Hé lộ cách chữa đau dạ dày bằng cây hoàn ngọc vô cùng đơn giản

Hỏi: Chào các chuyên gia của chuyên khoa dạ dày. Tôi là Linh, năm nay 34 tuổi. Vì thời gian gần đây tôi thường có dấu hiệu bị ợ nóng, ợ chua, hay buồn nôn và thỉnh thoảng có bị đau vùng bụng nên tôi có đi khám. Các bác sĩ chẩn đoán tôi bị đau dạ dày và cũng có kê đơn thuốc cho tôi. Tuy nhiên tôi không thích uống thuốc vì ghét những tác dụng phụ của nó. Tôi có nghe người ta đồn rằng cây hoàn ngọc có tác dụng chữa đau dạ dày rất tốt, vậy xin hỏi bác sĩ điều này có đúng hay không và nếu đúng thì phải sử dụng như thế nào cho hiệu quả ạ? Tôi xin cảm ơn.

(Thùy Linh, Nghệ An)

Giải đáp: Xin cảm ơn chị Linh đã gửi câu hỏi về cho trang Chuyên khoa dạ dày. Từ lâu cây hoàn ngọc đã được xem là một loại thảo dược dùng để chữa nhiều căn bệnh khác nhau. Tuy nhiên, tác dụng của nó trong điều trị bệnh đau dạ dày thì không không phải ai cũng rõ. Để giải đáp được thắc mắc cây hoàn ngọc có chữa được bệnh đau dạ dày hay không, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây.

1. Tìm hiểu về cây hoàn ngọc

Cây hoàn ngọc là loại cây dược liệu quý, có tác dụng chữa được nhiều loại bệnh khác nhau như huyết áp cao, u ung thư, thiếu máu não, bệnh trĩ, cảm cúm, trị bệnh mất ngủ, tiểu đường, cảm cúm, viêm loét dạ dày… Ngoài tên hoàn ngọc, nó còn được gọi bằng nhiều tên gọi khác như cây nội đồng, trạc mã, nhật nguyệt, lan điền, cây Thần dưỡng sinh… thuộc họ ô rô, thường phân bố ở các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc.

Là loại cây quen thuộc với người dân vùng trung du và miền núi phía Bắc, hoàn ngọc được bà con trồng trong luôn vườn nhà để tiện cho việc sử dụng hoặc cũng có thể là trồng nó để làm hàng rào che chắn vườn tược. Tuy nhiên, đối với người dân thành phố, việc tìm loại cây này lại khá khó khăn, nhiều người còn phải đích thân tự đi tìm để đem về nhà trồng trong chậu cảnh rồi bỏ trên sân thượng hoặc vườn nhà.

Cây hoàn ngọc
Cây hoàn ngọc trắng và cây hoàn ngọc đỏ

Cây hoàn ngọc được chia làm hai loại là hoàn ngọc trắng và hoàn ngọc đỏ. Tùy theo mỗi loại mà công dụng chữa bệnh của nó cũng khác nhau:

  • Hoàn ngọc đỏ thuộc cao khoảng 0,6 – 1,5 mét, thuộc dạng cây bụi. Lá hoàn ngọc có màu đỏ non, khi thử nếm sẽ có vị hơi chua, chát se thường được ăn kèm với món thịt cá hoặc ăn gỏi. Theo các nhà nghiên cứu thì hoàn ngọc đỏ có tác dụng chữa viêm ruột thừa cấp tính rất tốt, nó còn có khả năng giúp tránh các hiện tượng sôi bụng, đầy bụng… Loại cây này thường được trồng ở các tỉnh miền núi phía Bắc như Hưng Yên, Lạng Sơn, Cao Bằng, Thái Nguyên, Tuyên Quang…
  • Với hoàn ngọc trắng, các đặc điểm nhận diện cũng tương tự như hoàn ngọc đỏ. Khác biệt ở chỗ lá của hoàn ngọc trắng không có màu đỏ, bộ phận sử dụng là lá. Ngoài  ra, theo kinh nghiệm dân gian cho rằng, hoàn ngọc trắng có tác dụng chữa các bệnh rối loạn tiêu hóa, viêm loét dạ dày, viêm đại tràng, trĩ xuất huyết sẽ hiệu quả hơn.

2. Cây hoàn ngọc có thật sự chữa được bệnh đau dạ dày?

Tác dụng chữa bệnh của cây hoàn ngọc thì ai cũng đã rõ, tuy nhiên tác dụng của nó trong chữa đau dạ dày vẫn còn là một ẩn số cần chúng ta tìm hiểu rõ ràng.

Theo nghiên cứu và qua thực tiễn sử dụng, các chuyên gia khẳng định rằng cây hoàn ngọc có tác dụng rất tốt trong chữa đau dạ dày.

Cây hoàn ngọc có tác dụng chữa đau dạ dày hiệu quả
Cây hoàn ngọc có tác dụng chữa đau dạ dày hiệu quả

Sách ghi chép những vị thuốc cổ của Việt Nam có ghi, trong cây hoàn ngọc có chủ yếu là các chất sterol, đường khử, carotenoid, acid hữu cơ, flavonoid… Các chất này có khả năng kháng khuẩn, kháng nấm, có tác dụng bảo vệ gan, có thể phân hủy protein có tác dụng tiêu mủ, làm tan sẹo lồi. Cũng chính vì thế mà hoàn ngọc có tác dụng chữa đau dạ dày rất hiệu quả.

3. Các cách chữa đau dạ dày bằng cây hoàn ngọc

Sử dụng cây hồng ngọc chữa đau dạ dày có rất nhiều cách. Chúng tôi xin gợi ý một số cách như sau:

  • Cách 1:

Cách này cực kỳ đơn giản, mỗi ngày bạn chỉ cần hái khoảng 5 – 6 lá hoàn ngọc về rửa sạch rồi để ráo nước. Sau đó nhai sống cùng một ít muối và nuốt. Thực hiện liên tục trong vòng 1 tháng, bạn sẽ thấy các triệu chứng đau dạ dày giảm hẳn.

Dùng nước lá hoàn ngọc chữa đau dạ dày
Dùng nước lá hoàn ngọc chữa đau dạ dày
  • Cách 2:

Cách này cầu kỳ hơn. Bạn hái rồi rửa sạch khoảng 20 lá hoàn ngọc, đổ lá vào máy xay sinh tố cùng 100ml nước rồi xay nhuyễn, sau đó lọc lấy nước để uống. Bạn uống từ 1 -2 lần mỗi ngày, liên tục trong 2 – 3 tuần sẽ thấy các dấu hiệu đau dạ dày giảm rõ rệt.

  • Cách 3:

Vì lá cây hoàn ngọc cũng khá là dễ ăn, do đó có bạn cũng có thể sử dụng lá cây hoàn ngọc như một loại thực phẩm để sử dụng hàng ngày. Bạn có thể dùng nó để ăn kèm với cá hoặc dùng để ăn gỏi. Để có kết quả tốt, bạn nên ăn từ 3 – 4 lần mỗi tuần.

Đây là những cách sử dụng đơn giản để chữa đau dạ dày, tuy nhiên để có hiệu quả bạn phải sử dụng thường xuyên và kết hợp với chế độ ăn, ngủ, nghỉ hợp lý.

4. Một số lưu ý khi chữa đau dạ dày bằng cây hoàn ngọc

Việc sử dụng lá cây hoàn ngọc để chữa bệnh đau dạ dày tuy có hiệu quả, nhưng nếu muốn bệnh mau lành, bạn cần phải lưu ý:

  • Cần phải kiên trì sử dụng trong một thời gian thì mới thấy rõ được kết quả.
  • Người bị đau dạ dày không nên ăn các loại đồ ăn cay nóng, các ăn chua, không được sử dụng các chất kích thích tránh cho tình trạng bệnh nặng thêm. Nên ăn các loại thực phẩm có lợi cho hệ tiêu hóa như các loại thực phẩm chứa nhiều tinh bột, tăng cường ăn rau xanh và các loại củ quả…
Chế độ ăn cho người bị đau dạ dày
Chế độ ăn cho người bị đau dạ dày
  • Nếu đã bị đau trong thời gian khá dài, sử dụng lá hoàn ngọc để chữa trị mà cảm thấy không đạt hiệu quả, người có dấu hiệu đau rát vùng thượng vị, buồn nôn và nôn nhiều… thì nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ để nghe tư vấn và điều trị kịp thời.

Trên đây là một số thông tin cũng như cách chữa đau dạ dày bằng cây hoàn ngọc mà chúng tôi cung cấp đến bạn. Không cần phải tiêu tốn quá nhiều tiền, không cần phải chịu đựng những tác dụng phụ có thể có từ việc uống thuốc Tây, việc tìm đến cây hoàn ngọc để chữa đau dạ dày quả là một sự lựa chọn đúng đắn.

Có thể bạn cần

Cập nhật lúc 00:20 - 12/09/2021

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.