Bệnh viêm dạ dày ruột cấp ở trẻ em

Viêm dạ dày ruột cấp ở trẻ em là căn bệnh phổ biến, hầu như đứa trẻ nào cũng mắc phải một lần trong đời. Bệnh nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể sẽ gây nguy hiểm cho bé. Vậy do đâu mà trẻ em mắc chứng bệnh này, triệu chứng của bệnh ra sao, cách xử lý như thế nào? Để giải đáp những vấn đề này, hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu thông qua bài viết sau đây.

 Viêm dạ dày ruột cấp là gì?

Viêm dạ dày cấp còn được gọi với nhiều cái tên khác như cúm dạ dày, bệnh tiêu chảy nhiễm trùng, viêm dạ dày, là một căn bệnh cấp tính vì thế nó chỉ kéo dài dưới 2 tuần, tình trạng này xảy ra khi đường tiêu hóa bị nhiễm trùng mà chủ yếu là diễn ra ở ruột non và dạ dày gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của người bệnh.

Đây là căn bệnh rất phổ biến, hầu như ai cũng có thể căn bệnh này “ghé thăm”.  Trẻ em (đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi) là đối tượng cực kỳ dễ bị nhiễm bệnh. Bởi ở những đối tượng này có hệ miễn dịch yếu hơn người lớn vì các tác nhân xấu dễ dàng xâm nhập vào cơ thể gây nên bệnh viêm dạ dày cấp.

Nguyên nhân gây bệnh viêm dạ dày ruột cấp ở trẻ em

Nguyên nhân gây bệnh viêm dạ dày cấp ở trẻ
Nguyên nhân gây bệnh viêm dạ dày cấp ở trẻ

Bệnh viêm dạ dày cấp ở trẻ thường do những nguyên nhân sau gây ra:

+ Bị viêm dạ dày ruột cấp do virus

Đây là nguyên nhân chủ yếu (chiếm tới 70%) gây ra bệnh viêm dạ dày cấp ở trẻ em. Có nhiều loại virus gây ra tình trạng này như virus noro, virus adeno, virus astro nhưng loại virus thường gặp nhất, phổ biến nhất chính là virus Rota.

Bệnh do virus Rota gây ra xâm nhập vào cơ thể chủ yếu qua môi trường không hợp vệ sinh, thức ăn hay nguồn nước bị ô nhiễm. Trẻ hay chơi đùa đất cát, có thói quen vừa ăn vừa nghịch bẩn cũng là những nguyên nhân thường gây ra tình trạng này. Ngoài ra, vì nguyên nhân gây bệnh là do virus, vì thế khi dùng chung đồ dùng cá nhân, tiếp xúc trực tiếp với người bệnh cũng có thể làm cho trẻ bị nhiễm bệnh.

Cơ thể khi bị nhiễm virus Rota sẽ tạo ra kháng thể để miễn dịch, do đó khi trẻ bị mắc 1 lần thì sẽ ít có nguy cơ mắc lại căn bệnh này.

+ Bị bệnh viêm dạ dày cấp do vi khuẩn

Ngoài việc bị nhiễm virus thì bị nhiễm vi khuẩn cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây nên bệnh viêm dạ dày cấp. Các loại vi khuẩn có khả năng gây bệnh viêm dạ dày ruột cấp gồm: Salmonella, Escherichia coli, Campylobacter, Shigella… Tuy nhiên hai loại vi khuẩn gây bệnh phổ biến nhất là Escherichia coli và Campylobacter.

Vi khuẩn lây qua đường ăn uống, vì thế sử dụng các loại thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, những loại thức ăn không được nấu chín kỹ như gia cầm, hải sản, hoa quả, trứng, sữa tiệt trùng… sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm dạ dày ruột.

+ Ký sinh trùng là một trong những nguyên nhân gây viêm dạ dày cấp

Các loại ký sinh trùng như Cryptosporidium, Giardia lamblia,… có khả năng xâm nhập vào cơ thể của bé gây ra bệnh viêm dạ dày cấp. Con đường lây lan chủ yếu của chúng là thông qua thức ăn và nguồn nước.

Biểu hiện của bé khi bị bệnh viêm dạ dày cấp

Khi bé bị viêm dạ dày cấp thường có các triệu chứng dễ nhận biết và thường những triệu chứng này xuất hiện rõ ràng hơn sau 12 – 72 giờ bị nhiễm. Cụ thể:

+ Nôn mửa, chán ăn, nhức đầu. Trong đó tình trạng buồn nôn và nôn thường chỉ kéo dài khoảng 1 ngày.

+ Sốt, có thể bị co giật.

+ Tiêu chảy. Nôn và tiêu chảy thường gây ra tình trạng mất nước, khi đó trẻ sẽ có những biểu hiện như: Khô môi và miệng, ít nước mắt khi khóc, ít đi tiểu, da mặt nhợt nhạt, xanh xao, thở nhanh, chân tay lạnh, hay cáu kỉnh và người có thể bị lả đi.

Tiêu chảy là một trong những biểu hiện của bệnh viêm dạ dày cấp ở trẻ
Tiêu chảy là một trong những biểu hiện của bệnh viêm dạ dày cấp ở trẻ

Khi bị mất nước, trẻ phải được được đưa đến các cơ sở y tế hoặc phải được áp dụng các biện pháp để bù nước ngay tránh để xảy ra những tình trạng không mong muốn.

Khi nào thì nên đưa trẻ đi khám bác sĩ?

Bệnh viêm dạ dày cấp ở trẻ thường nhẹ, thường các triệu chứng sẽ tự biến mất sau vài ngày và bạn chỉ cần thực hiện các bước chăm sóc bé ngay tại nhà mà không cần đến sự can thiệp của các bác sĩ. Tuy nhiên, khi trẻ có các biểu hiện như sốt cao hơn 38,5 độ, đau bụng dữ dội, hôn mê, tiêu chảy ra máu, nôn mửa liên tục, bị viêm dạ dày cấp ở những trẻ dưới 6 tháng tuổi, có dấu hiệu bị mất nước nặng, trẻ bị mắc các bệnh mãn tính như huyết áp, tim, thận… thì cần phải nhanh chóng đưa bé đi khám và điều trị ngay tránh để xảy ra những trường hộ không mong muốn.

Cách chăm sóc trẻ bị viêm dạ dày ruột cấp

Khi con bạn bị viêm dạ dày ruột cấp thì việc chăm sóc bé ở giai đoạn này là vô cùng quan trọng. Bởi khi không được chăm sóc đúng cách, tình trạng bệnh sẽ không những không thuyên giảm mà thậm chí còn nặng hơn. Vì thế, bạn cần lưu ý những vấn đề như sau:

+ Phải để trẻ nằm nghỉ ngơi hoàn toàn.

+ Cần phải cho trẻ uống bù nước bằng đường uống pedialyte, hoặc bù chất điện giải cho trẻ thông qua việc uống Oserol.

+ Cho trẻ ăn các thức ăn được chế biến loãng và nhạt hơn bình thường, như cháo, súp. Nên ăn các thực phẩm như bánh mì, chuối, gạo, khoai tây nghiền, tránh các loại thực phẩm gây khó tiêu, các loại thực phẩm ngọt và đồ lạnh.

+ Có thể cho trẻ uống nước gừng ấm – mật ong hoặc nước bạc hà để giúp trẻ dễ chịu hơn.

Cách phòng bệnh viêm dạ dày ruột cấp ở trẻ em

Mặc dù viêm cấp dạ dày ruột là một trong những căn bệnh mà hầu như đứa trẻ nào cũng có thể mắc phải, tuy nhiên bạn cũng có thể hạn chế nguy cơ mắc bệnh cho con mình bằng các biện pháp như sau:

+ Phải rửa tay sạch sẽ cho trẻ bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

+ Hạn chế cho trẻ dùng chung các đồ dùng cá nhân. Tốt nhất là sắm riêng các đồ dùng vệ sinh cá nhân cho trẻ.

+ Không nên cho trẻ tiếp xúc với người đang bị bệnh. Bên cạnh đó, nếu trẻ đang bị bệnh, bạn nên cho trẻ nghỉ học vài ngày để tránh lan sang những người khác.

+ Cần đảm bảo vệ sinh khi thực hiện khâu chế biến thức ăn cho trẻ.

+ Cho trẻ ăn các loại thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng, hạn chế cho trẻ ăn bánh kẹo, nước ngọt. Không để trẻ ăn những loại đồ ăn được bày bán ngoài đường.

+ Tắm rửa, vệ sinh hàng ngày cho bé…

Trên đây là những thông tin về căn bệnh viêm dạ dày cấp ở trẻ mà chúng tôi cung cấp cho các bạn, các bạn có thể tham khảo và áp dụng những biện pháp này vào điều trị cũng như là phòng chống bệnh cho bé yêu nhà mình. Cảm ơn bạn đã theo dõi.

Có thể bạn muốn xem

Cập nhật lúc 14:26 - 12/09/2021

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.