Thỉnh thoảng đau bụng trên rốn khi mang thai có ảnh hưởng đến bé

Đau bụng trên rốn khi mang thai là một trong những triệu chứng thường gặp ở phụ nữ mang thai, hiện tượng này có thể gặp ở tất cả các tháng của thai kỳ. Điều này khiến cho các mẹ hoang mang lo lắng và ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe. Hiểu rõ đau bụng trên rốn khi mang thai có nguy hiểm hay không sẽ giúp hạn chế gây ảnh hưởng xấu đến bé.

Đau bụng trên rốn khi mang thai có ảnh hưởng đến bé?

Trong thời kỳ mang thai, cơ thể người mẹ có rất nhiều thay đổi, đặc biệt là nội tiết tố và các hoocmon gây ra nhiều biểu hiện và triệu chứng khó chịu mà các mẹ bầu có thể cảm nhận rõ ràng. Thông thường, các mẹ bầu sẽ có những triệu chứng như buồn nôn, đau lưng, ốm nghén, phù chân, đặc biệt là đau bụng trên rốn.

– Mỗi người bị đau bụng trên rốn thường có biểu hiện, mức độ và do nguyên nhân gây bệnh khác nhau. Cơn đau bụng có thể diễn ra vào bất kì thời điểm nào trong quá trình mang bầu. Tuy nhiên, nếu hiện tượng đau bụng trên rốn khi mang thau kéo dài không khỏi thì các mẹ bầu không nên chủ quan vì có thể đó là dấu hiệu cảnh báo bạn đang mắc các căn bệnh nguy hiểm gây ảnh hưởng đến thai nhi.

– Hiện tượng đau bụng trên rốn khi mang thai thường ở vị trí vùng thượng vị, đây là vị trí được các bác sĩ chẩn đoán thường là do các bệnh lý về dạ dày, đường ruột, gan mật và bệnh lý về tim, phổi, cụ thể như:

Đau bụng trên rốn khi mang thai

Đau bụng trên rốn khi mang thai có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi

+ Đau dạ dày: Triệu chứng đau bụng trên rốn khi mang thai thường được các bác sĩ chẩn đoán là do viêm loét dạ dày, đau dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản. Trong đó, bệnh trào ngược dạ dày thường gặp nhất, nguyên nhân là do bào thai ngày càng phát triển to lên gây chèn ép vào vùng bụng ảnh hưởng đến hoạt động co bóp, tiêu hóa thức ăn, làm tăng áp lực lên thành dạ dày và dễ gây ra trào ngược acid lên thực quản gây bỏng rát vùng ngực và đau thượng vị khó chịu.

+ Thủng dạ dày: Trong trường hợp nguy hiểm hơn, triệu chứng đau bụng trên rốn có thể do thủng dạ dày gây ra. Trường hợp này nếu không được cấp cứu kịp thời có thể ảnh hưởng đến tính mạng của cả mẹ và thai nhi.

+ Bệnh viêm đại tràng: Khi hiện tượng đau bụng trên rốn khi mang thai đi kèm với một số triệu chứng như khó tiêu, ợ hơi, táo bón thì có thể bạn đang có nguy cơ bị viêm đại tràng cấp tính.

+ Bệnh về tuyến tụy: Nếu hiện tượng đau bụng trên rốn nhói từng cơn có kèm theo chảy máu âm đạo thì mẹ bầu có thể mắc các bệnh liên quan đến viêm tuyến tụy, ung thư đầu tụy rất nguy hiểm.

+ Dư thừa acid trong dạ dày: Các mẹ bầu khi mang thai thường thèm những thực phẩm, hoa quả có vị chua dẫn đến tình trạng dư thừa acid trong dạ dày gây nên hiện tượng đau thượng vị ợ hơi, ợ chua và nóng rát vùng ngực, cổ họng.

– Ngoài ra, các cơn đau bụng trên rốn khi mang thai thường khiến các mẹ bầu mệt mỏi, lo lắng, chán ăn, ăn không ngon, mất ngủ, từ đó dẫn đến suy nhược cơ thể, thiếu chất. Điều này không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà còn ảnh hưởng đến thai nhi, gây còi xương, suy dinh dưỡng, cơ thể phát triển không khỏe mạnh khi sinh ra.

Nên làm gì khi bị đau bụng trên rốn khi mang thai?

Đau bụng trên rốn khi mang thai là một trong những hiện tượng thường gặp, điều này không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà còn ảnh hưởng tới thai nhi. Nếu gặp phải những triệu chứng nói trên, các mẹ bầu cần nhanh chóng đến bệnh viện thăm khám, đồng thời nên chú ý những điều sau đây:

Đau bụng trên rốn khi mang thai

Tập luyện nhẹ nhàng giúp giảm các cơn đau hiệu quả

+ Nghỉ ngơi, không nên làm việc nặng, quá sức, vận động đúng cách giúp bạn dễ tiêu hóa, thoải mái.

+ Tắm nước ấm hoặc dùng túi nước ấm để chườm khu vực bị đau.

+ Thư giãn tinh thần, không nên căng thẳng, lo lắng quá mức.

+ Không dùng thuốc mà chưa được bác sĩ tư vấn.

+ Các mẹ bầu nên chú trọng trong việc ăn uống, bởi vì hiện tượng đầy hơi, khó tiêu sẽ làm cơn đau bụng mạnh hơn. Uống đủ nước và ăn chất xơ để hạn chế táo bón.

+ Kiêng quan hệ vợ chồng trong giai đoạn đầu thai kỳ có thể làm giảm đau bụng hiệu quả.

Đau bụng trên rốn khi mang thai là một trong những triệu chứng thường gặp, nếu bệnh chỉ xảy ra trong thời gian ngắn thì không sao. Nhưng nếu kéo dài lâu ngày kèm theo những triệu chứng khác thì các mẹ bầu nên thăm khám kịp thời để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và thai nhi.

Chuyên gia tư vấn chữa bệnh dạ dày hiệu quả trên VTV2 – Vì sức khỏe người Việt

→ Các mẹ có thể tham khảo thêm:

Cập nhật lúc 00:18 - 12/09/2021

Bình luận

  1. Lê vân Trả lời

    Ợ chua, đau tức ngực và đau vùng bụng trên rốn. Thi thoảng ăn xong còn có cảm giác nghẹn cổ họng. Họng rất nhiều đờm là bị làm sao ạ?

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.