Bệnh co thắt thực quản: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Co thắt thực quản là một trong những bệnh đường tiêu hóa gây ra nhiều khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt, ăn uống của bệnh nhân. Mặc dù vậy một số triệu chứng ban đầu của co thắt thực quản tương đối giống với nhiều bệnh tiêu hóa thông thường. Điều này khiến cho bệnh nhân có tâm lý chủ quan, không chú ý điều trị sớm. Dưới đây là một số thông tin mà bạn cần biết về nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị bệnh co thắt thực quản.

Bệnh co thắt thực quản: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị-1

Cấu trúc và hoạt động của thực quản

Trong đó, thực quản, cụ thể là các cơ co thắt thực quản sẽ là đối tượng chịu tác động trực tiếp. Về cơ bản, thực quản của chúng ta là đoạn thứ 2 trong ống tiêu hóa (sau miệng) tiếp nhận các thức ăn đã được nghiền trong quá trình nhai và trộn cùng với nước bọt tại khoang miệng. Thực quản có độ dài khoảng 25 – 30 cm và có cấu tạo hình ống nối với dạ dày với cấu trúc gồm có cơ vân, cơ trơn.

Sau khi thức ăn vào miệng và hoàn tất quá trình nhai, trộn cùng với các enzyme trong nước bọt, thức ăn sẽ được đẩy xuống thực quản. Các thức ăn lỏng, nước và chất lỏng sẽ đi thẳng xuống dạ dày rất nhanh. Các thức ăn đặc, cứng sẽ di chuyển chậm qua thực quản nhờ nhu động thực quản. Lượng thức ăn này sẽ được đẩy dần xuống tâm vị và kích thích tâm vị mở ra. Sau khi tâm vị mở, lượng thức ăn này sẽ rơi xuống dạ dày của bệnh nhân.

Co thắt thực quản là gì?

Co thắt thực quản là một trong những bệnh lý đường tiêu hóa không hiếm gặp trong cuộc sống hằng ngày. Tình trạng co thắt thực quản được hiểu là những cơn co thắt các cơ tại vùng thực quản. Tình trạng co thắt thực quản xảy ra ở từng bệnh nhân có thể không giống nhau. Một số bệnh nhân thường xuyên cảm nhận được tình trạng co thắt thực quản rất rõ rệt, trong khi đó số khác thường chỉ cảm nhận được một số cơn co thắt thoáng qua.

Những ảnh hưởng của co thắt thực quản cũng tùy theo tình trạng của mỗi bệnh nhân. Ở một số bệnh nhân gặp phải các triệu chứng nhẹ, co thắt thực quản có thể không cần can thiệp bằng điều trị. Tuy nhiên đối với những trường hợp có ảnh hưởng lớn đến chế độ ăn uống, sinh hoạt, nghỉ ngơi thì cần phải điều trị sớm để tránh tình trạng bệnh chuyển biến nặng hơn.

Bệnh co thắt thực quản: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị-2

Một đoạn thực quản – dạ dày

Nguyên nhân co thắt thực quản thường gặp

Hiện tại, nguyên nhân co thắt thực quản là vấn đề còn gây nhiều tranh cãi. Tuy nhiên nhiều ý kiến cho rằng co thắt thực quản không đến từ một nguyên nhân đơn thuần mà do nhiều yếu tố nguy cơ gây ra co thắt thực quản:

– Chế độ dinh dưỡng có nhiều thức ăn nóng, thức ăn lạnh trong thời gian dài sẽ khiến các cơ thực quản bị rối loạn co thắt.

– Bệnh nhân có tiền sử mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD).

– Tâm lý lo lắng cũng có thể ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của các cơ co thắt thực quản.

Các dạng co thắt thực quản

Co thắt thực quản thường có 2 dạng chính:

– Co thắt thực quản lan tỏa thường xảy ra liên tục, diễn ra thành một đợt kéo dài, tần suất tương đối tương đối gần nhau. Bên cạnh đó, khi co thắt thực quản xảy ra thường kéo theo tình trạng nôn.

– Co thắt thực quản cục bộ (nutcracker) thường gây ra những cơn co thắt thực quản mạnh, tác động tại một khu vực chính tại thực quản của bệnh nhân. Co thắt thực quản cục bộ thường ít gây nôn nhưng sẽ gây đau tức ngực rất khó chịu, đôi khi còn khiến bệnh nhân có cảm giác khó thở.

Co thắt thực quản có thể xảy ra ở dạng cục bộ hoặc lan tỏa.

Những dấu hiệu co thắt thực quản thường gặp

Một số dấu hiệu co thắt thực quản rất dễ nhầm lẫn với các rối loạn tiêu hóa thông thường. Bạn cần đặc biệt lưu ý đến một số dấu hiệu và dấu hiệu co thắt thực quản dưới đây:

1.Đau ép ngực

Do thực quản nằm sát các cơ vùng ngực. Nên đau thắt thực quản khi xảy ra cũng có thể ảnh hưởng đáng kể đến các cơ vùng ngực và gây ra tình trạng đau ép ngực, đôi khi gây mệt mỏi khó thở. Tình trạng này dễ khiến bệnh nhân nhầm lẫn với đau thắt ngực do các vấn đề về hô hấp.

2.Khó nuốt

Một trong những dấu hiệu dễ nhận biết và tương đối đặc trưng của người bị co thắt thực quản là dấu hiệu khó nuốt. Cảm giác khó nuốt có thể xảy ra sau bữa ăn hoặc trước bữa ăn. Nhất là khi bệnh nhân dùng nhiều thức ăn đặc, cứng, dấu hiệu khó nuốt càng được cảm nhận rõ rệt.

3.Nôn

Nôn cũng là một dấu hiệu ở một số bệnh nhân co thắt thực quản. Khi các cơ co thắt bị kích thích có thể vô tình gây ra cảm giác nhợn và đẩy thức ăn ngược ra khỏi thực quản và gây ra hiện tượng nôn.

Nếu xuất hiện các dấu hiệu co thắt thực quản dạ dày với tần suất lặp đi lặp lại thường xuyên, bạn cần lưu ý thăm khám sớm để tránh tình trạng bệnh kéo dài sẽ ảnh hưởng lớn đến ăn uống, nghỉ ngơi và sinh hoạt của bạn.

Co thắt thực quản có thể gây nôn, khó nuốt, đau ép ngực

Điều trị co thắt thực quản

Đối với những trường hợp co thắt thực quản cần điều trị, thông thường các bác sĩ sẽ tiến hành một số biện pháp chính như:

– Điều chỉnh các vấn đề về tâm lý, nhất là các rối loạn tâm lý gây lo âu, căng thẳng kéo dài và trầm cảm. Đây là một số vấn đề có thể gây co thắt thực quản cho bệnh nhân, đặc biệt là khi xảy ra ở nữ giới. Một số trường hợp trầm cảm có thể được chỉ định các nhóm thuốc chống trầm cảm ba vòng như amitripxylin, imipramine (Tofranil).

– Bên cạnh đó, các thuốc điều trị giúp giãn cơ nuốt cũng có thể được chỉ định để sử dụng cho bệnh nhân. Phổ biến nhất là một số loại thuốc như: nhóm isosorbide (Isordil), diltiazem (Cardizem, Tiazac…), dicyclomin (Bentyl), nifedipine (Procardia),…

– Các nhóm thuốc giảm đau như trazodone cũng có thể được chỉ định để giúp cho bệnh nhân dễ chịu hơn.

Người bị co thắt thực quản cần chú ý

– Kiêng tuyệt đối các chất kích thích, đặc biệt là thức uống có cồn như các loại bia rượu, thuốc lá.

– Trong thời gian điều trị nên dùng nước mát, tránh dùng các thức uống nóng hoặc lạnh vì dễ gây kích thích co thắt thực quản.

– Giữ tâm lý thoải mái, lạc quan trong quá trình điều trị, nghỉ ngơi và sinh hoạt hợp lý để tránh căng thẳng mệt mỏi.

Một số vấn đề về tiêu hóa bạn cần biết:

Cập nhật lúc 00:17 - 12/09/2021

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.