin Al) có tác dụng gây hình thành các vết viêm loét trong dạ dày, thậm chí gây thủng dạ dày hoặc nặng hơn đó là ung thư dạ dày.

Nhiễm vi khuẩn Hp thường có thể vô hại với nhiều người nhưng nhiễm trùng vi khuẩn Hp có thể gây ra các vết loét dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng. Và theo thống kê, có 80% người mắc bệnh đau dạ dày do vi khuẩn Hp gây ra đều gặp phải các biến chứng nguy hiểm điển hình sau đây.

  • Xuất huyết dạ dày: Mạch máu tại vùng dạ dày bị tổn thương và gây chảy máu do sự xâm nhập của vết loét.
  • Tắc nghẽn: Khi các vết loét hình thành và liền lại, tạo thành các mô sẹo hoặc khối y loét. Các khối u này phá triển và cản trở thức ăn đi xuống dạ dày.
  • Thủng dạ dày: Các vết loét không được chữa trị kịp thời sẽ ăn sâu và đâm xuyên qua thành dạ dày gây thủng.
  • Viêm phúc mạc: Đây là hiện tượng, lớp lót tại khoang bụng hoặc phúc mạc bị nhiễm trùng nghiêm trọng.

Khi có các triệu chứng nhiễm vi khuẩn hp nên làm gì?

Khi nhận thấy bản thân có những triệu chứng nhiễm vi khuẩn Hp, người bệnh tốt nhất nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Tại đây, dựa và vào tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ tư vấn biện pháp điều trị bệnh phù hợp. Bên cạnh đó, bệnh nhân cần thay đổi lối quen sinh hoạt lành mạnh hơn để giúp ngăn ngừa và hạn chế vi khuẩn Hp lây nhiễm.

Thay đổi thói quen và nguyên tắc trong ăn uống:

  • Vi khuẩn Hp thường lây lan qua hai con đường chính đó là ăn uống và phân. Do đó, người bệnh cần kiểm soát kỹ hơn trong quá trình ăn uống của bản thân. Nên tuân thủ theo nguyên tắc ăn chín, uống sôi và thực hiện vệ sinh tay sạch sẽ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh tránh lây nhiễm bệnh.
Nhiễm khuẩn Hp nên làm gì
Hạn chế thức ăn chế biến sẵn để giảm thiểu tình trạng lây nhiễm vi khuẩn Hp
  • Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm chế biến sẵn được bày bán trên vỉa hè hoặc đồ ăn chứa quá nhiều mỡ, đồ cay nóng. Đặc biệt, các bạn không nên ăn đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh, các loại bia rượu, đồ uống có cồn hoặc chất kích thích.
  • Đồng thời, tránh uống các loại nước có ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của dạ dày như vitamin C, acid folic, thuốc dạng sủi,…
  • Tăng cường bổ sung rau xanh, hoa quả tươi cho cơ thể để nâng cao hệ miễn dịch và sức đề kháng cho cơ thể và dạ dày.
  • Ngoài ra, người bệnh cần xây dựng cho bản thân phản xạ ăn có điều kiện bằng cách ăn đúng giờ, đúng giấc. Hơn thế nữa, ăn chậm, nhai kỹ và không uống quá nhiều nước trước khi ăn hoặc sau khi ăn cũng là cách giúp dạ dày giảm tải hoạt động, giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.

Chế độ tập luyện

Theo các chuyên gia sức khỏe cho biết, việc tập luyện thể dục thể thường xuyên chính là cách tạo ra các kháng thể giúp tăng cao sức đề kháng cho cơ thể chống lại các tác nhân từ bên ngoài xâm nhập vào. Đồng thời, tập thể dục giúp ta mạch máu lưu thông đến dạ dày hoạt động tốt hơn, giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi tác động của vi khuẩn Hp.

Tâm lý thoải mái

Người bệnh nên giữ tâm lý thật thoải mái để cải thiện bệnh hiệu quả hơn. Bởi stress hay cẳng thẳng chính là tác nhân tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn Hp sinh sôi và phát triển.

Với 13 dấu hiệu nhiễm vi khuẩn Hp mà chúng tôi tổng hợp trên đây, bạn đọc có thể tham khảo. Nếu nghi ngờ  bị nhiễm vi khuẩn Hp khi thấy bản thân gặp phải một trong những triệu chứng này, các bạn nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và có hướng điều trị bệnh sớm nhất có thể, tránh những hệ lụy không mong muốn có thể xảy ra.

BTV: Anh Thư

Có thể bạn quan tâm: Khi bị Hp dạ dày nên ăn gì để triệt vi khuẩn Hp?

Cập nhật lúc 00:18 - 12/09/2021

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.