Bị đắng miệng khi uống thuốc dạ dày phải làm sao?

THẮC MẮC:

Bác sĩ ơi, cho em hỏi hiện tượng bị đắng miệng khi uống thuốc dạ dày phải làm sao? Dạo gần đây em thường xuyên xuất hiện triệu chứng đau bụng, ăn không ngon miệng, chán ăn, đầy bụng, ợ chua rất khó chịu. Cảm thấy lo lắng nên đến bệnh viện thăm khám thì bác sĩ chẩn đoán em bị đau dạ dày cấp tính. Sau đó, bác sĩ kê đơn thuốc cho em uống trong vòng 2 tuần, sau đó quay trở lại tái khám. Nhưng trong thời gian uống thuốc em cảm thấy rất đắng miệng khó chịu. Không biết hiện tượng này như thế nào, nguyên nhân do đâu, có nguy hiểm không, em nên làm gì khi uống thuốc dạ dày bị đắng miệng? Mong bác sĩ có thể giải đáp thắc mắc này giùm em càng sớm càng tốt. Cám ơn bác sĩ!

(Hải Vân – Hải Phòng)

GIẢI ĐÁP THẮC MẮC:

Bị đắng miệng khi uống thuốc dạ dày phải làm sao?

Chào bạn Hải Vân! Cám ơn bạn đã tin tưởng và gửi thắc mắc đến với chuyên mục!

Đau dạ dày là một chứng bệnh rất phổ biến hiện nay, khi bị đau dạ dày các bác sĩ thường kê đơn thuốc với các nhóm thuốc chủ yếu như: Các thuốc kháng acid, các thuốc làm giảm tiết acid, nhóm thuốc ức chế bơm proton, nhóm thuốc tạo màng bọc, nhóm thuốc diệt Hp. Tùy vào từng nguyên nhân và mức độ bệnh khác nhau mà các bác sĩ kê đơn thuốc cho phù hợp.

Bị đắng miệng khi uống thuốc dạ dày

Sau khi uống thuốc dạ dày thường có triệu chứng đắng miệng

Có một số trường hợp sau khi uống thuốc đau dạ dày xuất hiện triệu chứng đắng miệng rất khó chịu. Nguyên nhân gây đắng miệng có thể là do các loại thuốc này được bài tiết một phần qua nước bọt sau khi hấp thụ, nhưng đa số đều để lại vị đắng trong miệng khá lâu, khiến người bệnh sau khi uống thuốc đều mất cảm giác ăn uống, đắng miệng. Đây cũng là một trong những tác dụng phụ nhẹ do thuốc gây ra, tuy nhiên chúng sẽ hết sau một vài ngày ngưng thuốc. Nếu không may gặp phải tác dụng phụ trên, bạn có thể áp dụng một số mẹo đơn giản sau đây:

+ Sau khi uống thuốc, người bệnh cần uống đủ nước để cân bằng với thuốc đi vào trong cơ thể, điều này sẽ giúp làm giảm đi tình trạng đắng miệng rất hiệu quả.

+ Tránh dùng các thức uống có gas, trà, cà phê vì chúng sẽ gây lợi tiểu, mất nước nhiều hơn, rối loạn hoạt động dạ dày, ruột gây ra các triệu chứng nói trên.

+ Nên ăn các loại trái cây họ cam quýt nhằm giúp kích thích sản xuất nước bọt và loại bỏ các vị đắng trong miệng.

Bị đắng miệng khi uống thuốc dạ dày phải làm sao?

Uống nhiều nước sau khi uống thuốc để hạn chế bị đắng miệng

+ Nhai kẹo bạc hà hơi hương cam quýt cũng có thể giúp làm giảm chứng đắng miệng hiệu quả.

+ Pha một muỗng cà phê đinh hương hoặc quế sau bữa ăn hoặc buổi sáng, để đẩy lùi cảm giác đắng miệng, giúp bạn có bữa ăn ngon miệng hơn.

+ Nên vệ sinh khoang miệng sạch sẽ bằng cách chải răng, lợi và lưỡi đúng cách, sử dụng chỉ nha khoa 3-4 lần/tuần để loại bỏ mảng bám thức ăn giữa kẽ răng hạn chế tình trạng hôi miệng và đắng miệng.

+ Ăn các bữa ăn nhỏ nhưng thường xuyên và hạn chế ăn các loại thực phẩm chiên có chứa nhiều gia vị vì chúng gây kích hoạt trào ngược dịch vị và dịch mật.

+ Sử dụng các loại thuốc, kể cả vitamin và khoáng chất theo chỉ định và đúng liều lượng, tránh tự ý dùng thuốc quá liều và kéo dài quá lâu ngày.

Nếu áp dụng những cách trên mà chứng đắng miệng vẫn không thuyên giảm, người bệnh cần đến ngay bệnh viện để kiểm tra tình trạng dạ dày, nếu có dấu hiệu bất thường ngoài chứng đau dạ dày để có biện pháp điều trị sớm, hợp lý nhất, tránh để lâu bệnh nặng nguy hiểm.

Một số lưu ý khi dùng thuốc Tây chữa đau dạ dày

Khi dùng thuốc Tây chữa đau dạ dày, người bệnh cần tuân thủ những điều sau đây để đảm bảo an toàn tuyệt đối và tránh các tác dụng phụ nguy hiểm có thể xảy ra, cụ thể như:

Bị đắng miệng khi uống thuốc dạ dày

Tuyệt đối không được sử dụng thuốc Tây bừa bãi

+ Không được dùng thuốc tùy tiện: Dùng thuốc quá lạm dụng không đúng liều lượng có thể gây nên nhiều hậu quả khôn lường, gây phá hủy dạ dày hoặc nếu không đủ liều lượng có thể không khỏi bệnh.

+ Tuyệt đối không được uống thuốc khi chưa biết rõ nguyên nhân: Chỉ khi xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh thì việc dùng thuốc mới cho hiệu quả cao.

+ Bảo quản thuốc đúng cách: Thuốc nếu không được bảo quản đúng cách có thể gây chuyển hóa thuốc gây mất chức năng tác dụng của thuốc. Vì vậy, mà khi dùng thuốc cần chú ý bảo quản thuốc ở nhiệt độ phù hợp, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng, không để thuốc ở nơi ẩm ướt hoặc quá nóng.

+ Lưu ý tác dụng phụ của thuốc: Các loại thuốc Tây y thường có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn khi dùng. Do đó, khi dùng thuốc cần lưu ý tới khả năng tương tác thuốc, phản ứng biểu hiện ra bên ngoài để kịp thời tới bệnh viện có cách xử lý đúng đắn.

Trên đây là giải đáp thắc mắc vì sao sau khi uống thuốc đau dạ dày gây đắng miệng và giải pháp khắc phục hiệu quả. Mọi người có thể tham khảo và áp dụng theo.

→ Thông tin hữu ích cho bạn:

Cập nhật lúc 00:18 - 12/09/2021

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.