Đau vùng thượng vị và buồn nôn là bị bệnh gì?

Những cơn đau thượng vị buồn nôn thường xuyên xảy ra cho thấy cơ thể bạn đang muốn thông báo căn bệnh nào đó liên quan đến hệ tiêu hóa. Do đó, các bạn đừng nên xem thường mà bỏ qua, tránh những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.

Nội dung bài viết bao gồm:

I. Hiểu hơn về chứng đau thượng vị buồn nôn

Hiểu rõ hơn về triệu chứng đau bụng thượng vị buồn nôn do bệnh gì gây ra chính là cách giúp bạn chủ động hơn trong việc điều trị và chấm dứt các biểu hiện khó chịu của bệnh.

Đau thượng vị buồn nôn
Những thông tin cần nắm về bệnh đau thượng vị buồn nôn

1/ Đau thượng vị buồn nôn là bệnh gì?

Theo bác sĩ Vũ Thị Lừu ( bác sĩ chuyên khoa II khoa tiêu hóa Gan – Mật – Bệnh viện E Hà Nội) cho biết, có rất nhiều bệnh dẫn đến biểu hiện đau thượng vị buồn nôn và rất khó để xác định chính xác bệnh lý gây đau. Trên thực tế, có trường hợp đau vùng thượng vị buồn nôn do bệnh đau dạ dày gây ra nhưng cũng có những người gặp phải triệu chứng này do một căn bệnh khác gây ra. Vì vậy, người bệnh cần biết chính xác các bệnh gây đau bụng thượng vị buồn nôn để điều trị kịp thời và đúng cách. Một số bệnh lý sau đây dẫn đến đau thượng vị buồn nôn.

#1. Ngộ độc thực phẩm

Ngộ độc thực phẩm xảy ra có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, chẳng hạn như do nhiễm khuẩn, đặc biệt là khuẩn Salmonella, thực phẩm có chứa nhiều chất hóa học gây độc hoặc bản thân thực phẩm có chứa chất độc,.. Nếu chẳng may bị ngộ độc thực phẩm, sau khi ăn hoặc uống bất kỳ thứ gì trước đó, có thể trong vài phút hoặc vài giờ hay một ngày, người bệnh sẽ xuất hiện các biểu hiện như đi cầu nhiều lần, phân lỏng và có thể kèm theo máu. Bên cạnh đó, triệu chứng đau thượng vị buồn nôn xảy ra do ngộ độc thực phẩm là điều không thể tránh khỏi.

Đây có thể được coi là triệu chứng điển hình của ngộ độc. Người bệnh cảm thấy đau bụng ngay tại vùng trên rốn dưới mỏm xương ức. Cơn đau quặn thắt, thậm chí có lúc đau nhức dữ dội kèm theo biểu hiện nôn ra thức ăn hay nôn ra toàn dịch lỏng. Thông thường, cơn đau giảm xuống khi thức ăn được nôn hết ra ngoài. Tuy nhiên, người bệnh cũng nên thăm khám khi có triệu chứng đau thượng vị buồn nôn xảy ra, tránh trường hợp ngộ độc thực phẩm ở mức độ nặng có thể gây tử vong.

#2. Bệnh lý viêm dạ dày cấp tính và mãn tính

Triệu chứng đau thượng vị buồn nôn cũng thường hay gặp ở bệnh lý viêm dạ dày cấp tính, thậm chí những người bệnh đã chuyển sang giai đoạn mãn tính vẫn có thể xuất hiện biểu hiện này. Biểu hiện đau vùng thượng vị và buồn nôn xuất hiện thường xuyên hay không còn tùy vào mức độ nặng nhẹ của bệnh. Ban đầu, triệu chứng đau vụng thượng vị buồn nôn có thể xảy ra với tần suất thấp, một vài lần trong tuần.

Viêm dạ dày cấp tính gây đau thượng vị buồn nôn
Đau thượng vị buồn nôn có thể do bệnh lý viêm dạ dày cấp tính

Người bệnh có thể cảm thấy khó chịu và mệt mỏi trong thời gian ngắn với các biểu hiện kèm theo như ợ hơi, ợ chua, nóng rát vùng thượng vị, buồn nôn hoặc nôn,.. tự đến và tự biến mất. Tuy nhiên, khi bệnh chuyển sang giai đoạn mãn tính, các biểu hiện này xuất hiện với tần suất và cường độ dày đặc hơn, bệnh nhân sẽ càng cảm thấy mệt mỏi, cơ thể xanh xao và gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

>> baosuckhoecongdong.vn: Chuyên gia tư vấn giải pháp điều trị các bệnh lý về dại dày trong chương trình Vì sức khỏe người Việt VTV2

#3. Bệnh lý về ruột thừa

Thông thường, đau ruột thừa do viêm thường gây khó chịu, đau nhức ở vùng bụng dưới. Người bệnh có thể nhạn biết dấu hiệu đau ruột thừa bằng cách cảm nhận cơn đau . Bình thường cơn đau do viêm ruột thừa thường khởi phát âm ỉ ngay tại vùng rốn rồi lan dần xuống 1/4 bên bụng dưới phía bên phải vùng hố chậu, đau mang tính chất liên tục hoặc đau tăng dần lên. Tuy nhiên, một trong những biểu hiện về bệnh lý ruột thừa mà ít ai biết đó là đau thượng vị buồn nôn. Người bệnh sẽ có cảm giác đau nhức trên vùng rốn và song song với tình trạng đó là hiện tượng nôn. Vì vậy, nếu thấy triệu chứng đau thượng vị kèm theo nôn, các bạn nên đến cơ sở để được bác sĩ chẩn đoán.

#4 Bệnh lý về gan

Cũng theo bác sĩ Vũ Thị Lừu, một trong những bệnh lý về gan – mật chính là nguyên nhân gây đau thượng vị buồn nôn. Những người mắc bệnh về gan – mật như u gan, viêm gan, xơ gan, áp xe đường dẫn mật, các bệnh lý về sỏi mật, polyp túi mật, áp xe gan,… thường có nguy cơ đau thượng vị cao hơn những người bệnh khác. Bên cạnh các triệu chứng đau nhức ở vùng thượng vị, người bệnh thường xuyên ở trạng thái nôn mửa làm phiền gây khó chịu.

#5. Bệnh lý về tim

Bệnh lý về tim cũng có thể gây ra chứng đau thượng vị buồn nôn. Trong thực tế đau tức thượng vị buồn nôn do vấn đề tim mạch rất ít khi xảy ra. Tuy nhiên, các bạn không nên xem thường, bởi biểu hiện này xuất hiện có thể do thiếu máu cơ tim hoặc oxy không được vận chuyển đến tim kịp thời gây đau thắt vùng thượng vị kèm theo nôn. Nếu gặp phải biểu hiện đau thượng vị buồn nôn, tốt nhất bạn nên gặp bác sĩ, tránh trường hợp suy tim hoặc nhồi máu cơ tim,… đe dọa đến tính mạng.

#6. Mắc chứng giun sán

Nhiễm giun sán gây đau thượng vị buồn nôn
Một trong những yếu tố gây đau thượng vị kèm buồn nôn đó là giun sán chui trong ống mật và gây tắc nghẽn

Mắc chứng giun sán không chỉ gặp ở trẻ em mà còn xuất hiện ở người lớn. Thông thường, mắc chứng giun sán thường gây đau bụng xung quanh vùng rốn nhưng đôi khi người bệnh cũng gặp phải triệu chứng đau thượng vị và gây nôn. Hiện tượng này xảy ra là do giun chui vào ống mật và gây tắc nghẽn dẫn đến đau. Nếu chẳng may bị giun, ngoài triệu chứng đau thượng vị buồn nôn, bệnh nhân thường gặp phả các chứng rối loạn đại tiện, thiếu máu, nổi mề đay và gầy ốm,…

2/ Triệu chứng đau thượng vị buồn nôn

Đau tức thượng vị buồn nôn thường không chỉ gây đau mà còn gây nhiều ảnh hưởng khác đến sức khỏe người bệnh. Tùy thuộc vào mức độ đau khác nhau, bệnh nhân có thể gặp phải nhiều triệu chứng rối loạn tiêu hóa, cụ thể như ợ hơi, đầy bụng, táo bón, buồn nôn hoặc cũng có thể tiêu chảy,…

Nếu các triệu chứng này chỉ xuất hiện một lần và có thể tự khỏi, các bạn không cần lo lắng nhưng nếu chúng thường xuyên xuất hiện, các bạn cần sự can thiệp của y tế. Bên cạnh đó, các triệu chứng đau thượng vị buồn nôn nghiêm trọng hơn đó là giảm cân một cách đột ngột và không rõ nguyên nhân. Khi điều này xảy ra, chứng tỏ bệnh của bạn đang chuyển sang mức độ nghiêm trọng, cần được bác sĩ thăm khám và đánh giá tình trạng bệnh.

3/ Biến chứng đau thượng vị buồn nôn

Các triệu chứng đau vùng thượng vị buồn nôn tưởng chừng đơn giản và có thể giảm nhanh ngay sau đó. Tuy nhiên, nếu các biểu hiện này lặp lại và không điều trị kịp thời để loại bỏ nguyên nhân gây bệnh lại hết sức nguy hiểm. Các biến chứng phức tạp của bệnh đau thượng vị dạ dày buồn nôn đó là:

  • Viêm phúc mạc: Người bệnh bị viêm phúc mạc cấp tính với biểu hiện đau và sốc có thể hồi phục lại được nếu chữa trị đúng cách và đúng thuốc. Tuy nhiên, bệnh có thể trầm trọng hơn và gây căng cứng bụng.
  • Tiền sản giật: Đau thượng vị ở mức độ nặng, đặc biệt có kèm theo nôn mửa chính là nguyên nhân dẫn đến biến chứng tiền sản giật.

II. Cách giảm đau thượng vị buồn nôn

Các chuyên gia khoa tiêu hóa và chuyên gia dinh dưỡng cho biết, cách nhanh nhất để giảm đau và phòng ngừa đau thượng vị buồn nôn đó là các bạn cần thay đổi thói quen sống ngay bây giờ. Để cải thiện bệnh và hạn chế sự xuất hiện của các triệu chứng do bệnh gây ra, các bạn nên thay đổi chế độ ăn, chế độ tập luyện, biết cách cân bằng giữa nghỉ ngơi với công việc, đặc biệt đừng quên bỏ qua bước thăm khám sức khỏe định kỳ. Một số giải pháp hoàn hảo cho phong cách sống nói không với đau thượng vị và buồn nôn sau đây sẽ giúp bạn kiểm soát và khắc phục bệnh hiệu quả.

1/ Chế độ ăn uống khoa học

Một chế độ ăn uống khoa học và tuân thủ theo nguyên tắc ăn chính là cách giúp bạn thoát khỏi bệnh và chấm dứt nhanh triệu chứng do đau thượng vị buồn nôn gây ra.

Thực phẩm tốt cho đau thượng vị buồn nôn
Người đau thượng vị kèm buồn nôn nên bổ sung nhóm thực phẩm giúp trung hòa acid vào khẩu phần ăn hàng ngày, giúp rút ngắn thời gian điều trị bệnh.

Các bạn nên ăn nhiều loại thức ăn lành mạnh như:

Nhóm thực phẩm giúp trung hòa acid

Acid dạ dày là một trong những nguyên nhân gây ra chứng đau thượng vị buồn nôn. Do đó, để bệnh thuyên giảm và hồi phục trong thời gian ngắn, việc bổ sung các nhóm thực phẩm giúp trung hòa acid vào khẩu phần ăn chính là cách tốt nhất giúp làm giảm độ acid chứa trong dạ dày, hạn chế tổn thương cho niêm mạc dạ dày. Nhóm thực phẩm giúp trung hòa acid bao gồm mật ong, bột nghệ, bắp cải hoặc các loại rau xanh có tính kiềm, các loại củ nhiều tinh bột,…

Thực phẩm mềm dễ tiêu hóa

Thực phẩm mềm giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, giảm thiểu áp lực lên thành dạ dày. Từ đó, acid dạ dày sẽ được điều tiết ổn định hơn, hạn chế tình trạng dư thừa acid gây hao mòn lớp lớt niêm mạc dạ dày do hiệu ứng ăn mòn acid. Cháo hầm, soup, phở, miến hoặc sữa tươi,… là tất cả các loại thực phẩm mềm dễ tiêu hóa, bạn có thể nấu cho người thân đang bị bệnh đau thượng vị dạ dày buồn nôn, giúp làm sạch dạ dày, cải thiện bệnh đáng kể.

Bên cạnh hai nhóm thực phẩm này, nếu bạn bị đau dạ dày kèm theo triệu chứng nóng rát và gây khó chịu, các bạn cũng có thể ăn nhiều thực phẩm mang tính mát như xà lách, bí đao, nước ép bắp cải, nước rau má, hoặc nước mía hay sắn dây cũng đều giúp giảm các triệu chứng nóng rát, ợ hơi do bệnh gây ra. Đặc biệt, các món ăn này giúp làm giảm lượng acid đáng kể, hạn chế tình trạng viêm. Mặt khác, trong trường hợp này, các bạn không nên ăn thực phẩm có chứa tính nóng hoặc ăn các món nóng, chúng sẽ khiến bệnh bạn thêm nghiêm trọng hơn.

Nếu bị đau thượng vị buồn nôn do căng thẳng, chè hạt sen hay đậu phộng nấu thành món ăn chính là giải pháp tốt giúp bạn giảm đau hiệu quả.

Ngoài thực phẩm nên ăn, các bạn cũng nên kiêng thực phẩm chứa nhiều gia vị chua, bởi đây chính là tác nhân gây viêm loét và đau thượng vị. Đồng thời, hạn chế các loại thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, chất béo gây khó tiêu cho dạ dày. Hơn thế nữa, tránh xa thói quen hút thuốc lá là điều nên làm khi cơn đau thượng vị buồn nôn xuất hiện.

Thay vì ăn một ngày ba cử, các bạn nên chia bữa ăn thành nhiều phần nhỏ 5 – 6 phần và ăn nhiều lần trong ngày, giúp dạ dày hoạt động dễ dàng hơn và giảm thiểu tiết dịch acid dạ dày. Mặt khác, các bạn cũng nên tạo cho bản thân nhịp sinh học, ăn vào những giờ giấc nhất định, không được bỏ bữa hoặc ăn quá no trong bữa ăn.

NSND Trần Nhượng chia sẻ về phương pháp giúp ông chiến thắng bệnh dạ dày lâu năm

2/ Luyện tập thể thao mỗi ngày

Thường xuyên tập luyện thể thao giúp khí huyết lưu thông, tăng khả năng miễn dịch cho cơ thể chống lại tác nhân gây bệnh từ môi trường bên ngoài. Bên cạnh đó, việc tập thể dục giúp nhu động ruột và chức năng co bóp của dạ dày hoạt động tốt hơn. Các bạn có thể tham gia các bộ môn thể thao yêu thích 30 phút mỗi ngày, cụ thể như bơi lội, đạp xe, chạy bộ hoặc yoga,…

3/ Hạn chế căng thẳng mệt mỏi

Căng thẳng chính là yếu tố khiến cho tinh thần mệt mỏi dẫn đến việc điều tiết nhiều hormone lo lắng cortisol. Đây chính là nguyên nhân gây dư thừa acid dẫn đến viêm loét dạ dày và gây đau thượng vị buồn nôn. Do đó, để giảm thiểu nguyên nhân gây bệnh, các bạn cần cân bằng giữa chế độ làm việc và nghỉ ngơi, hạn chế căng thẳng. Bạn có thể nghe nhạc thư giãn, tham gia lớp thiền định, yoga hoặc một vài trờ chơi giải trí nào đó để giúp não bộ thoải mái và thư giãn hơn.

4/ Thăm khám sức khỏe định kỳ

Thăm khám định kỳ là một trong những cách giúp bác sĩ chẩn đoán sớm phát hiện ra nguyên nhân gây đau thượng vị kèm buồn nôn và có biện pháp điều trị bệnh cụ thể, hiệu quả nhất. Bên cạnh đó, dựa vào kết quả thăm khám, bác sĩ có thể theo dõi tiến độ bệnh và đưa ra hướng điều trị thích hợp.

Với những thông tin giải đáp về đau thượng vị buồn nôn là biểu hiện của bệnh gì mà chúng tôi tổng hợp trên. Hy vọng sẽ cung cấp những kiến thức hiểu biết hữu ích đối với bạn đọc. Nếu nhận thấy bản thân mắc phải triệu chứng đau thượng vị và buồn nôn, các bạn nhanh chóng đến bệnh viện thăm khám sớm nhất có thể, bởi đây có thể là dấu hiệu của bệnh lý nguy hiểm nào đó.

BTV: Thiên Thiên

Tìm hiểu ngay:

Cập nhật lúc 00:18 - 12/09/2021

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.