Trẻ em có bị nhiễm Hp không? Cách nhận biết

Vi khuẩn Hp là một loại vi trùng hình xoắn ốc gây ra viêm loét dạ dày tá tràng và một số chứng bệnh nguy hiểm về dạ dày khác. Thông thường chúng ta chỉ nghe đến lây nhiễm vi khuẩn Hp ở người lớn, vậy thì trẻ em có bị nhiễm hp không? Biết rõ điều này sẽ giúp trẻ phòng ngừa cũng như điều trị vi khuẩn Hp hiệu quả hơn.

Trẻ em có bị nhiễm Hp không?

Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Vân Hồng – Một trong những chuyên gia Tiêu hóa hàng đầu của Việt Nam, hiện đang công tác tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho hay: Hầu hết mọi người đều được tiếp xúc với các vi khuẩn từ thời ấu thơ, trong đó có vi khuẩn Hp. Chúng có thể ẩn chứa trong cơ thể người nhiều năm sau đó mới bùng phát và gây viêm loét.

Tại các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam, tỉ lệ trẻ em bị nhiễm vi khuẩn Hp lên đến 75%, đặc biệt là ở những nơi đông đúc, ô nhiễm, thiếu vệ sinh.

Trẻ em là đối tượng dễ bị lây nhiễm vi khuẩn Hp nhất vì ở trẻ có hệ miễn dịch yếu, đồng thời trẻ em luôn hiếu động, thích hoạt động, không quan tâm nhiều đến sức khỏe như người lớn, không biết cách tự bảo vệ sức khỏe của mình.

Trẻ em có bị nhiễm hp không

Trẻ em là đối tượng rất dễ bị nhiễm vi khuẩn Hp

Thông thường, nếu trẻ em tiếp xúc với nguồn bệnh thì rất dễ bị nhiễm bằng nhiều cách khác nhau, cụ thể như:

+ Trẻ ăn phải những thực phẩm không được làm sạch, không được nấu chín kĩ.

+ Uống nước bị nhiễm khuẩn, uống nhiều nước lạnh, nước đá.

+ Không rửa tay trước khi ăn, không vệ sinh cơ thể sạch sẽ.

+ Tiếp xúc nước bọt với người lớn bằng cách mớm đồ ăn, hôn, dùng chung đồ ăn hoặc bàn chải đánh răng.

Có rất nhiều trường hợp trẻ em mắc bệnh rồi tự khỏi sau một thời gian mà không cần phải điều trị gì cả. Nhưng cũng có một số trường hợp các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn nếu như không được can thiệp điều trị, cụ thể như: Tạo một lỗ thủng trong dạ dày; chảy máu trong dạ dày, tá tràng gây loét dạ dày tá tràng.

Vi khuẩn Hp có thể gây viêm nhẹ nhưng cũng có thể gây nhiễm trùng nặng. Nếu bị nhiễm trùng do Hp, dù đã khỏi bệnh nhưng nó cũng làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày về sau.

Cách nhận biết nhiễm vi khuẩn Hp ở trẻ em

Đối với trẻ em, nhiễm khuẩn Hp trong dạ dày rất khó phát hiện vì thường không có dấu hiệu đặc trưng. Theo các chuyên gia, vi khuẩn Hp ở trẻ em thường gây ra các bệnh về dạ dày như ở người lớn. Tuy nhiên, điểm khác biệt ở đây là trong Y khoa thế giới chưa ghi nhận vi khuẩn Hp gây ra ung thư dạ dày ở trẻ em. Những vấn đề thường gặp nhất ở trẻ khi nhiễm phải vi khuẩn Hp đó là gây u niêm mạc dạ dày, loét dạ dày tá tràng.

Các triệu chứng và cường độ của triệu chứng là khác nhau ở mỗi người, vì mỗi người có cơ địa khác nhau. Điểm chung duy nhất là đau bụng, thường kéo dài trong khoảng 2-3 giờ sau bữa ăn hoặc vào ban đêm.

Trẻ em rất dễ bị nhiễm vi khuẩn Hp

Khi bị nhiễm Hp trẻ thường có triệu chứng đau bụng, nôn ói

Ngoài ra, trẻ bị nhiễm vi khuẩn Hp còn có thể có những biểu hiện khác như:

  • Đầy hơi, ợ nóng khó chịu.
  • Buồn nôn, ói mửa.
  • Ăn mất ngon, kém ăn.
  • Sụt cân, suy nhược cơ thể.
  • Nôn ra máu hoặc phân đen, trường hợp này là do xuất huyết trong dạ dày hoặc tá tràng.
  • Tuy nhiên, có một số trẻ lại không có những biểu hiện gì đặc biệt mà chỉ có biểu hiện như xanh xao, mệt mỏi, thiếu máu không rõ nguyên nhân.

Những triệu chứng này nhìn chung không rõ ràng, dễ nhầm lẫn với các vấn đề ở hệ tiêu hóa khác. Các bậc cha mẹ nên đưa trẻ đến các trung tâm y tế chuyên khoa để được khám và chẩn đoán ngay nếu gặp các trường hợp sau:

  • Trẻ bị đau bụng dữ dội hoặc đau bụng lâu không dứt.
  • Khi ăn trẻ thường có cảm giác khó nuốt.
  • Khi đi ngoài phân có lẫn máu hoặc phân đen như hắc ín.
  • Nôn ra máu hoặc nôn ra dịch màu nâu, màu đen.

Ngoài việc thăm khám và điều trị nhiễm vi khuẩn Hp cho trẻ theo hướng dẫn của bác sĩ, các mẹ cần lưu ý: Nấu chín thức ăn, làm sạch thức ăn trước khi chế biến cho trẻ, nên cho trẻ uống nước đun sôi để nguội, tửa tay thường xuyên, tránh đến những nơi mất vệ sinh, ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để hỗ trợ quá tình điều trị nhanh khỏi bệnh hơn.

Việc xác định sớm và chính xác được những triệu chứng nhiễm vi khuẩn Hp ở trẻ sẽ giúp cho quá trình điều trị cũng như ngăn chặn những bệnh lý nguy hiểm có thể bùng phát một cách hiệu quả nhất. Chúc bé luôn khỏe mạnh!

→ BẠN CẦN BIẾT NHỮNG ĐIỀU NÀY:

Cập nhật lúc 00:18 - 12/09/2021

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.