Nhiễm nấm dạ dày có nguy hiểm không?

Nấm dạ dày là gì? Nhiễm nấm dạ dày có gây nguy hiểm gì hay không? Cách phòng tránh nhiễm nấm dạ dày là như thế nào? Nếu bạn chưa tìm được lời giải đáp cho những câu hỏi này và muốn tìm hiểu rõ hơn về bệnh nấm dạ dày, hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết ngay sau đây.

Nấm dạ dày là gì?

Nấm dạ dày là căn bệnh tương đối hiếm gặp, xảy ra khi dạ dày bị tấn công bởi một loại vi nấm có tên là Candida gây ra những tổn thương ở cơ quan này. Ngoài việc gây ra những tổn thương ở dạ dày, loại nấm này còn có khả năng xâm nhập vào các bộ phận lân cận gây ra các bệnh khác như nấm đường ruột, nấm thực quản…

Thông thường, nấm dạ dày sẽ không thể xâm nhập vào những người có hệ tiêu hoá khỏe mạnh, chúng chỉ có thể xâm nhập và phát triển trong những cơ thể có sức đề kháng yếu, người có hệ tiêu hóa bị suy yếu. Những đối tượng thường bị nhiễm Candida gồm:

  • Người già và trẻ nhỏ. Bởi những đối tượng này có hệ tiêu hóa yếu nên nấm dễ dàng tấn công và gây bệnh.
  • Những người mắc các bệnh tiểu đường, ung thư, bị HIV, AIDS… Vì khi bị các bệnh trên, sức đề kháng của những người này hầu như là không còn, hệ miễn dịch bị suy yếu chính là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn có hại trong đó có nấm Candida xâm nhập và gây hại.
Bệnh nấm dạ dày gây nguy hiểm cho người bệnh
Bệnh nấm dạ dày gây nguy hiểm cho người bệnh

Với đặc điểm khí hậu của nước ta là nóng và ẩm – đặc trưng cho nền khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, đã vô tình tạo điều kiện rất tốt cho các loại vi khuẩn và nấm tồn tại, phát triển mạnh khiến người dân dễ bị nhiễm bệnh.

Nhiễm nấm dạ dày có nguy hiểm không?

Những người mới bị nhiễm nấm dạ dày sẽ không cảm nhận được bất cứ dấu hiệu bất thường nào trong cơ thể, vì bệnh không bộc phát trực tiếp mà sẽ âm thầm gây ra những tác hại trong cơ thể. Đến một mức độ nào đó, bệnh bộc phát thì lúc này người bệnh đã bị nhiễm bệnh ở mức độ nặng gây khó khăn trong việc điều trị bệnh.

Tùy theo mức độ nhiễm bệnh mà những tổn thương nó gây ra cho người bệnh cũng khác nhau. Nếu bệnh đang ở mức độ khá nhẹ, người bệnh sẽ có những biểu hiện như buồn nôn và nôn, chướng bụng, đầy hơi, đau quặn vùng bụng nhất là sau khi ăn, người luôn luôn trong trạng thái mệt mỏi… Ở mức độ nặng hơn, nấm dạ dày có thể dẫn đến bệnh viêm đau dạ dày khiến cho tình trạng đau bụng của người bệnh trầm trọng hơn, những cơn đau có thể lan ra khắp vùng bụng. Tệ hơn nữa, nếu không được điều trị sớm thì người bị nhiễm nấm có thể bị thủng dạ dày, xuất huyết dạ dày, thâm, chí là ung thư dạ dày.

Ngoài ra, như đã được nhắc đến, nấm Candidan không chỉ tấn công và gây hại cho dạ dày mà chúng còn có khả năng xâm nhập và gây hại những bộ phận khác như khoang miệng, đường ruột, thực quản, gan, phổi… Từ những phân tích trên, chúng ta có thể khẳng định nấm dạ dày là căn bệnh nguy hiểm, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người bệnh. Vì thế, phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ giúp bạn có cơ hội lớn để chữa dứt điểm căn bệnh này.

Xử lí như thế nào khi bị nấm dạ dày?

Bởi đây là căn bệnh nguy hiểm, có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh nếu như không được điều trị sớm. Do đó, khi thấy cơ thể có những biểu hiện bất thường và nghi ngờ mình bị nhiễm nấm dạ dày, các bạn cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế để thăm khám và được các bác sĩ hướng dẫn cụ thể cách điều trị thích hợp, tránh những trường hợp không mong muốn có thể xảy ra.

Ngăn ngừa nguy cơ nhiễm nấm dạ dày bằng cách nào?

Nên sử dụng các loại thực phẩm sạch
Nên sử dụng các loại thực phẩm sạch

Cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe của chúng ta là thực hiện các biện pháp phòng chống, ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh. Đối với bệnh nấm dạ dày, để hạn chế nguy cơ bị nhiễm bệnh, bạn có thể áp dụng các biện pháp như sau:

+ Cần phải lựa chọn và sử dụng các loại thực phẩm sạch, an toàn. Thực hiện ăn chín uống sôi, không ăn các loại thức ăn tươi sống như các món gỏi, tiết canh… Vì ăn uống không đảm bảo vệ sinh chính là con đường tốt nhất để vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh.

+ Nên thường xuyên ăn các loại thực phẩm như tỏi, hạnh nhân, sữa chua… Bởi các loại thực phẩm này có tác dụng ngăn chặn sự tấn công và ức chế sự phát triển của các loại vi khuẩn trong cơ thể.

+ Không được lạm dụng thuốc, đặc biệt là các loại thuốc kháng sinh. Vì những loại thuốc này gây suy yếu hệ miễn dịch tự nhiên của cơ thể, khiến vi khuẩn dễ xâm nhập và gây bệnh.

+ Vì nấm Candida có thể lây nhiễm từ người này sang người khác, do đó bạn hạn chế tiếp xúc với những người mắc bệnh. Trường hợp trong gia đình có người bị bệnh, bạn cần phải chủ động thực hiện những biện pháp phòng ngừa cho mình và những người khác trong gia đình.

Nấm dạ dày là căn bệnh tuy hiếm gặp nhưng lại gây ra những ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe. Chính vì thế mà bạn cần thực hiện các biện pháp phòng chống phù hợp để giảm nguy cơ mắc bệnh cho mình. Cảm ơn các bạn đã quan tâm và theo dõi bài viết của chúng tôi!

Bài viết tham khảo

Cập nhật lúc 13:42 - 13/09/2021

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.