Phẫu thuật cắt dạ dày có sao không? Sống được bao lâu?

Phẫu thuật cắt dạ dày thường được chỉ định sử dụng cho các trường hợp mắc các bệnh lý nguy hiểm về dạ dày như ung thư dạ dày, thủng dạ dày… Vậy phẫu thuật cắt dạ dày có làm sao không? Sau khi cắt dạ dày người bệnh sẽ sống được bao lâu? Nếu bạn quan tâm và muốn có được lời giải đáp tốt nhất, hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết ngay sau đây.

Phẫu thuật cắt dạ dày có sao không?

Cơ thể của chúng ta là một khối thống nhất, các cơ quan trong cơ thể tuy đảm nhiệm những chức năng khác nhau nhưng chúng có những mối liên hệ thống nhất. Mỗi cơ quan, bộ phận vừa đảm nhiệm chức năng của mình vừa hỗ trợ và đảm bảo cho các cơ quan khác được hoạt động bình thường. Cũng chính vì lý do này mà khi dạ dày bị cắt bỏ. chắc chắn sẽ gây ra những tác động không tốt cho sức khỏe và là điều mà không có một ai mong muốn.

Dạ dày là một bộ phận của hệ tiêu hóa có chức năng chứa đựng và bước đầu tiến hành quá trình tiêu hóa thức ăn và đẩy chúng  xuống ruột non. Khi bị mắc các bệnh nguy hiểm như ung thư thực quản, ung thư dạ dày, béo phì, viêm loét dạ dày, thủng dạ dày… các bác sĩ sẽ chỉ định cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ dạ dày của bệnh nhân và tiến hành nối trực tiếp thực quản với ruột non thông qua tá tràng.

Phẫu thuật cắt bỏ dạ dày
Phẫu thuật cắt bỏ dạ dày

Mặc dù sau khi phẫu thuật dạ dày, người bệnh có thể hồi phục và ăn uống bình thường nhưng thời gian đầu sau điều trị sẽ bị những cơn đau hành hạ, hệ tiêu hóa sẽ không thể hoạt động được bình thường như trước, sức khỏe của bệnh nhân sẽ bị giảm sút, chưa kể đến những biến chứng gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Với những ảnh hưởng xấu như vậy thì người cắt bỏ dạ dày có thể sống được bao lâu?

Phẫu thuật cắt dạ dày sống được bao lâu?

Đây là vấn đề mà nhiều người vẫn còn đang rất thắc mắc. Tuy nhiên, tùy vào mục đích phẫu thuật cũng như loại bệnh mà bệnh nhân mắc phải mà các bác sĩ sẽ có những chẩn đoán về thời gian sống khác nhau. Sau đây chúng tôi xin được giải đáp thỏa đáng vấn đề này:

1. Cắt dạ dày có thể sống được bao lâu?

Với những trường hợp cắt một phần dạ dày vì lý do béo phì, viêm loét dạ dày… sau khi phẫu thuật tuy phải chịu cảm giác đau đớn trong thời gian đầu, nhưng sau đó, nếu như không có biến chứng gì xảy ra thì người bệnh vẫn hoàn toàn khỏe mạnh, sống bình thường nhưng cần phải điều chỉnh thói quen ăn uống cho phù hợp.

Những người được chỉ định phẫu thuật cắt bỏ hoàn toàn dạ dày do ung thư dạ dày hoặc do ung thư các cơ quan cận kề di căn sang, thời gian sống kéo dài bao lâu sẽ tùy vào tình trạng bệnh đang ở giai đoạn nào. Nếu như bệnh nhân có tình trạng bệnh đang ở giai đoạn I thì tỷ lệ sống sót trong vòng 5 năm là 90%, tỷ lệ này ngày càng giảm khi bệnh càng nặng. Nếu ở giai đoạn 2 là 70%, giai đoạn 3 là 30 – 50%, giai đoạn 4 là 10%. Vì thế càng phát hiện và điều trị bệnh càng sớm thì cơ hội sống của người bệnh sẽ kéo dài lâu hơn.

2. Các kỹ thuật cắt bỏ dạ dày được sử dụng hiện nay

Với sự phát triển của nền y học hiện đại, ngoài việc sử dụng phương pháp phẫu thuật mổ hở truyền thống thì kỹ thuật mổ nội soi đang được áp dụng ngày càng phổ biến vì chúng mang lại những ưu điểm vượt trội hơn so với phẫu thuật thông thường. Đặc điểm của hai kỹ thuật này là:

+ Với kỹ thuật cắt dạ dày mổ hở: Các bác sĩ sẽ sử dụng những công cụ chuyên biệt để rạch một đường dài ở giữa bụng của người bệnh, sau đó tiến hành cắt đi một phần hoặc toàn bộ dạ dày tùy theo mục đích phẫu thuật của người bệnh. Đây là phương pháp phẫu thuật truyền thống, mặc dù chúng có thể giúp các bác sĩ tiến hành các thao tác một cách dễ dàng nhưng lại gây ra vết sẹo lớn và có nguy cơ gây biến chứng cao.

Thực hiện ca phẫu thuật cắt bỏ dạ dày
Thực hiện ca phẫu thuật cắt bỏ dạ dày

+ Cắt dạ dày bằng phương pháp nội soi: Thay vì rạch một đường dài ngay giữa bụng bệnh nhân, các bác sĩ sẽ rạch những đường nhỏ trên bụng người bệnh, dùng ống nội soi có gắn lase và các công cụ chuyên biệt vào dạ dày của người bệnh và thực hiện cắt đi một phần hoặc toàn bộ dạ dày của người bệnh. Ưu điểm của kỹ thuật này là đường mổ nhỏ, để lại ít vết sẹo, quan trọng là chúng thường mang lại độ chính xác và an toàn hơn mổ truyền thống.

3. Các biến chứng có thể gặp khi phẫu thuật cắt dạ dày

Cắt bỏ dạ dày là một phương pháp dùng để điều trị các vấn đề có liên quan đến dạ dày, thường được sử dụng khi bệnh nhân bị ung thư dạ dày hoặc dùng các phương pháp điều trị khác mà không mang lại kết quả. Tuy nhiên, sau khi phẫu thuật cắt bỏ dạ dày, người bệnh có thể sẽ gặp phải những vấn đề sau đây:

+ Bị hở, loét vết nối thực quản – tá tràng – ruột non: Mặc dù tình trạng này hiếm khi xảy ra nhưng nó lại gây ra những nguy hiểm cho người bệnh. Khi những vết nối bị loét hoặc hở, người bệnh sẽ có những biểu hiện đau bụng, giảm cân, toàn thân suy nhược, chảy máu tiêu hóa, thiếu máu, rò dạ dày hoặc hỗng tá tràng… trường hợp này nếu như không được điều trị sớm rất có thể sẽ gây tử vong cho người bệnh.

+ Kém hấp thu các chất dinh dưỡng: Khi cắt bỏ dạ dày, thức ăn được vận chuyển từ thực quản, xuống hỗng tràng rồi xuống thẳng ruột non, những enzym tiêu hóa và dịch mật tiết ra không đủ thời gian để hấp thụ bớt các chất dinh dưỡng có trong thức ăn vì thế mà mất đi một lượng chất dinh dưỡng nhất định. Kém hấp thụ các chất dinh dưỡng như sắt, vitamin D, calci ở hỗng tràng có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu, thiếu sắt hoặc nhuyễn xương.

+ Bị hội chứng Dumping: Đây là một trong những vấn đề thường gặp ở những người phẫu thuật cắt bỏ dạ dày. Thực chất , hội chứng Dumping chính là tình trạng thức ăn sau khi được đưa vào cơ thể bị trôi tuột xuống ruột non một cách nhanh chóng vì không có dạ dày. Hội chứng này thường gây ra những vấn đề tiêu hóa cho người bệnh như buồn nôn và nôn, đau bụng, tiêu chảy…

Ngoài những vấn đề trên, sau khi cắt bỏ dạ dày người bệnh sẽ có thể bị các biến chứng khác như tắc quai ruột đến, viêm teo dạ dày mãn tính, thiếu acid folic….

Chuyên gia tư vấn chữa bệnh dạ dày an toàn hiệu quả trên VTV2 – Vì sức khỏe người Việt

Một số lưu ý sau phẫu thuật cắt bỏ dạ dày

Sau quá trình cắt bỏ dạ dày thường khiến cho quá trình tiêu hóa và hấp thụ thức ăn trong những ngày đầu ở bệnh nhân có những thay đổi. Chính vì vậy, để tình trạng hồi phục tốt và nhanh chóng, người bệnh cần lưu ý:

+ Trong những ngày đầu bệnh nhân nên ăn những thức ăn dễ tiêu hóa, mềm, loãng như cháo, súp, canh, sau đó có mức độ đặc dần.

+ Cần thực hiện chia nhỏ bữa ăn hàng ngày, mỗi ngày nên ăn 6-8 bữa là hợp lý nhất.

+ Khi ăn phải ăn chậm, nhai kỹ để giảm bớt gánh nặng cho phần còn lại của dạ dày.

+ Cần chọn thực phẩm đa dạng, bổ dưỡng nhằm đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho một khối lượng dịch quy định.

+ Cần tránh ăn các thức ăn cay, nóng, chứa nhiều acid. Không sử dụng bia rượu, thuốc lá và một số chất kích thích khác có hại cho dạ dày.

+ Ăn xong phải nghỉ ngơi thoải mái, tránh vận động nhiều sẽ không tốt cho sức khỏe

Chế độ dinh dưỡng cho người cắt bỏ dạ dày
Chế độ dinh dưỡng cho người cắt bỏ dạ dày.

Sau phẫu thuật cắt bỏ dạ dày, bệnh nhân thường có nguy cơ xuất huyết dạ dày, vết mổ bị nhiễm trùng, chướng bụng, đầy hơi. Nếu gặp những biến chứng này cần báo ngay cho bác sĩ.

Dạ dày đóng vai trò vô cùng quan trọng trong cơ thể con người, tuy nhiên sau khi phẫu thuật cắt bỏ dạ dày thì cơ thể chúng ta vẫn hoạt động bình thường nếu như không có những biến chứng nào xảy ra. Vì vậy, nếu không may mắc phải các vấn đề về dạ dày nguy hiểm bạn vẫn có thể quyết định thực hiện phẫu thuật cắt bỏ dạ dày để tiếp tục duy trì sự sống.

Có thể bạn muốn xem

NSND Trần Nhượng chia sẻ về bài thuốc giúp ông chiến thắng bệnh dạ dày lâu năm

Cập nhật lúc 14:15 - 14/09/2021

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.