Các loại thuốc giúp trung hòa acid dạ dày bạn nên biết

Các loại thuốc giúp trung hòa acid dạ dày có thể kể đến như nhóm thuốc Antacid, thuốc kháng Histamin H2, nhóm thuốc ức chế bơm proton và nhóm thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày. 

Trong quá trình tiêu hóa thức ăn của cơ thể, để phân giải các loại thực phẩm đưa vào dạ dày thì acid là yếu tố không thể thiếu.. Tuy nhiên, khi acid dạ dày bị rối loạn kéo theo sự xuất hiện của những căn bệnh về dạ dày như viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày,… Lúc này, các nhóm thuốc trung hòa acid dạ dày sẽ rất cần cho sức khỏe của bạn. Dưới đây là các loại thuốc giúp trung hòa acid dạ dày mà bạn có thể tham khảo trước khi sử dụng.

1. Vì sao cần trung hòa acid trong dạ dày?

Trước khi tìm hiểu các loại thuốc, chúng ta cần phải hiểu rõ được acid dạ dày là gì và vì sao cần phải trung hòa nó.

Trong dạ dày của mỗi người đều tồn tại loại acid clohidric, đóng vai trò quan trọng trong việc trao đổi chất cho cơ thể. Nồng độ trung bình của nó trong dạ dày mỗi người dao động từ 0,0001 – 0,001 mol/l (tương ứng với độ pH là 4 – 3). Ngoài vai trò là chất xúc tác cho các phản ứng thủy phân như gluxit, protein… thành các chất đơn giản dễ hấp thụ thì loại acid này còn có chức năng hòa tan các muối khó tan.

Acid trong dạ dày đóng vai trò quan trọng đối với cơ thể
Acid trong dạ dày đóng vai trò quan trọng đối với cơ thể

Tuy là có vai trò quan trọng đối với cơ thể con người, nhưng khi dịch vị dạ dày có nồng độ acid clohidric cao hơn hoặc thấp hơn mức ổn định thì đều gây ra các tác hại xấu cho dạ dày. Cụ thể:

  • Nếu nồng độ acid nhỏ hơn mức ổn định 0,0001 mol/l (pH > 4,5) sẽ gây các triệu chứng đầy hơi, khó tiêu, nghiêm trọng hơn, nó tạo điều kiện cho các vi khuẩn có hại xâm nhập, làm tổn thương dạ dày có thể gây ra các chứng bệnh ung thư khi thiếu nồng độ acid trong dạ dày.
  • Nồng độ acid lớn hơn 0,001 mol/l (pH <4,5) lại gây ra các triệu chứng ợ chua, đắng miệng, buồn nôn, viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày… Nếu tình trạng dư thừa acid kéo dài sẽ dẫn đến tình trạng viêm loét tệ hơn là xuất huyết dạ dày.

Cũng bởi những lí do như vậy mà việc trung hòa acid trong dạ dày là rất cần thiết để bảo vệ cho sức khỏe. Sau đây chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn các nhóm thuốc trung hòa acid được sử dụng phổ biến hiện nay.

2. Các nhóm thuốc trung hòa acid dạ dày

♦ Nhóm thuốc Antacid

Đây là tên gọi dùng để chỉ các loại thuốc có tính bazơ nhẹ, có khả năng tạo tủa dạng gel và trung hòa acid khi tiếp xúc với acid trong dạ dày. Một số muối hydroxyd là hoạt chất chính trong các loại thuốc thuộc nhóm thuốc này. Các loại thuốc thường được sử dụng trong điều trị như magie hydroxyd và nhôm hydroxyd.

Nhóm thuốc Antacid giúp trung hòa acid trong dạ dày
Nhóm thuốc Antacid giúp trung hòa acid trong dạ dày
  • Nhôm Hydroxyd

Là hoạt chất không mùi, có dạng bột màu trắng và không thể định hình được khi lắc sẽ tạo ra dung dịch keo và có thể tan trong dung dịch kiềm và acid loãng.

Khi sử dụng, nhóm thuốc này có tác dụng ức chế hoạt động của vi khuẩn HP. Dựa trên cơ chế kết tủa không gian AICI3, giúp trung hòa dịch vị acid trong dạ dày. Thêm nữa, các antacid còn có tác dụng làm ức chế hoạt tính pepsin do có khả năng làm tăng độ pH trong dịch vị.

Nhôm hydroxyd được sử dụng trong các trường hợp như điều trị đau rát thực quản, người bị viêm loét dạ dày tá tràng, giúp các bệnh nhân giảm các triệu chứng ợ nóng, ợ chua. Không dùng nhóm thuốc này cho người bị suy thận nặng, người quá mẫn cảm với AICI3 và những người bị giảm phosphor trong máu.

  • Magie Hydroxyd

Nhóm thuốc này có dạng bột trắng, vô định hình giống như nhôm Hydroxyd. Đặc tính của nó là tan trong các acid loãng, không tan trong nước. Nó có tác dụng là trung hòa nồng độ acid trong dạ dày nhưng không làm ảnh hưởng đến quá trình tiết acid dạ dày.

Cũng giống như nhóm nhôm Hydroxyd, nhóm thuốc này dùng để điều trị cho bệnh nhân bị viêm loét dạ dày tá tràng, người có dấu hiệu do thừa acid như ợ nóng, ợ chua, đau rát thực quản, bụng khó tiêu… Không dùng cho người bị suy thận và đặc biệt là không được sử dụng cho trẻ em.

♦ Nhóm thuốc ức chế bơm proton

Nhóm thuốc ức chế bơm proton giúp trung hòa acid trong dạ dày
Nhóm thuốc ức chế bơm proton giúp trung hòa acid trong dạ dày

Các nhóm thuốc ức chế bơm proton sẽ giúp ngăn chặn tình trạng dư thừa acid dạ dày và giúp hỗ trợ cải thiện và chữa lành các mô bị tổn thương ở dạ dày – thực quản. Các loại thuốc ức chế bơm proton thường được sử dụng trong điều trị gồm có:

  • Thuốc Esomeprazole

Đây là loại thuốc nằm trong nhóm thuốc ức chế bơm proton có tác dụng làm giảm lượng axit dư thừa được sản sinh trong dạ dày, hỗ trợ làm lành các tổn thương trên bề mặt niêm mạc dạ dày.

  • Thuốc Omeprazole

Là thuốc dùng để điều trị các rối loạn về dạ dày và thực quản. Cơ chế hoạt động của nó là làm giảm lượng axit do dạ dày tiết ra, qua đó sẽ giảm được các triệu chứng như ợ nóng, khó nuốt, ho dai dẳng, chữa lành tổn thương dạ dày và thực quản do axit, ngăn ngừa các vết loét giúp ngăn ngừa ung thư thực quản.

Ngoài ra còn có một số loại thuốc khác cũng thường được sử dụng như Rabeprazole, Lansoprazole, Pantoprazole…

♦ Nhóm thuốc kháng Histamin H2

Những nhóm thuốc kháng Histamin H2 được biết đến với tác dụng kháng thụ thể histamin được tiết ra trong dạ dày. Nó được phân thành H1, H2, H3 trong đó H2 được biết đến với cơ chế hoạt động bằng cách tác động trực tiếp đến quá trình sản xuất acid dạ dày và kìm hãm chúng lại, qua đó giúp nồng độ acid dạ dày được trung hòa dần. Sử dụng các nhóm thuốc kháng thụ thể H2 đem lại nhiều lợi ích đối với bệnh nhân bị trào ngược dạ dày thực quản nhẹ.

Các loại thuốc kháng thụ thể H2 thường được chỉ định trong điều trị như:

  • Thuốc Cimetidin 

Đây là loại thuốc dùng để điều trị các bệnh về dạ dày và được ruột, đồng thời ngăn ngừa chúng tái phát sau khi lành bệnh. Cơ chế hoạt động của nó là làm giảm nồng độ acid trong dạ dày.

Khi sử dụng bạn chú ý cần tuân thủ đúng liều lượng và thời gian như trong đơn thuốc mà bác sĩ đã kê và phải tìm hiểu kỹ về loại thuốc này.

Thuốc giúp trung hòa acid dạ dày
Thuốc giúp trung hòa acid dạ dày
  • Thuốc Ranitidin

Là loại thuốc ức chế cạnh tranh với Histamin, làm giảm tiết acid trong dạ dày. Ranitidin là một trong bốn loại thuốc đối kháng thụ thể H2, có khả năng làm giảm đến 90% lượng acid dịch vị được tiết ra chỉ sau một liều sử dụng. Thuốc được sử dụng để điều trị viêm loét dạ dày tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản… Nhưng cần phải thận trọng khi sử dụng loại thuốc này cho người suy thận, suy gan, người có bệnh tim và những người có nguy cơ bị chậm nhịp tim, người đang mang bầu và cho con bú…

♦ Nhóm thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày

Nhóm thuốc này có tác dụng tăng cường hàng rào bảo vệ niêm mạc dạ dày, ngăn ngừa tác động của acid và pepsin lên acid dạ dày. Mặc dù có nhiều loại thuốc khác nhau nhưng chúng đều có chung cơ chế tác động là kích thích sự phát triển của lớp biểu mô bề mặt của dạ dày, kích thích tiết chất nhầy, làm tăng tưới máu cho lớp niêm mạc… Một số loại thuốc thường dùng là  Misoprostol, Rebamipide,…

3. Một số lưu ý khi sử dụng các loại thuốc trung hòa acid dạ dày

Các loại thuốc Tây giúp trung hòa acid trong dạ dày có ưu điểm dễ thấy là có tác dụng nhanh chóng, được sản xuất ở dạng bột, viên nang hoặc viên nén nên nhỏ gọn do đó dễ dàng khi mang theo bên mình. Tuy nhiên các bạn cũng nên chú ý tới các tác dụng phụ của nó trong khi sử dụng:

Thuốc trung hòa acid gây nhiều tác dụng phụ
Thuốc trung hòa acid gây nhiều tác dụng phụ
  • Với nhóm thuốc Antacid, khi sử dụng loại thuốc nhôm Hydroxyd có thể gây ra táo bón, gây tình trạng loãng xương và sẽ bị tiêu chảy thẩm thấu với trường hợp sử dụng thuốc nhóm Magie Hydroxyd.
  • Sử dụng nhóm thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày sẽ gây ra tình trạng buồn nôn, rối loạn tiêu hóa nhẹ.
  • Nhóm thuốc ức chế bơm Proton có thể sẽ gây ra tình trạng đau đầu, rối loạn tiêu hóa nhẹ, nổi phát ban gây ngứa ngáy hoặc là suy giảm chức năng gan, tụy cho người dùng.

Bên cạnh đó các bạn phải đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và chống chỉ định của thuốc, phải tuân theo các hướng dẫn của bác sĩ để dùng thuốc có hiệu quả. Ngoài sử dụng thuốc, bạn cần phải thay đổi chế độ ăn, ngủ, nghỉ cho hợp lý, giữ tinh thần luôn thoải mái, thường xuyên tập luyện thể dục thể thao để tăng cường sức đề kháng cho mình.

Thuốc giúp trung hòa acid dạ dày TỐT NHẤT từ YHCT

Tùy thuộc tình trạng đau và mức độ tổn thương bên trong dạ dày của mỗi người mà khi thăm khám bác sĩ sẽ có chỉ định cách xử lý riêng, kể cả Tây y và Đông y đều có phác đồ riêng để giải quyết các bệnh lý dạ dày. Tuy nhiên, mỗi phương pháp đều có những ưu nhược điểm riêng. Cụ thể hơn, với Tây y thì nguyên lý điều trị chủ yếu dùng kháng sinh, giảm đau để ngăn chặn triệu chứng, cơn đau dạ dày cấp tốc giảm nhanh nhưng hiệu quả không bền vững, bệnh dễ tái phát.

Ngược lại, Đông y thường sẽ chú trọng cả việc làm lành vết viêm loét từ bên trong, trung hoà axit dịch vị dạ dày, tăng cường sức đề kháng nhằm phục hồi và tăng tăng sự bảo vệ dạ dày trước mọi tác nhân gây hại.

Thành phần của các bài thuốc Đông y đều từ thiên nhiên lành tính, dược tính tự nhiên nên có thể sử dụng an toàn với nhiều đối tượng. Khi so sánh 2 phương pháp có thể thấy Đông y là cách chữa toàn diện hơn, nhiều người bệnh có thể an lựa chọn hơn vì vừa đảm bảo AN TOÀN, vừa đem lại hiệu quả TRIỆT ĐỂ hơn, ít gây ra vấn đề tác dụng phụ và được chỉ định đa dạng đối tượng. 

Hiện nay, khi nhắc về bài thuốc thảo dược Đông y đặc trị bệnh dạ dày, thì không thể không nhắc đến Sơ can Bình vị tán (đã có thế hệ 2), được nghiên cứu bởi đội ngũ chuyên gia, bác sĩ tại Trung tâm Thuốc dân tộc. Trước khi đưa vào ứng dụng điều trị thực tế, Sơ can Bình vị tán được đánh giá là KHOA HỌC, HIỆU QUẢ hơn nhiều vì có cơ chế tác động rõ ràng, mục đích xử lý bệnh chuyên sâu với lộ trình điều trị nhanh gọn.

Thông tin 4 chế phẩm SƠ CAN BÌNH VỊ TÁN
Thông tin 4 chế phẩm SƠ CAN BÌNH VỊ TÁN

Bài thuốc bao gồm nhiều chế phẩm chuyên biệt, tùy theo tình trạng mà bệnh nhân được chỉ định liệu trình kết hợp từ 2 đến 3 chế phẩm. 

Bài thuốc thế hệ 2 có nhiều thành phần biệt dược có dược tính cao hơn như Củ gà ấp, Lá khôi tía, Dạ cẩm đỏ,… Thảo dược lại được chiết tách tinh chất nên tỷ lệ thẩm thấu cao, giúp GIẢM ĐAU – TIÊU VIÊM – KHÁNG KHUẨN – SE LÀNH các thương tổn. Do đó, khi sử dụng theo đúng chỉ định có thể hiệu quả ngay sau 7 đến 10 ngày sử dụng. 

Bên cạnh đó việc sử dụng nhiều chế phẩm sẽ tăng cường tấn công, gia tăng bảo vệ, kiểm soát tình trạng tiết dịch vị axit dạ dày.

Từ đó không chỉ giúp khắc phục nhanh triệu chứng mà còn chữa khỏi các bệnh lý dạ dày (viêm dạ dày, viêm hang vị, HP dương tính, trào ngược,…) mà còn loại bỏ tác nhân gây ra cơn đau do dư thừa axit dạ dày.

Chính vì vậy, khi bệnh nhân tuân thủ theo đúng chỉ định sử dụng Sơ can Bình vị tán của bác sĩ, bệnh nhân có thể cải thiện bệnh, trung hòa axit dạ dày ngay từ những ngày đầu dùng. Đồng thời, sau 30 đến 45 ngày bệnh đã có thể khỏi hoàn toàn, cơn đau dạ dày không bị tái phát. 

Ưu điểm khi chữa trào ngược dạ dày bằng Sơ can Bình vị tán
Ưu điểm khi chữa trào ngược dạ dày bằng Sơ can Bình vị tán

Chất lượng, hiệu quả của Sơ can Bình vị tán đã được đông đảo bệnh nhân bệnh nhân kiểm chứng, trong đó bao gồm cả giới nghệ sĩ nổi tiếng như NS Trần Nhượng, Thu Hà, Chiến Thắng.

NS nổi tiếng phản hồi về Sơ can Bình vị tán
NS nổi tiếng phản hồi về Sơ can Bình vị tán
Bệnh nhân phản hồi tích cực về bài thuốc
Bệnh nhân phản hồi tích cực về bài thuốc

Hàng ngàn trường hợp đau dạ dày do vấn đề về axit dạ dày được chữa khỏi mỗi năm, không tác dụng phụ (đạt tỷ lệ 86,8% – cao hơn rất nhiều so với các bài thuốc khác). Chính vì vậy, Sơ can Bình vị tán luôn được nhiều báo chí, truyền hình đưa tin. Tiêu biểu như báo VTV, VTC hay chương trình VTV2 Vì sức khỏe người Việt.

Phóng sự đánh giá: Sơ can Bình vị tán có tốt không? Phản hồi từ người bệnh

Nếu cơn đau dạ dày thường xuyên tái phát do thừa axit dạ dày hoặc vì các vấn đề khác mà chưa tìm được phương pháp, người bệnh hãy liên hệ ngay đến Trung tâm Thuốc dân tộc để nhận tư vấn, hướng dẫn liệu trình Sơ can Bình vị tán phù hợp nhất. 

Trên đây là một số thông tin về các loại thuốc có thể sử dụng để trung hòa acid trong dạ dày, hi vọng bài viết sẽ giúp được nhiều người tìm được các loại thuốc phù hợp cho mình giúp ngăn chặn các bệnh do tăng hoặc giảm nồng độ acid dạ dày gây ra.

Bài viết tham khảo

Cập nhật lúc 22:06 - 07/02/2022

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.