Nguyên nhân gây bệnh nấm dạ dày và cách điều trị

Nấm dạ dày là gì? Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh ra sao? Cách điều trị căn bệnh này như thế nào? Để giải đáp các câu hỏi này và để tìm hiểu rõ hơn về căn bệnh nấm dạ dày, hay chúng tôi theo dõi bài viết ngay sau đây.

1. Các thông tin cơ bản về bệnh nấm dạ dày

Chắc hẳn trong mỗi chúng ta đều đã được biết đến và có thể đã từng bị mắc các bệnh về dạ dày như đau dạ dày, viêm loét dạ dày, ung thư dạ dày… Tuy nhiên có một căn bệnh cũng nằm trong nhóm các bệnh lý về dạ dày nhưng không có nhiều người biết đến, thậm chí là rất xa lạ với một số người đó chính là bệnh nấm dạ dày. Nếu bạn tò mò và muốn tìm hiểu rõ hơn về căn bệnh này, hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu nhé!

Nấm dạ dày là gì?

Đây là một trong những bệnh lý về đường tiêu hóa, xảy ra khi dạ dày bị tổn thương bởi một loại vi nấm có tên là Candida gây ra. Loại nấm này khi xâm nhập vào cơ thể sẽ khiến các bệnh nhân bị rối loạn tiêu hóa ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe.

Không chỉ gây ra các bệnh về dạ dày mà loại nấm này còn có khả năng trú ngụ và xâm nhập đến các cơ quan khác trong cơ thể như khoang miệng, bộ phận sinh dục, thực quản, ruột gây bệnh nấm đường ruột, nấm thực quản… Chính vì vậy việc xác định được các nguyên nhân và triệu chứng gây bệnh chính là điều kiện để có thể phát hiện và điều trị sớm căn bệnh này.

Nguyên nhân - Triệu chứng gây bệnh nấm dạ dày
Nguyên nhân – Triệu chứng gây bệnh nấm dạ dày

Nguyên nhân gây bệnh nấm dạ dày

Bệnh nấm dạ dày thường do nhiều nguyên nhân gây ra, tuy nhiên nó thường chỉ xuất hiện ở những đối tượng có tình trạng sức khỏe như sau:

+ Người có hệ tiêu hóa không được khỏe mạnh, thường hay bị rối loạn tiêu hóa dễ mắc phải tình trạng nấm dạ dày.

+ Những người có sức đề kháng yếu như người bị HIV, ung thư, tiểu đường, AIDS… thường có nguy cơ mắc bệnh cao.

+ Vi nấm Candida có xu hướng tấn công vào đường tiêu hóa của những người lớn tuổi và trẻ nhỏ vì hệ tiêu hóa của những đối tượng này thường yếu hơn những đối tượng khác.

+ Những đối tượng có yếu tố sinh lý, nội tiết tố thất thường như phụ nữ mang thai cũng thường bị vi nấm Candia tấn công.

+ Sử dụng các loại thuốc thuộc nhóm thuốc có khả năng ức chế hệ miễn dịch của cơ thể hoặc nhóm thuốc corticoid khiến cho hệ miễn dịch tự nhiên trong cơ thể bị suy yếu, làm mất cân bằng sinh học trong cơ thể khiến nấm dễ phát triển gây bệnh.

Với đặc điểm khí hậu nước ta là nóng và ẩm cũng là một trong những yếu tố khiến cho nấm dễ phát triển và dễ dàng xâm nhập vào cơ thể người bệnh.

Triệu chứng của bệnh nấm dạ dày

Thông thường người bị nấm dạ dày sẽ không có bất cứ biểu hiện bất thường nào mà nó sẽ ủ bệnh. Đến một mức độ nào đó, bệnh bộc phát và tùy vào tình trạng và cơ địa khác nhau mà mức độ tổn thương cũng khác nhau. Cụ thể:

Ở cấp độ nhẹ, người bệnh sẽ có triệu chứng như:

  • Người bệnh thường bị đau bụng mỗi khi ăn xong, đồng thời người hay bị mệt mỏi.
  • Có cảm giác khó chịu, đầy hơi, chướng bụng.
  • Thường hay xuất hiện cảm giác buồn nôn và nôn.

Khi bệnh đã nặng, bệnh nhân sẽ có thể gặp phải các biến chứng như:

  • Làm hình thành ổ loét quanh dạ dày tá tràng, gây viêm đau.
  • Có thể gây thủng dạ dày.
  • Gây nguy cơ xuất huyết dạ dày ở vị trí bị tổn thương.

Như đã nói, nấm dạ dày là căn bệnh khó phát hiện ra tình trạng bệnh. Các triệu chứng của nó thường không phát triển ngay, đến khi bệnh bộc phát thì đã ở giai đoạn nặng vì thế thường gây khó khăn trong việc điều trị.

2. Cách điều trị bệnh nấm dạ dày

Với tiến bộ không ngừng của nền y học, hiện nay có khá nhiều cách điều trị căn bệnh này. Những biện pháp thường được sử dụng có thể kể đến là:

+ Sử dụng các loại thuốc chống nấm, chống viêm nhiễm cho các trường hợp bệnh đang nhẹ:

Dùng các loại thuốc kháng nấm, kháng viêm để điều trị bệnh nấm dạ dày
Dùng các loại thuốc kháng nấm, kháng viêm để điều trị bệnh nấm dạ dày

Cách đơn giản và nhanh nhất để điều trị căn bệnh này chính là sử dụng các loại thuốc chống nấm và viêm nhiễm. Hiện nay, có nhiều loại thuốc có tác dụng kháng viêm, diệt nấm. Có thể kể đến một số loại như sau:

  • Nhóm thuốc Nystatin. Các loại thuốc thường được sử dụng của nhóm này là Nystan, Mycostatin, Monoral.
  • Nhóm thuốc Frucytosin
  • Nhóm Biazol. Nhóm này bao gồm thuốc Miconazol, Econazol, Ketoconazol.
  • Nhóm thuốc Amphoterincin B

Những loại thuốc thuộc các nhóm thuốc kháng viêm, chống nấm thường mang lại tác dụng chữa bệnh nhanh và hiệu quả. Tuy nhiên chúng lại thường gây ra các tác dụng phụ như gây ảnh hưởng đến chức năng của các bộ phận như gan, thận, bị tróc vảy ngoài da… Do đó bạn tuyệt đối không được tự ý sử dụng mà phải đến gặp bác sĩ để được tư vấn để sử dụng cho đúng cách và an toàn.

+ Sử dụng các biện pháp sục rửa dạ dày để làm sạch vi nấm: 

Khi phát hiện bị nấm dạ dày, các bác sĩ có thể tiến hành sục rửa dạ dày cho bệnh nhân. Các bác sĩ sẽ cho bệnh nhân uống nước hoặc các loại thuốc đặc biệt, sau đó dùng các dụng cụ chuyên biệt để luồn sâu vào trong dạ dày bằng đường mũi hoặc đường miệng của người bệnh, rửa sạch dạ dày.

Tuy nhiên, phương  pháp thường gây ra những tình huống không mong muốn như sặc, bị viêm phổi, có thể gây ra tình trạng xuất huyết dạ dày nếu như không cẩn thận để các dụng cụ rửa thọc vào niêm mạc dạ dày. Vì thế, các bạn cũng nên lưu ý khi thực hiện biện pháp này để diệt vi nấm trong dạ dày.

+ Áp dụng các biện pháp điều trị xâm lấn để làm sạch vùng dạ dày thương tổn:

Để giúp làm giảm các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra và cũng là để loại bỏ tác nhân gây bệnh ra khỏi cơ thể. Các bác sĩ có thể sẽ áp dụng các phương pháp điều trị có tác dụng làm sạch vùng dạ dày bị tổn thương, ngăn chặn vết loét phát triển từ đó giúp bệnh nhanh lành.

3. Các biện pháp phòng chống bệnh nấm dạ dày

Bất cứ căn bệnh nào cũng vậy, dù nặng hay nhẹ thì nó vẫn gây ra những tác hại không tốt cho sức khỏe chúng ta. Vì thế, cách tốt nhất là bạn nên thực hiện các biện pháp phòng chống để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh cho bản thân, tự bảo vệ sức khỏe cho mình. Với bệnh nấm dạ dày, bạn có thể thực hiện các biện pháp để tránh nguy cơ mắc bệnh như sau:

+ Cần phải lưu ý đến việc ăn uống hàng ngày. Phải đảm bảo vệ sinh khi chế biến thức ăn và phải lựa chọn những thực phẩm an toàn, tránh bị nhiễm khuẩn.

+ Nên thường xuyên ăn tỏi, quả hạnh nhân và sữa chua. Những loại thức ăn này có tác dụng ức chế và ngăn ngừa sự xâm nhập cũng như là hoạt động của nấm trong đường tiêu hóa.

+ Không sử dụng nhiều các loại thuốc tây. Nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất cứ loại thuốc nào.

+ Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể.

+ Nấm có thể lây qua đường tình dục, theo đường phân đi ra ngoài… vì thế nếu có người thân trong gia đình bị bệnh, bạn nên chú ý để thực hiện các biện pháp phòng chống phù hợp.

Trên đây là các biện pháp ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh nấm dạ dày mà các bạn có thể tham khảo và áp dụng để ngừa bệnh cho bản thân. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết và chúc bạn luôn khỏe!

Có thể bạn muốn xem

Cập nhật lúc 13:42 - 13/09/2021

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.