Mẹo dùng rượu tỏi chữa đau dạ dày đúng cách

Chữa đau dạ dày bằng tỏi là một trong những phương pháp dân gian đơn giản, hiệu quả được khá nhiều người tin tưởng và áp dụng. Theo các nhà khoa học chứng minh, tỏi là một dược phẩm có giá trị phòng chống bệnh rất tốt. Tỏi có thể can thiệp và phòng ngừa một số nhóm bệnh như thấp khớp, tim mạch, phế quản, trĩ, tiêu hóa, dạ dày. Dưới đây là hướng dẫn cách chữa đau dạ dày bằng tỏi đơn giản bạn có thể thực hiện ngay tại nhà.

Vì sao tỏi được dùng để chữa đau dạ dày hiệu quả?

Theo dược sĩ Võ Hùng Mạnh – Trưởng Khoa Dược Bệnh viện Y học dân tộc cổ truyền Bình Định cho hay: Tỏi có tên khoa học là Allium sativum L, thuộc họ hành tỏi Liliaceae. Trong củ tỏi có chứa thành phần iôt và tinh dầu, nhưng thành phần chủ yếu vẫn là Allicin, chất này có công dụng kháng khuẩn, kháng virut và kháng ký sinh trùng rất tốt, có thể tiêu diệt được cả vi khuẩn gây viêm loét da dày và chống viêm loét, giảm đau hiệu quả.

Tỏi có công dụng chữa đau dạ dày

Tỏi có công dụng chữa đau dạ dày hiệu quả

Các nghiên cứu phân tích cho thấy rằng, rượu tỏi ngâm có thể chữa được 4 nhóm bệnh cơ bản sau đây:

+ Các bệnh xương khớp như viêm đau khớp, vôi hóa các khớp, đau mỏi xương khớp.

+ Bệnh đường hô hấp như bệnh viêm họng, viêm phế quản, hen phế quản.

+ Bệnh tim mạch như tăng huyết áp, huyết áp thấp, xơ vữa động mạch.

+ Bệnh đường tiêu hóa như chứng ợ chua, ợ hơi, khó tiêu, đau dạ dày, viêm loét dạ dày – tá tràng.

Hướng dẫn cách dùng rượu tỏi chữa đau dạ dày đúng cách

Rượu tỏi không những có tác dụng điều trị bệnh đau dạ dày mà còn giúp tăng cường sức đề kháng, giúp cơ thể khỏe mạnh hơn. Bạn có thể áp dụng ngay cách chữa đau dạ dày bằng rượu tỏi đơn giản như sau:

Nguyên liệu chuẩn bị:

  • 40 gam tỏi khô, bạn nên mua 50 gam tỏi để khi bóc vỏ còn lại 40 gam vừa đủ dùng.
  • 100 ml rượu trắng 45 độ.
  • Bình thủy tinh kín, có nắp đậy.

Ngâm rượu tỏi chữa đau dạ dày

Chữa đau dạ dày bằng rượu tỏi hiệu quả

Thực hiện như sau: Lấy 40 gam tỏi vừa bóc vỏ đem thái nhỏ hoặc đập dập rồi bỏ vào bình ngâm với 100 ml rượu trắng, sau đó đậy kín nắp kín nắp, bảo quản nơi thoáng mát, thỉnh thoảng bạn nên lắc đều bình, ngâm trong khoảng 10 ngày là có thể dùng được. Lúc này, rượu sẽ có màu vàng nghệ.

Bạn nên lưu ý, trong quá trình ngâm rượu tỏi, phần tỏi bạn nên thái mỏng hoặc đập dập. Vì dưới sự tác động của phân hóa tố anilaza, chất aliin có trong tỏi sẽ biến thành allicin. Do đó, khi ngâm rượu thì tỏi nên cắt nhỏ hoặc càng đập dập thì hoạt tính càng cao và có tác dụng cao hơn. Để nguyên cả tép tỏi ngâm rượu sẽ ít có tác dụng hơn là làm nát.

Cách dùng: Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần chỉ nên uống khoảng 40 giọt, tương đương với một thìa cà phê. Tốt nhất nên uống vào buổi sáng trước khi ăn và buổi tối trước khi đi ngủ. Muốn có hiệu quả cao bạn cần phải thực hiện kiên trì cách làm này. Ngoài cách chữa đau dạ dày bằng rượu tỏi, bạn cũng có thể áp dụng thêm cách kết hợp tỏi và mật ong chữa đau dạ dày.

Một số lưu ý khi dùng tỏi chữa đau dạ dày bạn cần biết

Theo dược sĩ Mạnh, chữa đau dạ dày bằng tỏi là một phương pháp dân gian được khá nhiều người áp dụng. Tuy nhiên, tỏi là một vị thuốc có tính nóng nên cần phải lưu ý khi dùng. Đồng thời, để đạt hiệu quả cao trong quá trình chữa bệnh, người bệnh cần lưu ý đến chế độ ăn uống, sinh hoạt, cụ thể như sau:

+ Không nên ăn tỏi khi đang mắc các bệnh về mắt, vì tỏi có một thành phần gây kích thích màng nhầy và mô kết mạc của mắt. Nên những người thị lực yếu, đang mắc các bệnh về mắt được khuyến cáo nên hạn chế ăn tỏi.

Người bệnh đau dạ dày nên bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng

Người bệnh đau dạ dày nên ăn nhiều rau xanh

+ Không nên sử dụng tỏi với một số thực phẩm như thịt gà, trứng, cá trắm, thịt chó. Bởi vì, khi tỏi kết hợp với thịt gà sẽ dẫn tới kiết lỵ, ăn với trứng sẽ tạo thành chất độc, còn cá trắm nấu cùng tỏi khi ăn sẽ dễ dẫn tới tình trạng chướng bụng, tỏi ăn cùng thịt chó sẽ khiến bạn mắc chứng khó tiêu.

+ Không nên dùng tỏi khi đang đói bụng, bởi chất allicin có trong tỏi dễ khiến cho tính kháng sinh trong tỏi phát tác, dẫn đến nóng trong dạ dày, gây đau dạ dày.

+ Tỏi tuy tốt cho sức khỏe, phòng chống được nhiều bệnh tật, nhưng không nên ăn tỏi quá nhiều hoặc quá thường xuyên. Mỗi ngày chỉ nên dùng tối đa không quá 10g tỏi là đủ.

+ Tỏi cũng có thể gây dị ứng làm ngứa ngáy, nổi mẩn ở một số người có cơ địa mẫn cảm. Đối với người chuẩn bị phẫu thuật cũng không nên dùng tỏi, vì tỏi có khả năng làm thay đổi ảnh hưởng của các thuốc chống đông máu được dùng trong giải phẫu.

+ Trong quá trình điều trị bệnh đau dạ dày, người bệnh không nên ăn uống các thực phẩm lạnh, thức ăn nhiều gia vị, thức ăn cay, thực phẩm chứa cồn, chất kích thích, thức ăn có tính axit vì những thực phẩm này sẽ gây kích thích dạ dày và khiến cho bệnh ngày càng nghiêm trọng hơn.

+ Thay vào đó nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi để giúp tăng cường sức đề kháng, tuy nhiên không nên ăn nhiều các loại trái cây chứa nhiều vitamin C.

+ Hạn chế căng thẳng, stress, giữ cho cơ thể luôn cảm thấy vui vẻ, thoải mái sẽ giúp quá trình điều trị bệnh khả quan hơn.

+ Chú ý ăn uống đảm bảo vệ sinh, không nên ăn quá no hoặc quá đói, ăn đúng bữa, đúng giờ, đúng giấc, tuyệt đối không được bỏ bữa.

Đau dạ dày là một chứng bệnh về đường tiêu hóa khá phổ biến hiện nay, bệnh tuy không nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng người bệnh, nhưng nếu để lâu không được thăm khám và điều trị thì bệnh có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm như: Viêm dạ dày mãn tính, xuất huyết dạ dày, thủng dạ dày, ung thư dạ dày. Chính vì vậy, ngay khi thấy những triệu chứng của bệnh đau dạ dày, bạn nên nhanh chóng đi khám và có phương pháp điều trị kịp thời, tránh để xảy ra những hậu quả khôn lường.

→ Có thể bạn chưa biết:

Cập nhật lúc 00:18 - 12/09/2021

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.