Khó nuốt là dấu hiệu của bệnh gì? làm sao khắc phục?

Khó nuốt là triệu chứng mà rất nhiều người thường bỏ qua khi gặp phải. Vì lý do chủ quan, không đi thăm khám kịp thời có thể khiến cho bạn gặp phải nhiều vấn đề không mong muốn đối với sức khỏe của mình. Vậy khó nuốt là dấu hiệu của bệnh gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây.

Biểu hiện của chứng khó nuốt bạn cần biết

Hiện tượng khó nuốt thức ăn, khó nuốt nước uống thậm chí là khó nuốt nước bọt xuất hiện rất nhiều trong cuộc sống hàng ngày. Khi bị chứng bệnh này, bạn sẽ thường có những biểu hiện như sau:

  • Thường hay bị ho, nghẹn và cảm giác khó chịu ở cổ họng.
  • Quá trình tiết nước bọt tăng nhanh.
  • Khi ăn có cảm giác thức ăn vướng ở vùng cổ họng, phải cố gắng nuốt nó mới xuống.
  • Đôi khi thức ăn và nước uống còn có thể bị sặc lên mũi.
  • Nếu bệnh nặng, bạn có thể bị sưng phổi, đau ngực hoặc bị nhiễm trùng
Khó nuốt là dấu hiệu của nhiều bệnh nguy hiểm
Khó nuốt là dấu hiệu của nhiều bệnh nguy hiểm

Những triệu chứng này thường khiến cho người bệnh khó chịu, ăn uống không ngon gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người bệnh như gây tức ngực, mệt mỏi, sụt cân. Hơn thế nữa đây có thể là một trong những dấu hiệu của các loại bệnh nguy hiểm, vì thế khi thấy các dấu hiệu bất thường, bạn không được chủ quan mà cần phải đi khám ngay.

Chứng khó nuốt là dấu hiệu của bệnh gì?

Cổ họng của chúng ta là nơi giao giữa đường thức ăn và đường thở, các dây thần kinh tập trung ở đây cũng rất là phong phú. Do đó, khi bị mắc bệnh khó nuốt thì đây cũng có thể là một trong những dấu hiệu của các bệnh lý như:.

1. Bệnh Parkinson

Đây là một trong những bệnh lý về thần kinh, gây ra do những rối loạn chuyển động và phối hợp các vận động của cơ thể. Ngoài việc khiến người bệnh thay đổi nhận thức, bệnh còn ức chế những vận động hàng ngày của cơ thểm từ đó dẫn đến hiện tượng khó nuốt, khó nhai, tiêu hóa kém. Nếu chẳng may thức ăn lạc vào  đường thở thì chúng còn có thể gây ra viêm phổi, tắc nghẽn đường thở, suy dinh dưỡng.

2. Viêm thực quản

Những người bị viêm thực quản cũng có thể bị chứng khó nuốt. Do khi thực quản bị viêm, các mô của thực quản, ống cơ có chức năng vận chuyển thức ăn từ miệng đến dạ dày bị tổn thương gây nên đau đớn ở vùng cổ họng và ngực, ngoài ra chúng cũng gây ra tình trạng khó nuốt cho bệnh nhân.

Bệnh viêm thực quản có thể do nhiều nguyên nhân gây ra như bị nhiễm trùng, tác dụng phụ của các loại thuốc điều trị, dị ứng,…

3. Bị các dị tật ở thực quản

Ở một số người có thực quản không được phát triển bình thường, bên trong lớp niêm mạc xuất hiện các túi nhỏ. Khi thức ăn được đưa vào thực quản, chúng có xu hướng lọt vào trong các túi này. Tình trạng này kéo dài làm cho những túi này bị phình to ra rồi đè vào thực quản.

Chính vì lý do này sẽ khiến cho người bệnh cảm thấy khó nuốt, nuốt không thông nếu bệnh nặng còn thế gây chảy máu, thậm chí là thủng thực quản.

4. Ung thư thực quản

Khị bị chứng khó nuốt thì bạn có thể đã bị mắc một chứng bệnh nguy hiểm hơn cả là ung thư thực quản. Ở những giai đoạn đầu, bệnh chỉ có cảm giác đau họng, khó nuốt  thức ăn, đau tức ngực… Theo thời gian, bệnh nặng lên, những triệu chứng này sẽ theo đó mà xuất hiện thường xuyên hơn, dễ nhận biết hơn. Ban đầu người bệnh chỉ cảm thấy khó nuốt những thức ăn rắn khô, dần dần sẽ thấy khó nuốt luôn cả những thức ăn lỏng, nước uống.

Khó nuốt là dẫu hiệu chứng tỏ bạn đã bị ung thư thực quản
Khó nuốt là dấu hiệu chứng tỏ bạn đã bị ung thư thực quản

Nếu để bệnh chuyển sang giai đoạn cuối thì sẽ không còn cách nào chữa trị, người bệnh chỉ còn cách sống chung với bệnh mà thôi.  Chính vì thế mà khi có các triệu chứng bất thường nào đó, bạn cũng không được chủ quan mà cần phải đi thăm khám kịp thời.

5. Sa thực quản

Chứng khó nuốt cũng là một trong những triệu chứng của bệnh sa thực quản. Khi dạ dày và các nội tạng khác tại vùng bụng bị lọt qua lỗ thoát vị cơ hoành vào khoang bụng sẽ làm cho người bệnh vô cùng khó chịu. Lúc này người bệnh sẽ có cảm  giác đau, khó nuốt thức ăn hoặc nước uống, xuất huyết tiêu hóa… Ngoài ra, bệnh nhân sẽ cảm thấy những cơn đau lan từ vùng bụng trên ra phần lưng vai sau, những cơn đau này sẽ giảm khi bạn đứng nhưng lại tăng lên khi nằm.

6. Bị bệnh nhược cơ

Đây là chứng bệnh khá hiếm gặp, nhưng bất cứ ai dù trẻ nhỏ hay người già cũng có thể gặp phải tình trạng này. Bản chất của bệnh nhược cơ là chứng rối loạn tự miễn dịch thần kinh – cơ. Khi mắc bệnh, người bệnh sẽ có những biểu hiện như yếu cơ, các cơ trong có thể bị suy nhược nhanh chóng.

Tình trạng cơ bị suy nhược sẽ được cải thiện nếu như được nghỉ ngơi nhưng khi hoạt động nhiều thì bệnh sẽ nặng lên. Ở giai đoạn bệnh nặng những triệu chứng như khó nuốt, khó nhai, khó thở, chân tay yếu… sẽ làm cho người bệnh mệt mỏi, hạn chế vận động, người như không còn sức.

Cách khắc phục chứng khó nuốt

Như đã được đề cập đến, chứng khó nuốt có thể là biểu hiện của những bệnh nguy hiểm. Do đó, nếu thấy xuất hiện các triệu chứng bất thường, bạn nên đến những cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và được tư vấn cách điều trị cho hợp lý. Đồng thời bạn cũng phải thay đổi thói quen ăn uống của mình cho phù hợp. Nên ăn những loại thực phẩm được chế biến loãng như cháo loãng, súp. Phải ăn uống, ngủ nghỉ đúng giờ, có như vậy thì tình trạng bệnh mới nhanh chóng được chữa khỏi.

Trên đây là những thông tin mà chúng tôi cung cấp cho các bạn về sự nguy hiểm của chứng khó nuốt. Do chúng có thể là biểu hiện của một trong những chứng bệnh nghiêm trọng, vì thế để bảo vệ sức khỏe cho chính mình, bạn không được chủ quan mà cần phải tìm biện pháp xử lý sớm.

Có thể bạn muốn xem

Cập nhật lúc 10:20 - 13/09/2021

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.