Thường xuyên uống chè xanh có hại dạ dày không?

Chè xanh có những tác dụng không nhỏ đối với sức khỏe. Một chén trà vào mỗi buổi sáng có thể hạn chế sự phát triển của căn bệnh ung thư, giúp điều trị bệnh tim mạch, giúp lợi tiểu, tiêu hóa tốt…Nhưng có nhiều ý kiến cho rằng nếu quá lạm dụng chè xanh có thể gây hại cho dạ dày. Việc hiểu rõ uống chè xanh có hại dạ dày không sẽ giúp chúng ta biết cách sử dụng chè hiệu quả hơn.

Thường xuyên uống chè xanh có hại dạ dày không?

Chè xanh được xem là một loại thức uống phổ biến được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, giống như bất cứ những đồ uống, thực phẩm khác, nếu tiêu thụ lượng chè xanh quá nhiều cũng gây ra nhiều tác dụng phụ khó chịu đối với sức khỏe và gây ảnh hưởng hưởng đến dạ dày.

Bởi vì, chất caffeine có trong trong trà có thể khiến dạ dày sản xuất các chất có tính axit gây hại cho dạ dày. Do vậy, chỉ nên sử dụng một lượng chè xanh vừa đủ, không nên quá lạm dụng. Theo các chuyên gia: Mỗi người bình thường hàng ngày chỉ nên uống từ 2-3 tách trà sẽ nhận được những lợi ích cho sức khỏe. Còn những đối tượng khác thì tùy thuộc vào thể trạng, mục đích uống mà sử dụng cho đúng cách.

Thường xuyên uống chè xanh có hại dạ dày không?

Lạm dụng chè xanh có thể gây ảnh hưởng đến dạ dày

– Việc lạm dụng chè xanh ngoài gây hại cho dạ dày còn có những tác động tiêu cực khác đến sức khỏe như:

+ Gây lo lắng: Khi sử dụng quá nhiều trà xanh lượng caffeine trong trà có thể khiến cho cơ thể cảm thấy bồn chồn, lo lắng, tăng nhịp tim và gây khó ngủ.

+ Gây nghiện: Nếu sử dụng trà quá nhiều trong một thời gian quá dài sẽ khiến bạn cảm thấy nghiện, cần đến chúng và có khi gặp phải những triệu chứng như mệt mỏi, nhức đầu, mất tập trung.

+ Xương nhiễm độc flour: Trà có hàm lượng florua cao nên khiến xương dễ bị nhiễm độc flour, dẫn đến đau nhức.

+ Ung thư tuyến tiền liệt: Những người uống nhiều trà trong một ngày tăng 50% nguy cơ phát triển ung thư tuyến tiền liệt hơn so với những người khác.

+ Suy thận: Đây là tác dụng phụ hiếm gặp, nhưng vẫn có thể xảy ra đối với những người cao tuổi.

+ Táo bón: Một hóa chất có trong trà gọi là theophylline có thể gây ra hiệu ứng khử nước trong ruột, dẫn đến táo bón, khó tiêu.

+ Các vấn đề về tim mạch: Chất caffeine trong trà không tốt cho hệ thống tim mạch, có thể khiến cho các bệnh tim mạch trở nên trầm trọng hơn nếu như lạm dụng quá nhiều trà.

+ Gây sảy thai: Caffeine trong trà xanh có thể gây hại cho thai nhi, đe dọa sảy thai. Vì vậy, phụ nữ mang thai nên tránh uống trà xanh hoặc cà phê.

+ Lợi tiểu và gây rối loạn giấc ngủ: Chất caffeine trong trà xanh như thuốc lợi tiểu nhẹ, nhưng gây hại nếu dùng quá mức, từ đó nó có thể gây gián đoạn giấc ngủ và mệt mỏi.

Khi sử dụng chè xanh bạn nên biết

Để đảm bảo an toàn và đem lại hiệu quả cao khi sử dụng chè xanh, mọi người cần biết và nắm rõ những điều cơ bản sau:

Uống chè xanh có hại dạ dày không?

Không nên quá lạm dụng chè xanh để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe

+ Không nên uống chè xanh khi đói: Nếu như uống chè xanh khi đói sẽ gây ra hiện tượng cồn ruột, đau bụng, khó chịu mệt mỏi.

+ Không dùng trà quá đặc: Uống trà xanh đúng cách, điều độ sẽ rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, không nên uống trà quá đặc vì có thể gây ảnh hưởng xấu đến gan, thận, huyết áp.

+ Không uống trà trước khi đi ngủ: Việc uống chè xanh trước khi đi ngủ sẽ gây ra các triệu chứng như nhức đầu, căng thẳng, khó ngủ, tiêu chảy, chóng mặt, rối loạn tim mạch.

+ Không nên uống nước trà để lâu: Nước chè xanh để lâu sẽ bị oxy hóa, đồng thời làm biến đổi các tính chất vì vậy không những không đem lại hiệu quả mà còn gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe và dạ dày. Do đó chúng ta chỉ nên uống nước trà trong ngày, không nên để qua ngày mai.

+ Không uống thuốc bằng nước trà xanh: Chỉ nên uống thuốc bằng nước lọc, tuyệt đối không được uống thuốc bằng nước chè xanh vì có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe.

Như vậy, có thể nói việc sử dụng chè xanh đúng cách rất tốt cho sức khỏe, nhưng không nên quá lạm dụng vì sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Mọi người nên lưu ý và thực hiện đúng để tránh xảy ra những trường hợp ngoài ý muốn.

→ BẠN NÊN BIẾT:

Cập nhật lúc 00:18 - 12/09/2021

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.