Tìm hiểu về bệnh trào ngược dịch mật

Trào ngược dịch mật là gì? Nguyên nhân và triệu chứng của này là như thế nào? Nếu bạn vẫn chưa trả lời được những câu hỏi này và muốn tìm hiểu rõ hơn về tình trạng trào ngược dịch mật, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây.

1. Trào ngược dịch mật là gì?

Theo như định nghĩa của ngành y, dịch mật là chất lỏng do gan tiết ra, có màu vàng hoặc hơi xanh, vị đắng, có độ pH từ 7 – 7,7. Dịch mật sau khi được gan tiết ra sẽ lưu lại ở túi mật, đến bữa ăn, túi mật sẽ co bóp, dịch mật thông qua túi mật và ống dẫn mật rồi đi vào tá tràng.

Với một người bình thường, lượng dịch mật được tiết ra trong một ngày  nằm ở ngưỡng từ 700 – 800ml, chúng có tác dụng hỗ trợ quá trình tiêu hóa thức ăn được diễn ra một cách thuận lợi và nhanh chóng vì:

  • Dịch vị giúp tiêu hóa chất béo
  • Kích thích quá trình tăng tiết và hoạt hóa dịch vị.
  • Kích thích nhu động ruột, tạo môi trường kiềm ở ruột.
  • Có tác dụng ngăn chặn hoạt động của vi khuẩn lên men thối.
  • Giúp cơ thể hấp thụ tốt các vitamin tan trong dầu như A, D, E, K…
  •  Ngoài ra, dịch mật còn có tác dụng diệt trừ bilirubin, đây là một sản phẩm thoái hóa của Hemoglobin có trong hồng cầu.
Chứng trào ngược dịch mật dạ dày
Chứng trào ngược dịch mật dạ dày

Thông thường dịch mật trong tá tràng sẽ được cản lại, không cho trào ngược lên dạ dày bằng cơ môn vị. Cơ này là cơ một chiều, có công dụng ngăn cản các chất trong tá tràng trào ngược trở lên. Tuy nhiên, vì lý do nào đó mà cơ van của môn vị không đóng kín, khiến cho dịch mật trong tá tràng trào ngược lên dạ dày, có khi trào ngược lên cả thực quản của người bệnh nếu cơ thực quản hở.

Cũng chính đặc điểm đó mà có không ít người nhầm lẫn và cho rằng trào ngược dịch mật và trào ngược thực quản là một. Trong khi đó, hai chứng bệnh này lại hoàn toàn khác nhau. Cụ thể: Trào ngược dịch mật là tình trạng chất lỏng trào từ ruột non (tá tràng) lên dạ dày thực quản. Còn trào ngược dạ dày là hiện tượng trào ngược acid dư thừa acid trong dịch vị dạ dày lên thực quản.

Do thường hay bị nhầm lẫn nên người bệnh cần phải đi chẩn đoán kỹ trước khi tìm biện pháp điều trị phù hợp, tránh tình trạng dùng sai thuốc và chữa sai bệnh.

2. Nguyên nhân gây trào ngược dịch mật

Theo nghiên cứu, tình trạng trào ngược dịch mật có liên quan đến cơ môn vị. Khi cơ van môn vị bị tổn thương, chúng sẽ không đóng mở đúng theo quy luật hoặc bị hở, dẫn đến dịch mật trong tá tràng bị trào ngược lên dạ dày. Nếu cơ thực quản cũng bị hở hoặc hoạt động không bình thường, dịch mật lẫn theo các chất (đôi khi kèm theo cả thức ăn) trào ngược lên thực quản gây khó chịu cho người bệnh.

Các tác nhân chủ yếu gây nên tình trạng trào ngược là:

+ Từng trải qua phẫu thuật túi mật:

Những bệnh nhân đã từng làm phẫu thuật cắt bỏ túi mật có nguy cơ bị trào ngược dịch mật rất cao.  Phẫu thuật cắt bỏ túi mật thường được chỉ định cho những trường hợp bị sỏi mật nặng, u túi mật, viêm teo túi mật, viêm túi mật cấp…

+ Bị bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng:

Người bị viêm loét dạ dày, tá tràng cũng là những trường hợp có nguy cơ trào ngược dịch mật cao. Bởi khi mắc những căn bệnh này sẽ làm cho cơ van môn vị bị tổn thương và yếu hơn bình thường, khiến dịch mật dễ dàng trào ngược lên dạ dày.

+ Do biến chứng phẫu thuật cắt dạ dày:

Hầu hết các trường hợp sau khi thực hiện ca phẫu thuật cắt bỏ dạ dày đều gây ảnh hưởng đến cơ môn vị khiến chúng hoạt động đóng, mở không được bình thường nên dễ dẫn đến tình trạng trào ngược dịch mật.

+ Do hoạt động của quá trình tiêu hóa kém:

Quá trình tiêu hóa kém làm cho thức ăn bị ứ đọng lâu trong dạ dày gây áp lực lên cơ thắt thực quản. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến cơ môn vị bị yếu đi dẫn đến trào ngược dịch vị.

Tiêu hóa kém - một trong những nguyên nhân gây trào ngược dịch mật
Tiêu hóa kém – một trong những nguyên nhân gây trào ngược dịch mật

Những nguyên nhân dẫn đến trào ngược dịch mật thường là các tác nhân xấu làm cho cơ môn vị bị yếu khiến nó không còn khả năng ngăn cản dịch mật trào ngược. Nắm được nguyên nhân gây bệnh này sẽ giúp cho chúng ta điều trị bệnh được dễ dàng hơn.

3. Biểu hiện của chứng trào ngược dịch mật dạ dày

Khi bị trào ngược dịch mật dạ dày, người bệnh sẽ có những triệu chứng sau:

+ Ho khan nơi cổ họng:

Người bệnh sẽ thường xuyên phải chịu đựng các cơn nóng rát, ho khan, đau cổ họng do dịch mật trào ngược lên làm nóng niêm mạc thực quản. Nếu tình trạng này xuất hiện với tần suất lớn và kéo dài sẽ dễ làm xuất huyết ở vùng họng và thực quản.

+ Buồn nôn và nôn ra dịch:

Người bệnh bị trào ngược dịch mật cũng thường có cảm giác buồn nôn và nôn. Khi nôn có kèm theo dịch nhầy màu xanh pha chút vàng, miệng và lưỡi có vị đắng.

+Thường xuyên ợ nóng, đắng miệng:

Dịch mật khi bị trào ngược lên dạ dày thực quản sẽ gây ra các cơn nóng rát vùng ngực và cổ họng. Vì thế người bệnh còn có cảm giác đắng miệng.

+ Bị đầy bụng, chậm tiêu, giảm cân:

Người bệnh bị trào ngược dịch mật sẽ cảm thấy chán ăn, có cảm giác ăn không ngon miệng, hay bị đầy bụng. Những triệu chứng này làm cho cơ thể của người bệnh không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng dẫn đến sụt cân, cơ thể mệt mỏi.

+ Đau rát vùng thượng vị:

Đây là một trong những triệu chứng dễ nhận biết của người bị trào ngược dịch mật. Quá trình dịch mật cùng với các chất và thức ăn có trong dạ dày bị trào ngược lên thực quản sẽ khiến vùng thượng vị bị nóng rát, các cơn đau thường xuất hiện từng cơn khiến người bệnh vô cùng khó chịu.

Triệu chứng trào ngược dịch mật gây khó chịu cho người bệnh
Triệu chứng trào ngược dịch mật gây khó chịu cho người bệnh

Trào ngược dịch mật nếu để lâu ngày mà không điều trị, nó sẽ làm phá hoại các cơ quan của hệ tiêu hóa, khiến hệ tiêu hóa yếu đi. Bên cạnh đó, chứng bệnh này còn gây nguy hại đến cơ quan hô hấp. có thể gây xuất huyết thực quản, viêm họng, làm tổn thương niêm mạc dạ dày gây nguy cơ ung thư. Vì thế, nếu thấy xuất hiện bất cứ dấu hiệu nào bất thường thì bạn nên đến bệnh viện hoặc các  phòng khám chuyên khoa tiêu hóa để được khám chữa bệnh ngay, tránh để bệnh nặng lên sẽ gây khó khăn cho việc điều trị.

4. Làm cách nào để biết chính xác có bị trào ngược dịch mật hay không?

Khi đi khám các bệnh về đường tiêu hóa, phương pháp nội soi thường được nhiều bệnh nhân lựa chọn. Bởi vì sử dụng phương pháp này khá an toàn và mang lại kết quả chẩn đoán chính xác gần như  tuyệt đối. Cũng chính vì vậy, nội soi trở thành một biện pháp quan trọng để giúp các bác sĩ khẳng định người bệnh có bị trào ngược dịch mật hay không.

Dùng phương pháp nội soi dạ dày để phát hiện chính xác bệnh trào ngược dịch mật
Dùng phương pháp nội soi dạ dày để phát hiện chính xác bệnh trào ngược dịch mật

Thông qua những dụng cụ chuyên biệt được dùng để nội soi, các bác sĩ có thể quan sát trực tiếp các cơ quan trong cơ thể mà cụ thể ở đây là cơ môn vị, dịch mật trong tá tràng. Qua quan sát, bác sĩ sẽ thấy được tình trạng cơ môn vị có hoạt động bình thường hay không, dịch mật có trào qua lỗ môn vị lên dạ dày hay không, có thấy dịch vị bị đọng lại và bám thành từng lớp tại niêm mạc môn vị hay không, từ đó sẽ đưa ra kết luận chính xác nhất về tình trạng bệnh của bệnh nhân.

Ngoài ra, sử dụng phương pháp nội soi các bạn cũng sẽ phát hiện được những thương tổn (nếu có) ở trong dạ dày và tá tràng.

Lưu ý, khi nội soi, các bạn nên sử dụng thuốc gây mê vì lúc này hoạt động co bóp của dạ dày, hoạt động đóng mở môn vị, tâm vị ít bị động hơn mà sẽ chủ động hơn, giúp bác sĩ dễ dàng chẩn đoán bệnh.

Trên đây là những thông tin cần thiết mà chúng tôi cung cấp cho bạn về chứng trào ngược dịch mật mà bạn đang mắc phải. Hi vọng bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ về bệnh cũng như là có thể xác định được cách điều trị bệnh cho bản thân.

Bài viết tham khảo

Cập nhật lúc 13:45 - 12/09/2021

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.