Bí kíp dùng cây xăng sê chữa đau dạ dày cho hiệu quả cực cao

Theo nghiên cứu khoa học, cây xăng sê có chứa chất chống oxy hóa và chất chống tăng sinh tế bào invitro. Ngoài ra, loài cây này còn có công dụng diệt vi khuẩn Hp, chính nhờ những tính chất này mà cây xăng sê giúp chữa đau dạ dày, viêm đại tràng rất hiệu quả. Hãy cùng tìm hiểu ngay bí kíp dùng cây xăng sê chữa đau dạ dày đơn giản dưới đây các bạn nhé!

Công dụng chữa đau dạ dày của cây xăng sê

Cây xăng sê có tên khoa học là Sanchezia speciosa Leonard, ngoài ra còn có nhiều tên gọi khác nhau như: Lá khôi đốm, lá ngũ sắc, thuộc lớp cỏ Tháp Bút, phân lớp Ngọc Lan, họ Ô Rô, thuộc chi Sanchezia Ruiz & Pav. Loại cây này phân bố chủ yếu ở các huyện miền núi Tây Giang – Quảng Nam, huyện Hòa Vang – Đà Nẵng, Chiêm Hóa, Na Hang.

Cây xăng sê thu hoạch sau khoảng 8 tháng – 1 năm trồng và chăm sóc. Loại cây này có dạng bụi sống lâu năm, chiều cao lên tới khoảng 2 – 3 m. Lá của cây xăng sê có nhiều gân trắng rất đẹp nên nhiều người thường trồng cây này để làm cảnh.

Cây xăng sê chữa đau dạ dày

Cây xăng sê có tác dụng chữa đau dạ dày

Ở nước ngoài cây Sanchezia speciosa Leonard đã có một số nghiên cứu như sau: Nghiên cứu về tác dụng chống oxy hóa và chống tăng sinh tế bào in vitro:

– Các nhà khoa học đã thử nghiệm tác dụng chống tăng sinh trên các dòng tế bào SK-MEL-5, MCF-7, HUVEC. Kết quả cho thấy, các hoạt chất trong cây xăng sê có hoạt động cao nhất trên tế bào MCF-7, vừa phải trên SK-MEL-5, thấp nhất là trên HUVEC và có sự chọn lọc tốt hơn so với thuốc tiêu chuẩn doxorubicin.

– Thử nghiệm tác dụng chống oxy hóa, thấy dịch chiết có khả năng chống oxy hóa tương tự quercetin.

Chính vì những lý do trên đây mà cây xăng sê được dùng để chữa các chứng bệnh đau dạ dày, viêm loét dạ dày tá tràng, viêm đại tràng. Ngoài ra, còn có tác dụng giải rượu rất tốt.

Hướng dẫn cách dùng cây xăng sê chữa đau dạ dày hiệu quả

Để sử dụng cây xăng sê chữa đau dạ dày, chúng ta có thể thực hiện theo 2 cách đơn giản sau đây:

1. Sử dụng lá xăng sê khô:

Chuẩn bị:

  • 40-60 gam lá xăng sê khô.
  • Nước sạch vừa đủ dùng.

Thực hiện như sau: Lá cây xăng sê khô đem rửa sạch, đun nước thật sôi rồi cho lá xăng sê vào sắc, cho sôi trong khoảng vài phút thì tắt bếp. Dùng nước này uống như nước trà hàng ngày.

Cây xăng sê chữa đau dạ dày đơn giản

Sắc lá cây xăng sê làm trà chữa bệnh đau dạ dày (Ảnh minh họa)

2. Sử dụng lá xăng sê tươi

Chuẩn bị:

  • 5-6 lá xăng sê tươi.
  • Muối hạt vừa đủ dùng.

Thực hiện như sau: Rửa sạch lá xăng sê tươi, để ráo nước, cho vào miệng nhai sống cùng với một chút muối. Thực hiện cách làm này khoảng 2-3 lần/ ngày và kiên trì trong một khoảng thời gian nhất định thì bệnh mới thuyên giảm.

Hai bài thuốc này có công dụng tiêu diệt vi khuẩn có hại cho dạ dày, làm giảm và ngăn chặn một số triệu chứng kèm theo khi đau dạ dày như rối loạn tiêu hóa, khó tiêu, ợ chua, đầy hơi, đau bụng.

→ Lưu ý: Hai cách chữa đau dạ dày bằng lá xăng sê trên đây vừa đơn giản vừa ít tốn kém nên được khá nhiều người lựa chọn, áp dụng. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng lá xăng sê chữa đau dạ dày, người bệnh cần lưu ý một số điều sau:

Cây xăng sê chữa đau dạ dày

Chú ý đến chế độ ăn uống cho người bệnh dạ dày

+ Hiệu quả cao hay thấp của các loại thảo dược khi điều trị bệnh còn phụ thuộc nhiều vào cơ địa và thời gian chữa bệnh của từng người.

+ Ngoài cách sử dụng thuốc chữa bệnh, người bệnh nên lưu ý đến chế độ ăn uống, sinh hoạt hằng ngày thì bệnh mới nhanh khỏi.

+ Mùi của lá xăng sê khi dùng khô hay dùng nước đều khá khó chịu nên không phải ai cũng thực hiện cách chữa đau dạ dày bằng cây xăng sê được. Khi sử dụng lá xăng sê chữa bệnh không nên quá lạm dụng.

+ Khi sử dụng thuốc chữa bệnh được một thời gian mà không thấy đỡ bệnh hoặc thậm chí nặng hơn thì người bệnh nên nhanh chóng đến bệnh viện để thăm khám và có biện pháp chữa trị kịp thời. Tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Trên đây là hướng dẫn cách dùng cây xăng sê chữa đau dạ dày và một số lưu ý khi thực hiện. Mọi người có thể tham khảo và áp dụng ngay tại nhà để nhanh chóng loại bỏ những triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra. Chúc mọi người sớm khỏi bệnh!

→ BẠN NÊN BIẾT NHỮNG ĐIỀU NÀY:

Cập nhật lúc 00:18 - 12/09/2021

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.