Vi khuẩn Hp có gây thiếu máu, thiếu sắt không?

Vi khuẩn Hp dạ dày khi xâm nhập vào cơ thể người có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe. Một số nghiên cứu gần đây còn chỉ ra vi khuẩn Hp có những ảnh hưởng xấu đến máu của bệnh nhân. Vi khuẩn Hp có gây thiếu máu, thiếu sắt không? Chúng ta sẽ đi tìm câu trả lời bằng một vài thông tin dưới đây.

Vi khuẩn HP dạ dày và một số thông tin cần biết

Vi khuẩn Helicobacter pylori (HP) là loại vi khuẩn phát triển và tác động xấu tới lớp niêm mạc dạ dày gây ra các căn bệnh về đường tiêu hóa như đau dạ dày, viêm loét dạ dày. Đây là loại vi khuẩn duy nhất có khả năng tồn tại và phát triển ở môi trường acid đặc trong dạ dày. Nhờ có men Urease và lớp lông roi nên có thể tránh được những tác động của acid trong dạ dày, giúp chúng trú ngụ giữa lớp chất nhày và lớp niêm mạc dạ dày.

Tất cả mọi người ở mọi lứa tuổi đều có thể bị lây nhiễm vi khuẩn HP, tùy thuộc vào môi trường sống và điều kiện sống của bạn. Bạn cần phải tập thói quen ăn uống, vệ sinh sạch sẽ. Cần đặc biệt chú ý  giữ vệ sinh cho trẻ em, tránh tình trạng bị lây nhiễm vi khuẩn HP.

Vi khuẩn HP trong dạ dày
Vi khuẩn HP trong dạ dày

Khi bị nhiễm khuẩn, nếu như chưa gây viêm loét thì người bệnh sẽ không có cảm giác khó chịu nào. Tuy nhiên, khi đã bị loét người bị nhiễm vi khuẩn sẽ xuất hiện các triệu chứng như ợ nóng, ợ chua, đau vùng thượng vị, buồn nôn… Hiện nay có khoảng 1/2 dân số thế giới nhiễm loại vi khuẩn này. Khoảng 10% trong số bệnh nhân bị nhiễm gặp phải các vấn đề sức khỏe do vi khuẩn Hp gây ra. Những vấn đề phổ biến nhất mà vi khuẩn Hp gây ra cho bệnh nhân là tình trạng viêm loét dạ dày, tá tràng, xuất huyết dạ dày và nguy cơ biến chứng thành ung thư dạ dày.

Tuy nhiên một trong những vấn đề sức khỏe mới được phát hiện gần đây cho thấy, vi khuẩn Hp dạ dày còn gây ra tình trạng thiếu máu, thiếu sắt. Phổ biến nhất là thiếu máu, thiếu sắt ở trẻ nhỏ.

Vì sao vi khuẩn HP gây ra thiếu máu, thiếu sắt?

Trong máu của chúng ta luôn chứa một lượng sắt nhất định. Đây là thành phần dinh dưỡng rất cần thiết cho nhiều cơ quan trong cơ thể chúng ta hoạt động. Khi bị nhiễm vi khuẩn Hp dạ dày, quá trình này cũng bị ảnh hưởng nhất định. Bởi vì không chỉ có chúng ta cần sắt, các loại vi khuẩn cũng cần tiêu thụ một lượng sắt nhất định để tồn tại. Do đó, quá trình tạo sắt tự nhiên trong cơ thể ít nhiều cũng bị ảnh hưởng. Trẻ em là đối tượng dễ bị ảnh hưởng nhất do còn non yếu, sức đề kháng chưa đủ mạnh để chống lại những tác nhân xấu.

Thiếu máu do vi khuẩn HP
Thiếu máu do vi khuẩn HP

Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trong cơ thể luôn chứa một lượng sắt tương đối ổn định được lưu trữ trong trong các marker, tuy nhiên ở những trẻ bị nhiễm vi khuẩn HP, một loại marker là ferritin huyết thanh bị giảm xuống gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của trẻ.

Thiếu sắt do nhiễm vi khuẩn Hp đôi khi khó phát hiện bởi một số bệnh nhân không có các vấn đề về tiêu hóa do vi khuẩn Hp gây ra mà chỉ có các vấn đề về thiếu máu, thiếu sắt.

Ngăn ngừa thiếu máu, thiếu sắt do vi khuẩn Hp

Với đối tượng đã bị nhiễm bệnh, biện pháp ngăn ngừa thiếu máu, thiếu sắt hiệu quả nhất là sử dụng các phác đồ tiệt trừ H.pylori cho bệnh nhân, kết hợp với điều trị bằng kháng sinh. Tuy nhiên phác đồ tiêu diệt vi khuẩn HP bằng kháng sinh phải kết hợp hai loại với nhau mới phát huy tác dụng. Bên cạnh đó, người bệnh cần giữ thái độ lạc quan, tránh tình trạng căng thẳng kéo dài, tránh các đồ ăn cay, nóng… tránh tình trạng các bệnh về đường tiêu hóa như đau dạ dày, viêm loét dạ dày nặng lên.

Ở trẻ nhỏ, việc điều trị này khó khăn hơn vì chúng thường hay bị bệnh hô hấp nên uống thuốc để điều trị thường dẫn đến kháng thuốc ở vi khuẩn. Cũng cần phải chú ý đến các dấu hiệu bệnh trong cơ thể như mệt mỏi, chán ăn, thiếu máu, thiếu sắt không rõ nguyên nhân,… bệnh nhân nên nghĩ đến nguyên nhân do vi khuẩn Hp gây ra và có biện pháp điều trị phù hợp.

Với người chưa bị bệnh, để không bị lây nhiễm vi khuẩn HP dẫn đến thiếu sắt cần phải lưu ý một số vấn đề như sau:

  • Do vi khuẩn HP có khả năng lây nhiễm qua đường nước bọt rất cao, do đó không được sử dụng chung bất cứ vật dụng, đồ dùng vệ sinh cá nhân nào với người bệnh, không hôn trực tiếp, không sử dụng chung bát nước chấm… Nếu là người trong gia đình, trước khi sử dụng đồ dùng nào đó như bát đũa, cần phải tráng qua nước sôi để diệt khuẩn.
Vệ sinh tay sạch sẽ phòng vi khuẩn HP
Vệ sinh tay sạch sẽ phòng vi khuẩn HP
  • Vi khuẩn HP cũng có thể lây nhiễm qua đường phân – miệng, do vậy cần phải có thói quen vệ sinh sạch sẽ, rửa tay bằng xà phòng sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn.
  • Nếu như trong nhà có bé nhỏ thì người bệnh tuyệt đối không được nhai mớm cho bé, tránh tình trạng lây nhiễm trong gia đìn

Trên đây là những thông tin cơ bản về vi khuẩn HP. Hi vọng qua bài viết trên, bạn đọc sẽ nâng cao cảnh giác đối với loại vi khuẩn này cũng như chủ động phòng ngừa nhiễm vi khuẩn Hp. Chúc bạn có nhiều sức khỏe.

Tham khảo thêm:

Cập nhật lúc 00:17 - 12/09/2021

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.