Phác đồ điều trị vi khuẩn Hp kháng thuốc mới nhất

Khi bị nhiễm vi khuẩn Hp các bác sĩ thường chỉ định cho bệnh nhân dùng thuốc theo phác đồ điều trị để ngăn chặn tình trạng bệnh một cách hiệu quả. Tuy nhiên, do sử dụng thuốc không đúng liều, đúng cách nên thường xảy ra tình trạng kháng thuốc, bệnh không khỏi. Chính vì vậy, dưới đây là phác đồ điều trị vi khuẩn Hp kháng thuốc mới nhất bạn có thể tham khảo và biết rõ hơn.

Vi khuẩn Hp cũng như các loại vi khuẩn khác, chúng sẽ bị tiêu diệt bởi kháng sinh nhạy cảm. Tuy nhiên, nếu như kháng sinh sử dụng không đủ liều và đúng cách để tiêu diệt vi khuẩn thì vi khuẩn sẽ có những biến đổi để chống lại cơ chế tác dụng của kháng sinh đó. Vi khuẩn Hp sau khi đã biến đổi để vô hiệu hóa tác dụng của các loại kháng sinh trong phác đồ điều trị Hp thì gọi là vi khuẩn Hp kháng thuốc.

Làm thế nào nhận biết vi khuẩn Hp kháng thuốc

Áp dụng đúng phác đồ điều trị hp được bộ y tế ban hành sẽ loại trừ được vi khuẩn hp. Tuy nhiên việc sử dụng không đúng cách thuốc kháng sinh để điều trị vi khuẩn Hp, không theo chỉ dẫn của bác sĩ đang làm gia tăng tình trạng kháng thuốc khiến cho việc điều trị bằng thuốc trở nên khó khăn hơn. Nếu như vi khuẩn chỉ cần kháng lại một loại kháng sinh trong phác đồ điều trị thì đồng nghĩa với việc điều trị triệt để vi khuẩn Hp đã hoàn toàn thất bại. Để biết hiện tượng kháng thuốc của vi khuẩn Hp các bác sĩ thường áp dụng kháng sinh đồ để tìm ra loại kháng sinh bị kháng thuốc. Quy trình tiến hành nhận biết vi khuẩn Hp kháng thuốc như sau:

Nhận biết vi khuẩn Hp kháng thuốc
Nhận biết vi khuẩn Hp kháng thuốc bằng cách xét nghiệm

+ Nội soi dạ dày và lấy mảng sinh thiết dạ dày có chứa vi khuẩn Hp dạ dày.

+ Nuôi cấy vi khuẩn Hp trong mảng sinh thiết trong môi trường đặc biệt cho vi khuẩn phát triển.

+ Tiến hành thử tính nhạy cảm của các vi khuẩn Hp với các loại kháng sinh khác nhau để tìm ra vi khuẩn kháng lại kháng sinh nào.

+ Quá trình nuôi cấy vi khuẩn Hp vẫn phát triển được trong môi trường đã cấy kháng sinh thì chứng tỏ chúng đã kháng loại kháng sinh đó và không nên tiếp tục dùng thuốc kháng sinh đó trong phác đồ điều trị vi khuẩn Hp để điều trị bệnh.

Trên thực tế việc tìm ra kháng sinh kháng thuốc thường dựa trên kinh nghiệm điều trị và thăm khám của bác sĩ. Nếu sau thời gian dùng thuốc đúng liều lượng, đúng loại thuốc mà không thuyên giảm thì lúc này nghi ngờ khả năng kháng thuốc sẽ rất cao và phác đồ mới sẽ được tiến hành áp dụng trị bệnh.

Phác đồ điều trị vi khuẩn Hp kháng thuốc mới nhất

Sau khi đã kiểm tra và tìm ra loại kháng sinh bị nhạy cảm với vi khuẩn Hp thì cần tiến hành ngừng sử dụng phác đồ điều trị cũ lại ngay lập tức. Các bác sĩ sẽ áp dụng các thuốc kháng sinh khác thay thế dùng thay phác đồ cũ giúp điều trị Hp dạ dày để đem lại hiệu quả cao hơn.

Nếu như vi khuẩn Hp đã kháng thuốc tới hai lần thì không nên tiếp tục dùng phác đồ kháng sinh cũ mà nên tìm một phác đồ mới điều trị khỏi bệnh hoàn toàn.

Phác đồ điều trị vi khuẩn Hp kháng thuốc
Phác đồ điều trị vi khuẩn Hp kháng thuốc hiệu quả

∗ Bạn có thể xem xét các phác đồ dưới đây sau khi điều trị thất bại với phác đồ đầu tay:

– Đề kháng Clarithr0mycin, các fluoroquinolone và rifabutin có mối liên quan mạnh với việc bệnh nhân đã dùng các thuốc này trước đó.

– Đề kháng am0-xicillin và tetra-cycline là hiếm, ngay cả khi đã dùng trước đó.

– Tránh tái điều trị bằng phác đồ chứa clarithr-0mycin sau khi thất bại với clarithr-0mycin.

– Xem xét nghiệm dị ứng ở bệnh nhân có tiền sử dị ứng penicillin vì nhiều phác đồ có chứa am0-xicillin.

– Đối với hầu hết bệnh nhân, khuyến cáo điều trị trong q4 ngày với phác đồ 4 thuốc có bismuth hoặc phác đồ 3 thuốc có levofloxacin.

∗ Bệnh nhân có thể xem xét các điều dưới đây để cải thiện tỷ lệ diệt trừ vi khuẩn Hp.

  • Thêm bismuth vào phác đồ PAL.
  • Tăng liều clarithr-0mycin hoặc PPI nếu tái điều trị bằng phác đồ PBMT.

– Tránh dùng phác đồ PAL nếu điều trị thất bại trước đó có liên quan PAL, có thể xem xét các phác đồ sau:

+ Phác đồ 4 thuốc trong 10-14 ngày

+ Phác đồ 2 thuốc liều cao trong 14 ngày.

  • PPI: 0mepraz0le 20 mg BID hoặc một PPI thay thế ở liều tương đương.
  • Am0-xicillin 1000 mg TID hoặc 750 mg QID.

Phác đồ 3 thuốc có rifabutin:

  • Dành cho bệnh nhân điều trị thất bại nhiều lần, có thể trên 3 lần.
  • PPI: omep-raz0le 20 mg hoặc một PPI thay thế ở liều tương đương.
  • Am0-xicillin 1000 mg BID.
  • Rifabutin 150 mg BID

Tránh sử dụng các phác đồ phối hợp bất kỳ trong thời gian bất kỳ mà chưa có bằng chứng nào cho thấy hiệu quả.

Cách phòng tránh vi khuẩn Hp kháng thuốc

Nếu điều trị không đúng cách, không đúng liều lượng sẽ dẫn đến vi khuẩn Hp kháng thuốc, từ đó quá trình điều trị thêm mất thời gian và tốn kém. Chính vì vậy, để phòng tránh vi khuẩn Hp kháng thuốc, người bệnh cần lưu ý và thực hiện tốt những điểm sau đây:

Thăm khám để phòng ngừa bệnh hiệu quả
Thăm khám định kỳ để phòng ngừa mắc vi khuẩn Hp hiệu quả

+ Khi đi thăm khám cần trao đổi kỹ với bác sỹ điều trị về các thuốc đã và đang sử dụng, cho bác sỹ biết rõ về lịch sử điều trị bệnh lý dạ dày nhằm giúp bác sỹ đưa ra lựa chọn phác đồ điều trị phù hợp nhất với từng bệnh nhân.

+ Tuân thủ phác đồ điều trị chuẩn của bác sỹ, không được tự ý bỏ thuốc khi đang trong quá trình điều trị. Nếu nghi ngờ phác đồ tiêu diệt Hp không chính xác thì cần phải tham khảo ý kiến bác sỹ chuyên khoa tiêu hóa để được tư vấn thêm.

+ Đối với trường hợp là trẻ nhỏ, nếu trẻ không thể dùng thuốc, phải báo cho bác sỹ điều trị ngay để tìm các giải pháp khác thích hợp.

+ Khi trong gia đình có người bị bệnh do nhiễm khuẩn Hp thì cần phải điều trị triệt để, tránh lây nhiễm vi khuẩn Hp.

Trên đây là phác đồ điều trị vi khuẩn Hp kháng thuốc mới nhất và cách phòng tránh vi khuẩn Hp kháng thuốc một cách hiệu quả. Mọi người có thể tham khảo để hiểu rõ hơn và từ đó biết cách điều trị bệnh triệt để.

→ Bạn không nên bỏ qua những thông tin này:

Cập nhật lúc 00:18 - 12/09/2021

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.