Hướng dẫn chữa viêm loét dạ dày bằng 4 loại thảo dược quý. Viêm loét dạ dày thường gây ra cho người bệnh các cơn đau đớn dạ dày, nôn ói, chán ăn, sụt cân,…Học ngay cách chữa trị từ 1 trong 4 bài thuốc sau đây.
Chữa viêm loét dạ dày bằng 4 loại thảo dược quý
1. Chữa viêm loét dạ dày bằng cây Hoàng liên
Giới thiệu sơ về cây Hoàng liên
Cây Hoàng liên là cây sống nhiều năm, chiều cao trung bình 40cm, thân rễ phình thành củ dài. Lá cây mọc thẳng, có phiến hình 5 góc, gồm 3 lá chét. Hoa Hoàng liên nhỏ màu vàng lục, có quả dài chừng 8mm.
Công dụng chữa bệnh của cây Hoàng liên
Hoàng liên có vị đắng, tính hàn, tác dụng thanh nhiệt, tiêu độc, tiêu sưng, làm sáng mắt.
Các nghiên cứu của y học hiện đại cho thấy cây Hoàng liên có tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm, kiện vị, hỗ trợ tiêu hóa, chống viêm loét dạ dày tá tràng, giảm đau, hạ huyết áp, chống viêm, ngừa xơ vữa động mạch,…
Cách điều chế cây Hoàng liên chữa bệnh viêm loét dạ dày
+ Cho cây Hoàng liên vào chậu nước, rửa sạch (không nên ngâm trong nước quá lâu), vớt ra ủ mềm rồi phơi trong bóng râm cho khô.
+ Mỗi ngày dùng 1 nắm Hoàng liên khô nấu với 2 lít nước, uống thay trà.
2. Dùng nghệ chữa viêm loét dạ dày
Công dụng chữa bệnh của nghệ
Nghệ là loại thảo dược quý dùng để chữa bệnh từ xa xưa. Đến nay, y học hiện đại nghiên cứu thêm và phát hiện nghệ có khả năng chữa được các chứng đau dạ dày, viêm loét dạ dày, chữa lành vết thương, chống viêm, diệt khuẩn, sát trùng,….
Cách dùng nghệ chữa viêm loét dạ dày
+ Chuẩn bị 200g bột nghệ vàng và 300ml mật ong. Cho bột nghệ vàng vào tô rồi từ từ chế mật ong lên trên, vừa chế mật vừa lấy muôi khuấy, thấy hỗn hợp sệt thì ngưng lại.
+ Khuấy cho đều lên, vo viên nghệ mật ong thành các viên tròn nhỏ như hạt đậu xanh, phơi ở nơi thoáng mát cho khô (tránh ánh nắng mặt trời).
+ Bảo quản các viên nghệ mật ong trong hũ thủy tinh, cho vào ngăn mát tủ lạnh. Mỗi ngày ăn viên nghệ mật ong này vào sau 3 bữa ăn 20 phút (mỗi lần 3 viên). Liên tục trong 1-2 tháng là chữa được bệnh viêm loét dạ dày (hết thì làm thêm để ăn).
Y học đã chứng minh lá khôi tía có thành phần hóa học chính là tanin, có tác dụng trung hòa acid dư thừa trong dạ dày, giảm đau và làm lành các vết viêm loét dạ dày. Lá khôi có 2 loại là khôi trắng và khôi tía, thông thường người dân hay dùng lá khôi tía chữa bệnh.
Cách làm bài thuốc từ lá khôi tía
+ Chuẩn bị 80g lá khôi tía, 40g bồ công anh, 12g khổ sâm (dùng thảo dược khô). Xắt nhỏ các thảo dược này rồi nấu với 2 lít nước, uống thay trà mỗi ngày. Uống liên tục 1-2 tháng là chữa dứt bệnh viêm loét dạ dày.
+ Nên chuẩn bị các nguyên liệu này nhiều, phơi khô rồi dùng dần cho tiện.
4. Dùng cây Dạ cẩm
Công dụng chữa bệnh của cây Dạ cẩm
Cây Dạ cẩm được bà con khu vực miền Bắc, thuộc các tỉnh Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn,… rất ưa chuộng sử dụng để chữa bệnh viêm loét dạ dày. Theo các nghiên cứu thuốc Nam cũng cho thấy cây Dạ cẩm có tác dụng trung hòa acid dịch vị, giảm ợ chua, làm lành vết viêm loét.
Cách sử dụng cây Dạ cẩm
+ Dùng khoảng 20g ngọn Dạ cẩm khô nấu với 600ml nước, sôi thì cho vào ít đường, chia ra 3 lần uống trong ngày, uống trước 3 bữa ăn 20 phút.
+ Mỗi ngày đều uống bài thuốc này không chỉ chữa được bệnh viêm loét dạ dày mà còn giúp tinh thần thư giãn, thoải mái hơn.
Trên đó là 4 loại thảo dược có tác dụng chữa viêm loét dạ dày hiệu quả có sẵn trong tự nhiên được lưu truyền trong dân gian. Mong rằng 4 bài thuốc trên sẽ giúp bạn điều trị viêm loét dạ dày hiệu quả.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!