Hiểu hơn về vi khuẩn Helicobacter Pylori (Hp) và cách phòng ngừa

Vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP) là một trong những loại vi khuẩn có mức độ lây lan nhanh chóng, tỉ lệ lây lan cao. Đây là loại vi khuẩn như thế nào? Mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng ra sao? Dưới đây là một số trao đổi cũng như tư vấn của chuyên gia về vấn đề này.

Vi khuẩn Helicobacter Pylori (Hp) dạ dày là gì?
Vi khuẩn Helicobacter Pylori dạ dày là gì

Nội dung bài viết bao gồm:

Vi khuẩn Helicobacter Pylori dạ dày là gì?

Helicobacter Pylori (HP) là một trong những xoắn khuẩn hiếm hoi có thể tồn tại trong môi trường khắc nghiệt bên dưới lớp lót dạ dày. Vi khuẩn Helicobacter Pylori cũng nằm trong nhóm khuẩn gram (-) kỵ khí, có thể tồn tại trong môi trường thiếu oxy. Các chuyên gia thường gọi vi khuẩn này với tên tắt là H. pylori hoặc Hp. Helico trong Helicobacter Pylori có nghĩa là xoắn ốc, bản thân tên gọi này đã mô tả hình dạng vi khuẩn Hp có hình dạng xoắn ốc.

Lý do vi khuẩn Hp dạ dày có thể tồn tại được trong môi trường khắc nghiệt của dạ dày với tính acid cao là do cấu tạo xoắn đặc biệt của chúng. Nhờ hình dạng này, vi khuẩn Hp dạ dày dễ dàng xâm nhập vào bên dưới lớp lót dạ dày của bệnh nhân. Từ đó, chúng có thể tránh được sự tác động từ môi trường acid bên ngoài. Đồng thời, bản thân vi khuẩn Hp có thể điều chỉnh độ chua của môi trường xung quanh, giúp chúng có được môi trường thuận lợi để sống sót và thích nghi trong dạ dày.

Các tên gọi khác của vi khuẩn Helicobacter Pylori là:

  • Vi khuẩn Hp
  • Vi khuẩn H. pylori
  • Virus Hp
  • Virut (vi rút) Hp
Cấu tạo xoắn ốc giúp Vi khuẩn Helicobacter Pylori dễ xâm nhập vào niêm mạc dạ dày
Cấu tạo xoắn ốc giúp vi khuẩn H. pylori dễ xâm nhập vào niêm mạc dạ dày của bệnh nhân

Tỷ lệ nhiễm Vi khuẩn Helicobacter Pylori trong dạ dày

H.pylori là một trong những vi khuẩn phổ biến và thường gặp nhất trong hệ tiêu hóa người. Thống kê cho thấy có khoảng 60% dân số thế giới nhiễm loại vi khuẩn này. Nhóm khu vực các quốc gia phát triển như Bắc Mỹ, châu Âu có tỉ lệ nhiễm thấp so với mặt bằng chung, dao động từ 30 – 40% dân số. Những khu vực còn nghèo đói, điều kiện vệ sinh, y tế kém phát triển, đang có chiến tranh, dân số đông và dày đặc như Châu Phi, một số quốc gia Nam Mỹ, Nam Á,… có tỉ lệ nhiễm vi khuẩn H.pilory rất cao, lên đến 80 – 90 %. Riêng ở một số quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam, tỷ lệ này cũng rất cao, có lúc vượt ngưỡng 70% dân số quốc gia.

Vi khuẩn H. pylori là gì?
Tỉ lệ nhiễm vi khuẩn Hp dạ dày tại các khu vực trên thế giới. Việt Nam nằm ở nhóm các nước có tỉ lệ nhiễm vi khuẩn H. pylori cao (>70%)

Vì sao chúng ta nhiễm vi khuẩn H. pylori dạ dày

Tuy chỉ mới được phát hiện đầu năm 1982 bởi hai bác sĩ người Úc là Barry Marshall và Robin Warren nhưng vi khuẩn Hp đã có lịch sử tồn tại hàng ngàn năm cùng với sự phát triển của loài người. Đây là loại vi khuẩn lây lan từ người sang người với nhiều con đường lây truyền khác nhau, chính vì thế khả năng lây nhiễm của loại vi khuẩn này là rất đáng quan ngại.

Các chuyên gia cho rằng, vi khuẩn Hp dạ dày thường có 3 con đường lây lan chính là đường tay miệng, đường phân miệng, đường miệng miệng. Trung gian lây truyền thường là phân và nước bọt của bệnh nhân. Vi khuẩn Hp cũng có thể tồn tại tạm thời trong các loại thực phẩm, nguồn nước nếu không đảm bảo vệ sinh.

Để tìm hiểu rõ hơn về con đường lây nhiễm của loại vi khuẩn nguy hiểm này bạn có thể đọc lại bài vi khuẩn hp lây qua đường nào. Bài viết miêu tả chi tiết về cách thức lây nhiễm và phòng tránh vi khuẩn hp.

Tác hại của vi khuẩn HP

Mặc dù có đến 60% dân số thế giới bị nhiễm vi khuẩn Hp dạ dày nhưng may mắn là không phải bệnh nhân nào cũng gặp những tác hại của vi khuẩn Hp dạ dày. Theo bác sĩ Hoàng Lê Phúc, trưởng khoa tiêu hóa Bệnh viện Nhi Đồng 1, rất nhiều trường hợp bệnh nhân nhiễm vi khuẩn Hp nhưng không có triệu chứng. Điều này tùy thuộc vào chủng vi khuẩn Hp dạ dày nhiễm vào cơ thể có gây hại cho dạ dày hay không.

Vi khuẩn H.py;ori có thể gây ra nhiều ảnh hưởng cho sức khỏe dạ dày
Vi khuẩn H.pylori có thể gây ra nhiều ảnh hưởng cho sức khỏe dạ dày

Nếu là chủng vi khuẩn Hp có hại cho dạ dày, bạn có thể gặp phải một số vấn đề về sức khỏe như:

  • Nguy cơ viêm loét dạ dày, tỷ lệ viêm loét dạ dày do vi khuẩn Hp chiếm >10% trong tổng số trường hợp nhiễm.
  • Viêm teo dạ dày, xảy ra sau khi viêm loét dạ dày kéo dài, làm xơ các mô, gây teo niêm mạc dạ dày. Viêm teo dạ dày do vi khuẩn Hp thường chiếm tỉ lệ khoảng 5%.Dạ dày bị viêm teo do virut HpDạ dày bị viêm teo
  • Xuất huyết dạ dày, thường bắt đầu từ các vết viêm loét không được điều trị tích cực, dẫn đến lan rộng khu vực viêm loét và gây ra xuất huyết.
  • Nhiễm trùng ổ loét, niêm mạc bị viêm loét thời gian dài có thể gây viêm loét dạ dày. Tỉ lệ nhiễm trùng ổ loét khá thấp, chỉ chưa đến 1%.
  • Ung thư dạ dày do vi khuẩn Hp chiếm tỉ lệ rất thấp chỉ khoảng 1%. Tuy nhiên đây là bệnh lý rất nguy hiểm cho sức khỏe của bạn.
Vi khuẩn Helicobacter Pylori (Hp) có thể gây ung thư dạ dày
Ung thư dạ dày do Vi khuẩn Helicobacter Pylori (Hp)

Những đối tượng dễ nhiễm vi khuẩn H. pylori

Vi khuẩn Helicobacter Pylori dạ dày có con đường lây nhiễm rộng, hình thức lây nhiễm trực tiếp nên hầu hết độ tuổi đều có thể nhiễm vi khuẩn Hp dạ dày. Mặc dù vậy, các chuyên gia đã khảo sát và khoanh vùng một số nhóm bệnh nhân có nguy cơ nhiễm vi khuẩn Hp cao, bao gồm:

  • Người đang sống tại các quốc gia đang phát triển, điều kiện y tế, vệ sinh chưa thật sự tốt.
  • Sống cùng với người nhiễm vi khuẩn Hp.
  • Những khu vực mật độ dân cư đông đúc.
  • Cư dân tại những khu vực không được tiếp cận với nước sạch.
  • Trẻ em có nguy cơ nhiễm vi khuẩn Hp và các vi khuẩn đường ruột cao hơn so với người trưởng thành do chưa có ý thức vệ sinh cá nhân cũng như thường có thói quen đưa tay lên miệng.
Trẻ em cũng có thể nhiễm vi khuẩn H.pylori
Trẻ em cũng có thể nhiễm vi khuẩn H.pylori

Khi bị nhiễm vi khuẩn Hp phải làm sao?

Các xét nghiệm về hơi thở, phân, máu, nội soi,… có thể nhận biết bệnh nhân có nhiễm vi khuẩn Hp trong dạ dày hay không. Tùy theo chủng vi khuẩn Hp dạ dày có gây hại cho sức khỏe hay không và mức độ nguy hiểm mà bác sĩ có thể chỉ định các biện pháp can thiệp thích hợp. Nếu vi khuẩn Hp không gây ra ảnh hưởng sức khỏe, bác sĩ có thể không chỉ định điều trị vì không đem lại lợi ích điều trị. Những trường hợp nhiễm vi khuẩn Hp dạ dày có các vấn đề về tiêu hóa có thể được chỉ định can thiệp bằng các phác đồ điều trị vi khuẩn hp riêng biệt để tiêu diệt Hp cũng như làm lành các vết loét. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng có thể tư vấn một chế độ nghỉ ngơi, dinh dưỡng,… cho phù hợp.

Ngoài ra, bạn cũng nên lưu ý, vi khuẩn Hp dạ dày dễ lây lan cho các thành viên trong gia đình, chính vì thế, nếu gia đình có người bị nhiễm vi khuẩn Hp dạ dày, bạn cần chú ý theo dõi sức khỏe của các thành viên khác thường xuyên để kịp thời can thiệp nếu có dấu hiệu bất thường.

Vi khuẩn Helicobacter Pylori dạ dày là một trong những loại vi khuẩn đường tiêu hóa rất phổ biến. Người nhiễm vi khuẩn Hp dạ dày có thể gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe dạ dày. Để tránh những ảnh hưởng đến sức khỏe do vi khuẩn Hp dạ dày, bạn cần tích cực áp dụng các biện pháp vệ sinh cơ thể để tránh những ảnh hưởng không mong muốn. Chúc bạn có nhiều sức khỏe.

Có thể bạn quan tâm:

Cập nhật lúc 12:39 - 21/09/2021

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.