5 Cách chữa đau tức vùng thượng vị giúp giảm đau nhanh chóng

Đau tức vùng thượng vị có phải là nguyên nhân khiến bạn cảm thấy khó chịu? Vậy hãy áp dụng nhanh các biện pháp chữa đau tức vùng thường vị sau đây, để xua tan cơn đau và xóa bỏ cảm giác khó chịu do bệnh gây ra ngay tức thì.

Nội dung bài viết bao gồm:

I. Tìm hiểu về chứng đau thượng vị

Bác sĩ Trần Kiều Miên (Khoa nội tiêu hóa Đại học Y dược TPHCM) cho biết: Theo mô hình học, thượng vị là thuật ngữ tham chiếu chỉ vùng nằm trên rốn (trên dạ dày) và dưới mũi xương ức. Vậy đau thượng vị dạ dày có nghĩa là gì?

Đau thượng vị dạ dày
Tìm hiểu chi tiết về bệnh đau thượng vị dạ dày

1/ Đau thượng vị dạ dày là gì?

Cũng theo sự giải thích của bác sĩ Kiều Miên: Đau thượng vị dạ dày là hiện tượng rối loạn đường tiêu hóa dẫn đến tình trạng đau nhức ở vùng thượng vị. Đây cũng được xem là bệnh lý khá phổ biến hiện nay và các triệu chứng của bệnh rất dễ nhầm lẫn với bệnh đau dạ dày.

2/ Nguyên nhân đau tức vùng thượng vị

Theo ý kiến của bác sĩ Miên, nguyên nhân gây đau tức thượng vị dạ dày thường rất đa dạng và khó xác định. Chính vì vậy, nếu không có kiến thức chuyên môn về lâm sàng y học, rất khó có thể xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên, các bạn cũng có thể xác định nguyên nhân gây đau thượng vị dạ dày qua các yếu tố sau đây.

#1. Trào ngược dạ dày thực quản

Đau thượng vị là một trong những triệu chứng dễ thấy nhất của bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Đây là căn bệnh xảy ra  khi acid hoặc thực phẩm chứa trong dạ dày được đẩy lên lại thực quản nhờ sự đóng mở của cơ vòng thực quản dưới. Sau thời gian dài quá trình này diễn ra gây trào ngược dạ dày thực quản (GERD).

Một số triệu chứng thường gặp của bệnh trào ngược dạ dày thực quản đó là:

  • Khó tiêu
  • Ợ nóng
  • Đắng miệng, đau nhức cổ họng
  • Ho khan hoặc ho liên tục

#2. Khó tiêu

Triệu chứng này thường xảy ra sau khi người bệnh dung nạp vào cơ thể một lượng lớn thức ăn. Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến bệnh đau tức vùng thượng vị. Khi bạn ăn bất kỳ loại thức ăn nào vào dạ dày, bắt buộc dạ dày điều tiết acid để tiêu hóa và hấp thu thức ăn. Điều này dẫn đến hiện tượng acid dạ dày tiết ra nhiều gây kích thích niêm mạc tiêu hóa và gây ảnh hưởng đến vùng thượng vị.

Triệu chứng của khó tiêu như:

  • Đầy vụng
  • Ợ hơi
  • Buồn nôn hoặc nôn

#3. Ăn quá nhiều thức ăn

Nguyên nhân đau thượng vị dạ dày
Ăn quá nhiều – Nguyên nhân gây đau thượng vị dạ dày

Theo các chuyên gia, dạ dày được đánh giá như một cơ quan tiêu hóa có tính linh hoạt cao. Điều này thể hiện ở chỗ, dạ dày có chức năng co giãn để chứa thức ăn. Tuy nhiên, việc ăn nhiều quá mức có thể khiến dạ dày giãn rộng vượt quá khả năng hoạt động bình thường của nó.

Chính vì điều đó, nó có thể gây áp lực lớn đến các cơ quan xung quanh, trong đó có thượng vị và gây đau tức. Đồng thời, ăn quá nhiều cũng là lý do trào ngược acid dạ dày và gây đau thượng vị.

#4. Không dung nạp lactose

Việc không dung nạp lactose cũng có thể là nguyên nhân gây đau tức thượng vị dạ dày. Thông thường, lactose thường chứa nhiều trong sữa và các chế phẩm từ sữa. Đó chính là lý do những người không có enzyme tiêu thụ lactose thường gặp vấn đề khó khăn trong việc chuyển hóa và có nguy cơ mắc phải bệnh đau thượng vị dạ dày cao hơn những người khác.

Một số triệu chứng thường gặp phải ở người không thể dung nạp lactose:

  • Đau dạ dày
  • Buồn nôn hoặc nôn
  • Tiêu chảy (thường xảy ra ở trẻ em)
  • Đầy bụng

#5. Sử dụng chất kích thích (rượu)

Uống một lượng rượu vừa phải không chỉ giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Tuy nhiên, nếu bạn lạm dụng chúng quá mức cho phép trong thời gian dài, chúng chính tác nhân gây hại cho dạ dày. Khi cơn đau dạ dày xảy ra sẽ kéo theo triệu chứng đau thượng vị dạ dày.

#6. Viêm dạ dày hoặc viêm dạ dày thực quản

Viêm dạ dày là viêm niêm mạc dạ dày và viêm thực quản là tình trạng viêm niêm mạc ống dẫn thực quản. Hai biểu hiện này có thể gây trào ngược dạ dày thực quản và gây đau thượng vị.

Triệu chứng của viêm dạ dày thực quản và viêm niêm mạc thực quản như:

  • Ho khan và liên tục
  • Nóng rát ở ngực
  • Khó nuốt
  • Buồn nôn

3/ Triệu chứng đau tức vùng thượng vị

Các triệu chứng có thể xảy ra trong quá trình đau thượng vị đó là:

  • Người bệnh thường xuyên cảm thấy cơn đau nhức ngay tại vùng thượng vị. Cơn đau tăng dần khi người bệnh đói hoặc ăn quá no. Bên cạnh đó,ợ hơi, ợ chua cũng là biểu hiện cơ thể muốn cảnh báo về bệnh đau thượng vị.
Triệu chứng đau thượng vị dạ dày
Cơn đau bụng xảy ra thường xuyên ngay tại vùng thượng vị
  • Ngoài ra, bệnh nhân cũng gặp phải các triệu chứng như đầy hơi, chướng bụng hoặc buồn nôn. Hơn thế nữa, một vài dấu hiệu do đau thường vị gây ra có triệu chứng giống như bệnh tim nhưng không phải do tim như hồi hộp, khó thở, tức ngực,…

4/ Biến chứng của đau thượng vị dạ dày

Thông thường, các trường hợp hiếm gặp như vùng thượng vị thường được cô lập và tình trạng bệnh ở mức độ nhẹ nên bệnh sẽ không gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu đau thượng vị dạ dày chuyển sang giai đoạn mãn tính có thể gây khó khăn trong việc điều trị và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống tổng thể của bạn. Lúc này, bệnh không đảm bảo sẽ không gây ra biến chứng nào nguy hiểm. Do đó, các bạn cần tiến hành thăm khám để điều trị bệnh kịp thời.

Một số biến chứng của đau thượng vị có thể xảy ra:

  • Đau dạ dày
  • Ưng thư dạ dày hoặc các cơ quan khác có liên quan đến đường tiêu hóa
  • Hẹp môn vị
  • Xuất huyết tiêu hóa
  • Thủng dạ dày hoặc tá tràng
  • Ung thư dạ dày
  • Nhồi máu cơ tim (bệnh này xảy ra do tình trạng đau tức ngực xảy ra thường xuyên)

II. Cách chữa đau thượng vị dạ dày và giảm đau nhanh

Đau tức thượng vị dạ dày thường có nhiều biểu hiện mơ hồ. Do đó, bên cạnh việc khám lâm sàng, bác sĩ sẽ thực hiện một số thủ thuật cũng như xét nghiệm kiểm tra cụ thể để xác định vị trí tổn thương và mức độ bệnh. Sau khi có kết quả chẩn đoán bệnh chính xác, bác sĩ sẽ quyết định phương án điều trị bệnh sao cho phù hợp với từng bệnh nhân. Dưới đây là các biện pháp can thiệp chữa đau thượng vị dạ dày, giúp bệnh nhân thoát khỏi các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra.

1/ Chữa đau thượng vị dạ dày bằng thuốc Tây

Nguyên nhân đau thượng vị quyết định hình thức điều trị sao cho phù hợp với từng bệnh nhân để mang lại kết quả điều trị bệnh cao. Nếu chẳng may bạn mắc phải bệnh đau thượng vị dạ dày do yếu tố ngoại khoa (rượu, chất kích thích,…) và bệnh đang ở mức độ nhẹ không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Lúc này, việc dùng thuốc là không cần thiết, cho nên bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên giúp bạn thay đổi phong cách sống cũng như điều chỉnh chế độ ăn hợp lý.

Điều trị đau thượng vị dạ dày bằng thuốc Tây
Chữa đau dạ thượng vị dạ dày bằng thuốc Tây giúp giảm đau nhanh chóng

Tuy nhiên, bệnh đang ở mức độ nặng và nguyên nhân gây bệnh là do yếu tố bệnh lý, một số thuốc chữa đau dạ dày được bác sĩ khuyến nghị trong phác đồ điều trị sau đây sẽ giúp bạn chữa đau thượng vị dạ dày hiệu quả.

#1. Thuốc kháng acid dạ dày

Mục đích của thuốc giúp trung hòa acid trong dạ dày, đồng thời, làm giảm điều tiết acid, cải thiện các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra. Mucosta, Rebamipid, Sucralfat và Mylanta,… đều là các loại thuốc không kê toa được sử dụng giảm acid, điều trị đau thượng vị dạ dày.

#2. Thuốc chẹn H2

Các loại thuốc này thường được kê toa giúp làm giảm và ngăn ngừa sự hình thành acid trong dạ dày vượt mức cho phép. Đồng thời, các loại thuốc chẹn H2 này còn có tác dụng ngăn chặn sự tác động của histamin vào niêm mạc dạ dày, bảo vệ chúng khỏi tổn thương và giảm nhanh các triệu chứng đau bụng vùng thượng vị do bệnh gây ra.

Một số loại thuốc chữa đau thượng vị dùng cho từng trường hợp bệnh khác nhau như

  • Zantac 75mg hay Pepcid AC được sử dụng điều trị đau thượng vị dạ dày khi bệnh xảy ra có kèm theo biểu hiên ợ nóng.
  • Subsalicylat Bismuth hay Loperamide giúp cải thiện bệnh đau thượng vị dạ dày có kèm theo triệu chứng tiêu chảy.
  • Thuốc Acetaminophen hay Tylenol và Clarythromycin,… thường dùng cho trường hợp đau dạ dày gây đau thượng vị đã kéo dài trong một thời gian.

→ Cảnh báo rủi ro:

Thuốc tây giúp giảm nhanh các triệu chứng do bệnh đau thượng vị dạ dày gây ra nhưng chúng cũng gây tác dụng phụ. Do đó, người bệnh không nên tự ý sử dụng mà cần tuân thủ theo ý kiến của bác sĩ chuyên môn.

2/ Điều trị đau thượng vị dạ dày bằng Đông y

Đau thượng vị dạ dày theo đông y còn gọi là tâm vị thống hoặc bệnh vị quản thống. Đây là biểu hiện do cơ thể có quá nhiều tà khí xâm nhập, khiến mất cân bằng âm dương trong cơ thể. Từ đó, sức đề kháng bị mất dần kéo theo cơ thể bị suy yếu và bệnh tật được sinh ra. Do đó, để chữa đau thượng vị dạ dày hiệu quả, người bệnh cần thực hiện theo nguyên tắc điều trị bệnh chung đó là điều hòa khí, ổn định và cân bằng âm dương.

Để làm được điều đó, đông y đã sử dụng các loại thảo mộc tự nhiên phối hợp với nhau tạo thành bài thuốc tác động trực tiếp vào can, kinh, phế và tỳ vị, giúp nâng cao sức đề kháng, loại bỏ khí độc xâm nhập và giúp bệnh đau thượng vị mau chóng phục hồi.

+ Bài thuốc đông y chữa đau dạ dày do căng thẳng

Nguyên liệu:

  • 12g Diên Hồ Sách
  • 20g Ô Dược
  • 12g Cam Thảo
  • 8g Sa Nhân
  • 20g Hương Phụ
  • 12g Trần bì (Vỏ quýt khô)

Cách làm

Đem tất cả các nguyên liệu đem sắc chung với 1500ml nước (Diên Hồ Sách cần đập dập). Sau khi nước thuốc sắc lại còn 150ml.

Cách dùng

Các bạn lọc lấy thuốc và chia thành 4 liều. Ban ngày uống 3 liều và liều còn lại uống vào ban đêm sau khi ăn cơm xong khoảng 30 phút.

Thuốc đông y chữa đau thượng vị dạ dày
Đông y chữa đau thượng vị dạ dày từ sâu bên trong giúp loại bỏ căn nguyên gây bệnh

+ Bài thuốc đông y trị đau thượng vị dạ dày do hỏa uất

Nguyên liệu

  • Thược Dược 20g
  • Chi Tử 20g
  • Trần Bì 10g
  • Thạch Bì 8g
  • Bối Mẫu 12g
  • Đan Bì 20g
  • Trạch Tả 16g

Cách thực hiện

Đem hoa thược dược đêm tẩm dấm và sao. Sau đó trộn tất cả các nguyên liệu lại và sắc chung với 1700ml nước sao cho thuốc đặc còn lại khoảng 250ml.

Cách dùng

Chia thuốc thành 5 liều và dùng 4 liều cho ban ngày và liều còn lại uống vào ban đêm trước khi đi ngủ 30 phút.

→ Lưu ý:

Thuốc có tác dụng chậm cho nên người bệnh cần kiên trì sử dụng trong thời gian dài. Ngoài ra, hiệu quả của thuốc còn phụ thuộc vào chất lượng thuốc, trình độ thăm khám và tay nghề bốc thuốc của các lương y. Vì vậy, để giảm thiểu gánh nặng cho dạ dày hoặc vùng thượng vị, các bạn nên chọn địa chỉ bốc thuốc uy tín.

3/ Bài thuốc chữa đau thượng vị từ dân gian

Áp dụng nhanh các cách chữa đau thượng vị dạ dày từ các bài thuốc thiên nhiên sau đây, vừa rẻ tiền lại mang lại hiệu quả khá bất ngờ.

#1. Chữa đau tức thượng vị bằng nghệ và mật ong

Nghệ và mật ong được chị em sử dụng như một nguyên liệu làm đẹp tự nhiên vô cùng hiệu quả. Tuy nhiên, không thể phủ định vai trò của chúng trong việc chữa bệnh, đặc biệt các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa, trong đó có bệnh đau thượng vị dạ dày.

Công dụng chữa đau thượng vị của nghệ được biết đến nhờ hoạt chất kháng khuẩn, chống viêm mang tên curcumin có chứa trong nghệ. Chúng giúp làm lành các vết viêm loét, trung hòa acid trong dạ dày khá hiệu quả. Không chỉ là bài thuốc dân gian, nghệ còn được giới y học hiện đại nghiên cứu và ứng dụng sản xuất điều trị đau dạ dày.

Bên cạnh đó, mật ong có tác dụng nuôi dưỡng và hỗ trợ các vết loét tự chữa lành và giảm điều tiết acid dịch vị trong dạ dày. Chính vì vậy, mật ong kết hợp với nghệ là giải pháp tự nhiên khá an toàn cho những ai chữa đau thượng vị dạ dày.

Nghệ và mật ong điều trị đau thượng vị dạ dày
Công thức chữa đau thượng vị dạ dày từ mật ong và nghệ

Nguyên liệu cần có:

  • Mật ong: 60gr
  • Tinh bột nghệ: 120gr
  • Lọ thủy tinh có nắp đậy: 1 lọ

Cách thực hiện như sau:

  • Các bạn chỉ cần cho tinh bột nghệ và mật ong đã chuẩn bị trộn đều vào nhau cho đồng nhất. (Có thể tiến hành làm nhiều hơn để dành dùng dần theo tỷ lệ nghệ và mật ong là 2 : 1).
  • Sau khi trộn xong bạn vo hỗn hợp này thành từng viên nhỏ, mỗi viên khoảng 5g.
  • Cuối cùng cho tất cả số thuốc đã làm được vào lọ thủy tinh và đậy nắp kín, bảo quản nơi khô ráo và thoáng mát.

Cách dùng: Mỗi khi cơn đau tức vùng thượng vị xuất hiện, các bạn chỉ cần ngậm một viên thuốc nghệ và mật ong, để thuốc tan từ từ trong miệng, đảm bảo cơn đau sẽ thuyên giảm sau đó. Ngoài cách này ra, bạn cũng có thể uống thuốc trước khi ăn sáng khoảng 30 phút.

#2. Chữa đau vùng thượng vị bằng chuối hột

Chắc hẳn chúng ta ai cũng biết đến chuối hột. Tuy nhiên, ít ai biết đến công dụng của chuối hột trong chữa đau thượng vị dạ dày. Theo kinh nghiệm dân gian, tất cả các bộ phận của chuối đều được xem như vị thuốc chữa bệnh. Và theo nhận định của đông y, chuối có vị đắng chát và tính ôn nên có tác dụng thoái nhiệt, giải độc, lợi tiểu, trị đau bụng và khả năng kháng khuẩn cao nên được dùng để điều trị đau vùng thượng vị.

Nguyên liệu:

  • Chuối hột xanh: 10 quả
  • Rau má:20g
  • Lá sen khô: 10g
  • Gạo lức:20g
  • Rau diếp cá: 15g
  • Đu đủ chín: 50g
  • Củ mài: 20g

Cách thực hiện như sau:

Công thức chế biến bài thuốc từ chuối hột chữa đau thượng vị dạ dày thật đơn giản. Các bạn đem tất cả các vị thuốc đã được chuẩn bị, rửa sạch cho vào ấm cùng với 1 lít nước lọc. Sau đó đun sôi cho đến khi cạn còn 300ml thì lọc lấy nước thuốc.

Cách dùng: Dùng nước thuốc chia đều ra uống trong ngày. Bạn chỉ cần uống trong 5 ngày, bệnh đau vùng thượng vị dạ dày sẽ có dấu hiệu thuyên giảm.

#3. Chữa đau thượng vị bằng nước ép bắp cải

Theo các chuyên gia Mỹ, trong bắp cải có chứa nhiều hoạt chất không chỉ có lợi cho sức khỏe mà còn giúp điều trị đau thượng vị dạ dày. Thành phần vitamin U và kali giàu có trong bắp cải giúp trung hòa acid dạ dày, đồng thời còn giúp các vết viêm loét trong dạ dày mau chóng lành lại. Do đó, các triệu chứng đau thượng vị sẽ được cải thiện sau khoảng thời gian dùng bắp cải.

Nước ép bắp cải trị đau thượng vị
Mẹo hay trị đau dạ dày bằng nước ép bắp cải không phải ai cũng biết

Cách thực hiện sau đây:

  • Bạn chỉ cần dùng 1kg bắp cải đem tách lá và rửa sạch.
  • Sau đó chần lá bắp cải qua nước sôi và ép nhuyễn (Thông thường 1kg lá bắp cải ép sẽ cho khoảng 500 – 700ml nước ép).
  • Sử dụng nước ép uống trong ngày sẽ giúp xoa dịu cơn đau nhanh chóng mà không gây tác dụng phụ.

Tham khảo thêm: Cách làm nước ép bắp cải chữa đau dạ dày tại nhà nhanh và ngon bổ

#4. Chữa đau bụng vùng thượng vị bằng cây bồ hoàng

Cây bồ hoàng hay còn gọi là cây cỏ nến, hường bồ,… và tên khoa học là Typha Angustata Bory Et Chaub. Theo đông y, cây bồ hoàng có vị ngọt và tính bình, chúng có nhiều công dụng khác nhau như trị rong kinh, trị thống kinh, đau nhức, mưng mủ, chấn thương,… và đặc biệt cây có tác dụng chữa đau nhức do đau thượng vị gây ra.

Cách thực hiện:

  • Sử dụng 20g cây chi tử cùng với 20g cây trạch hả đem phơi khô và 50g bồ hoàng tán mịn.
  • Sau đó, xay nhỏ các vị thuốc chung với nhau và cho vào ấm sắc.

Cách dùng: Các bạn chia đều thuốc ra uống 3 – 4 lần trong ngày và liệu điều trị uống khoảng 1 tháng mới mang lại kết quả điều trị cao.

#5. Chữa đau tức vùng thượng vị bằng tỏi sống

Nhiều người đã áp dụng bài thuốc dân gian chữa đau thượng vị bằng tỏi sống tưởng chừng “vô lí” nhưng hiệu quả mang lại khá bất ngờ. Các bạn cũng có thể áp dụng bài thuốc này để khắc phục và kiểm soát bệnh hiệu quả ngay tại nhà.

Sỡ dĩ tỏi có công dụng tuyệt vời trong việc điều trị đau thượng vị như vậy, bởi chúng có chứa hoạt chất alin. Đây được giới khoa học đánh giá là thuốc kháng sinh tự nhiên có tác dụng kháng khuẩn và chống viêm loét khá cao, giúp giảm đau hiệu quả.

Tỏi chữa đau thượng vị dạ dày
Bí quyết khỏi đau thượng vị dạ dày chỉ bằng vài tép tỏi sống mỗi ngày, bạn nên thử, hiệu quả thật bất ngờ.

Cách dùng: Các bạn chỉ cần mỗi ngày ăn 2 – 3 tép tỏi sống kèm trong bữa ăn, các triệu chứng do bệnh đau thượng vị gây ra sẽ tự động biến mất.

Lưu ý: Tỏi khá an toàn đối với tất cả mọi người, tuy nhiên, việc sử dụng tỏi quá nhiều hoặc ăn tỏi không đúng cách, không có khoa học cũng chính là cách khiến bệnh của bạn càng trở nên trầm trọng hơn. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng chỉ ra, trong tỏi có chứa hợp chất fructan. Chất này có thể gây ra một số vấn đề rắc rối về đường ruột như gây ợ nóng, ợ hơi,… Do đó, người bệnh cần ăn đúng cách và tránh lạm dụng.

4/ Chữa đau tức thượng vị dạ dày bằng món ăn

Với những người bệnh đau thượng vị dạ dày, việc cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng là một trong những điều cần thiết nên làm, giúp bệnh nhân hồi phục nhanh nhất có thể. Do đó, người bệnh có thể chữa đau tức thượng vị dạ dày thông qua các món ăn dân gian đơn giản nhưng lại vô cùng hiệu quả sau đây.

#1. Món ăn chữa đau bụng thượng vị bằng gà tiềm

Có thể nói gà ác tiềm thuốc bắc là món ăn dân gian mang lại công dụng bổ dưỡng tỳ vị khá hiệu quả. Gà ác ngoài tính bình, vị ngọt, giúp giải độc tố cho gan, thận, đồng thời giúp người bệnh đi vào giấc ngủ sâu hơn, giảm tình trạng căng thẳng. Bên cạnh đó, việc kết hợp với thuốc bắc không những giúp món ăn đậm đà hương vị, thơm ngon hơn mà còn mang lại kết quả tốt trong việc điều trị đau thượng vị tốt. Chỉ cần khéo léo và một chút ít thời gian, bạn có thể làm ngay món gà tiềm thuốc bắc ngon và bổ.

Nguyên liệu:

  • Gà ác đã làm sạch 800g
  • Thuốc Bắc: Nhân sâm Nhật Bản 5 củ, Táo đỏ 10 quả, y dĩ 5, Hoài sơn 10g, dừa xiêm 1 quả, Kỷ tử 5 quả, cốm nếp xanh 15g, sinh địa 10g, bạch quả 15g.
  • Gia vị cần có: Mật ong, tiêu và bột nêm.

Cách thực hiện:

Bước 1: Sơ chế

  • Thuốc Bắc các bạn đem ngâm nước cho nở rồi rửa lại sạch.
  • Gà ác các bạn ngâm một ít rượu để khử bớt mùi tanh.

Bước 2: Tiến hành chế biến

  • Các bạn cho gà ác vào một chiếc thố có kích thước cỡ trung, sao cho chứa vừa con gà.
  • Sau đó, cho cốm xanh và thuốc bắc xung quanh, bạch quả và nhân sâm cho vào sau cùng.
  • Tiếp đến, cho nước dừa vào và thêm nước cho ngập gà.
  • Hấp cách thủy gà trên ngọn lửa nhỏ để gà thấm đều gia vị và mềm thịt.

Cách dùng: Các bạn nên dùng khi gà còn nóng và không nên bỏ đi phần thuốc bắc, bởi chúng rất tốt cho sức khỏe.

#2. Chữa đau bụng thượng vị bằng tim heo tiềm

Tim heo tiềm không chỉ là món ăn dinh dưỡng cho những người vừa mới ốm dậy mà chúng còn giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể và hỗ trợ giúp giảm đau bụng vùng thượng vị dạ dày nhanh chóng.

Tim heo tiềm chữa đau thượng vị dạ dày
Tim heo tiềm thuốc bắc không chỉ giúp bồi bổ cơ thể mà còn mang lại công dụng điều trị đau thượng vị hiệu quả

Cách làm như sau:

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

  • Các bạn sử dụng 400g tim heo đem rửa sạch và thái miếng nhỏ vừa ăn.
  • Thuốc bắc 1 gói đem rửa sạch rồi cho vào ngâm với một ít rượu trắng, nước. Ngâm khoảng 1 tiếng và vớt ra để ráo nước.
  • Gừng và tỏi, ớt, rau sạch đã được thái nhỏ.

Bước 2: Thực hiện

Các bạn cho thuốc bắc vào nồi chưng khoảng 15 phút rồi sau đó cho tất cả các nguyên liệu còn lại và gia vị vào tiếp tục chưng cho đến khi tim heo chín và ngấm đều gia vị.

Cách dùng: Sử dụng khi còn nóng và thường xuyên áp dụng để cải thiện bệnh hiệu quả.

III. Nên làm gì khi bị đau bụng vùng thượng vị dạ dày

đau thượng vị thường gây đau nhức âm ỉ và khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, đặc biệt đối với những người trước đó chưa từng bị lần nào. Do đó, khi bị đau bụng vùng thượng vị:

Các bạn nên tạm dừng tất cả mọi hoạt động và nằm im, thở đều. Hành động này, giúp cơ thể và vùng thượng vị thư giãn, giảm cảm giác đau.

Tuyệt đối, bạn không nên hoạt động trong lúc này. Bởi càng vận động, cảm giác đau nhói càng trở nên nghiêm trọng hơn.

Ngoài ra, các bạn không nên ăn bất cứ thứ gì vào lúc này, khi hệ tiêu hóa đang nghỉ ngơi. Nếu bạn ăn, cơn đau có thể trở nên dữ dội hơn.

Ngoài các cách nên làm, để ứng phó với bệnh đau thượng vị dạ dày về lâu dài, tốt nhất các bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên môn để thăm khám và được hướng dẫn điều trị bệnh phù hợp.

Trên đây là các cách chữa đau thượng vị dạ dày, ngoài các cách điều trị nêu trên các bạn cũng nên tuân thủ chặt chẽ những yêu cầu mà bác sĩ đề ra. Đồng thời, kết hợp chế độ ăn hợp lý cũng như tập luyện thể thao thường xuyên để rút ngắn thời gian điều trị.

BT: Hạ Thiên

Có thể bạn quan tâm: Triệu chứng đau thượng vị dạ dày – Không nên xem thường

Cập nhật lúc 00:18 - 12/09/2021

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.