7 Cách xét nghiệm vi khuẩn hp chuẩn xác

Xét nghiệm vi khuẩn Hp là cách tốt nhất giúp người bệnh phát hiện sớm sự hiện diện của vi khuẩn Hp trong cơ thể. Từ đó đưa ra biện pháp điều trị hiệu quả nhất, tránh những biến chứng do vi khuẩn Hp gây ra ảnh hưởng đến sức khỏe.

Vi khuẩn Helicobacter pylori được các chuyên gia đánh giá là nguyên nhân gây bệnh loét dạ dày tá tràng và là yếu tố nguy cơ hàng đầu cho sự phát triển của ung thư dạ dày. Loại khuẩn này sinh sôi và phát triển trong môi trường khắc nghiệt acid dạ dày và gây hại cho dạ dày. Các triệu chứng do vi khuẩn Hp gây ra đều khá giống với bệnh lý dạ dày. Do đó, để có thể phát hiện chính xác nguy cơ gây bệnh dạ dày ở bạn có phải do vi khuẩn Hp gây ra hay không, ngoài các chẩn đoán lâm sàng qua mô tả bệnh các bác sĩ cần thực hiện các thủ tục và quy trình xét nghiệm để đưa ra kết quả chính xác nhất.

Nội dung bài viết bao gồm:

I. Khi nào cần đi xét nghiệm vi khuẩn Hp?

Không phải ai mắc các bệnh lý dạ dày cũng có nghĩa vụ làm thủ thục xét nghiệm vi khuẩn Hp, bởi theo PGS.TS Quách Trọng Đức (Tổng thư ký hội nội soi tiêu hóa Việt Nam và Phó chủ nhiệm Bộ môn Nội – Đại học Y dược TP. HCM) cho biết, vi khuẩn HP có thể chung sống “hòa bình” trong dạ dày người bị nhiễm, đôi lúc chúng chính là cộng sự giúp loại bỏ các tác nhân gây bệnh đường tiêu hóa. Bên cạnh đó, không phải các bệnh lý liên quan đến dạ dày đều do vi khuẩn Hp gây ra mà có thể do một vài tác nhân bên ngoài tác động. Do đó, nếu không có dấu hiệu nghi ngờ, người bệnh không nên làm các thủ tục xét nghiệm vi khuẩn Hp, đặc biệt là người khỏe mạnh, bởi các xét nghiệm thường khá đắt, tránh trường hợp lãng phí.

Xét nghiệm vi khuẩn Hp
Khi nào cần đi xét nghiệm vi khuẩn Hp?

Một số biểu hiện sau đây, bạn nên đi xét nghiệm vi khuẩn Hp ngay lập tức, tránh để lâu bệnh có thể chuyển biến nặng và gây ra nhiều biến chứng không có lợi cho sức khỏe, thậm chí đe dọa đến tính mạng.

+ Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) của Hoa Kỳ khuyến cáo, người bệnh nên tiến hành làm xét nghiệm tìm vi khuẩn Hp khi dạ dày xuất hiện các vết loét do viêm loét dạ dày hoặc viêm loét tá tràng gây ra.

+ Ngoài ra, người bệnh cũng cần làm xét nghiệm hp nếu trước đó bạn đã có tiền sử viêm loét mà chưa làm xét nghiệm vi khuẩn Hp.

+ Ở trường hợp, sau khi điều trị Hp dạ dày dứt điểm, các bạn cũng nên làm xét nghiệm vi khuẩn Hp lại tránh trường hợp tái nhiễm khuẩn.

+ Bên cạnh đó, người bệnh thường xuyên bị các triệu chứng giống như dấu hiệu nhiễm vi khuẩn Hp sau đây làm phiền, tốt nhất các bạn cần làm xét nghiệm tìm vi khuẩn Hp, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

  • Cảm giác đắng ở miệng và khó khăn trong nuốt, nuốt hay bị vướng và nghẹt.
  • Mặt khác, những người nhiễm vi khuẩn Hp thường có triệu chứng thiếu máu nhưng không rõ nguyên nhân hoặc da thường xuyên xanh xao và nhợt nhạt do mất máu, thiếu sắt. (Nguyên nhân chủ yếu ở đây là do vi khuẩn Hp làm cản trở quá trình hấp thu chất sắt và vitamin B12 khiến cơ thể thiếu hụt chất dinh dưỡng và sắt để tạo máu).
  • Triệu chứng nhiễm khuẩn Hp điển hình đó là nôn và nôn khan, nhất là vào buổi sáng sớm. Hoặc cũng có thể, bệnh nhân sẽ cảm thấy xuất hiện khối u trên bụng căng cứng và bề mặt trơn nhẵn kèm theo biểu hiện giảm cân.

+ Đồng thời, xét nghiệm virus Hp cũng được thực hiện ở người bệnh sử dụng thuốc kháng viêm không chứ steroid (NSAID) hoặc thuốc ibuprofen dài hạn.

+ Xét nghiệm vi khuẩn Hp cũng được khuyến cáo thực hiện ở tình trạng bệnh gọi là hội chứng khó tiêu. Đây được xem là cảm giác khó chịu ở phần bụng trên. Các biểu hiện của hội chứng này có thể là đau rát vùng thượng vị, đau giữa phần rốn hoặc phần dưới xương ức. Cơn đau thường xuất hiện vào lúc đang ăn hoặc sau khi ăn xong.

+ Một số trường hợp mặc dù không có bất kỳ biểu hiện đau dạ dày nào nhưng cũng cần xét nghiệm tìm vi khuẩn Hp đó là trường hợp bạn có người thân trong gia đình chẳng hạn như anh, em hoặc chị, bố, mẹ có tiền sử mắc bệnh ung thư dạ dày. Bởi vì, ung thư dạ dày do vi khuẩn Hp gây ra có khả năng di truyền giữa những người thân trong gia đình rất cao. Do đó, nếu gia đình bạn mắc phải bệnh chứng tỏ nguy cơ mắc bệnh ở bạn là điều không thể tránh khỏi. Vì vậy, tốt nhất các bạn nên tiến hành thực hiện xét nghiệm vi khuẩn Hp để phòng ngừa và khắc phục bệnh ngay từ phút ban đầu.

II. Các phương pháp xét nghiệm vi khuẩn Hp

Hiện nay có hai hình thức xét nghiệm Hp chính được bác sĩ khuyến cáo sử dụng đó là phương pháp xâm lấn và phương pháp xét nghiệm không xâm lấn. Tùy thuộc và tình trạng và mức độ bệnh của mỗi người mà bác sĩ sẽ tiến hành đưa ra các biện pháp xét nghiệm vi khuẩn Hp khác nhau.

1/ Xét nghiệm vi khuẩn Hp có xâm lấn

Phương pháp xét nghiệm có xâm lấn được sử dụng khi cơ thể có những biểu hiện bất thường mà các biện pháp không xâm lấn khó có thể kiểm tra được. Lúc này, bác sĩ sẽ lấy mẫu mô nhỏ trong dạ dày và tiến hành phân tích kiểm tra dưới kính hiển vi. Các thủ thuật xét nghiệm virus Hp có xâm lấn bao gồm:

#1. Test Urease trên mảnh sinh thiết (BUT)

Test Urease dựa trên cơ thể vi khuẩn Hp thường xuyên tiết ra nhiều men Urease để phân hủy urea thành amoniac và làm cho môi trường acid trở nên kiềm tính. Chính vì điều này, dung dịch ure-Indol từ màu vàng chuyển sang màu hồng tím. Tuy nhiên, phương pháp này có điểm hạn chế đó là tính đặc hiệu và độ nhạy khá thấp, cần phải có ít nhất 10số lượng vi khuẩn Hp có trong mảnh sinh thiết mới có thể làm chuyển đổi màu dung dịch. Bên cạnh đó, điểm bất lợi của biện pháp xét nghiệm vi khuẩn Hp này là không thể giúp chẩn đoán vi khuẩn Hp sau thời gian điều trị, bởi lúc này, lượng vi khuẩn đã giảm xuống sau khi sử dụng thuốc kháng sinh.

Về phần đọc kết quả, nếu đọc kết quả sau 24 giờ độ nhạy sẽ cao nhưng lúc này giá trị của xét nghiệm nhanh bị giảm. Bên cạnh đó, độ đặc hiệu cũng giảm dần do một số vi khuẩn tiết men Urease có ở miệng như Staphylococus và Streptococcus. Và các vi khuẩn này chính là các nguyên nhân thường dẫn đến kết quả dương tính.

#2. Phương pháp nuôi cấy vi sinh

Xét nghiệm vi khuẩn Hp bằng nuôi cấy vi sinh
Xét nghiệm vi khuẩn Hp bằng nuôi cấy vi sinh giúp kiểm tra độ nhạy của kháng sinh trong việc chữa trị

Phương pháp nuôi cấy vi sinh thường dùng để kiểm tra độ nhạy của kháng sinh trong việc điều trị vi khuẩn Hp. Đối với phương pháp này, sau khi lấy mẫu sinh thiết, bác sĩ sẽ tiến hành nghiền mẫu vài giây trong 0.5ml nước muối sinh lý. Sau đó, đưa mẫu sinh thiết này vào môi trường nuôi cấy ở nhiệt độ ổn định 37 độ C. Một thời gian sau khi nuôi cấy, có thể quan sát sự trên mô nuôi có sự xuất hiện của các khuẩn lạc tròn và sáng đó chính là vi khuẩn Hp. Phương pháp nuôi cấy vi sinh thường cho kết quả khá cao với độ nhậy và độ đặc hiệu chiếm 80% và 100%.

#3. Phương pháp mô bệnh học xét nghiệm vi khuẩn Hp

Với phương pháp xét nghiệm bằng mô bệnh học, bác sĩ sẽ lấy mẫu bệnh phẩm sau đó cố định bằng folmol 10%. Tiếp đến, bác sĩ sẽ cắt các mẫu bằng thành từng mẫu nhỏ với kích thước từ 4 – 6mm. Dùng thuốc nhuộm mẫu thử để tiện cho việc phân tích mẫu. Một vài phương pháp nhuộm thường dùng trong phương pháp xét nghiệm mô bệnh học đó là Warthin- Starry, Acridine- Orange, Peroxydase- Antiperoxydase, Hematixyline – eosine (H.E), Acridine- Orange, Warthin- Starry, Giemsa,… Sau khi nhuộm xong, bác sĩ sẽ tiến hành quan sát dưới kính hiển vi để phát hiện vi khuẩn Hp. Phương pháp này thường được sử dụng xét nghiệm vi khuẩn Hp ở các cơ sở y tế, độ nhạy và đặc hiệu của phương pháp này thường lớn hơn 95%.

2/ Xét nghiệm virus Hp không xâm lấn

Kỹ thuật Xét nghiệm không xâm lấn được thực hiện khi người bệnh không có bất kỳ tổn thương nào bên trong dạ dày. Các thủ thục xét nghiệm tìm vi khuẩn Hp này khá đơn giản và cho kết quả nhanh chóng. Dưới đây là các thủ tục xét nghiệm vi khuẩn Hp không xâm lấn điển hình:

#1. Test thở CO2 phóng xạ

Không giống như xét nghiệm máu, kết quả chờ xét nghiệm vi khuẩn Hp thường diễn ra trong vòng 60 ngày. Đối với các xét nghiệm hơi thở thường được thực hiện trong vòng 30 ngày sau khi điều trị bệnh. Với phương pháp này, giúp người bệnh đảm bảo rằng vi khuẩn Hp đã được loại bỏ.

Xét nghiệm vi khuẩn Hp qua hơi thở
Test thở CO2 phóng xạ giúp tìm vi khuẩn Hp trong dạ dày

Thông thường, trước khi thực hiện xét nghiệm vi khuẩn Hp bằng Test thở CO2 phóng xạ, người bệnh nên ngưng sử dụng các loại thuốc có chứa bismuth (cụ thể như thuốc ức chế bơm proton, Pepto-Bismol) và một số loại thuốc kháng sinh ít nhất 2 tuần trước khi thử nghiệm.

Với biện pháp này, bệnh nhân được cung cấp hợp chất ure dưới dạng không có hoạt tính hoặc chất phóng xạ để ăn vào. Sau khi hoạt chất này vào cơ thể, chúng sẽ chuyển hóa thành carbon dioxide (CO2) nếu cơ thể bạn có sự hiện diện của vi khuẩn Hp. Carbon dioxide được phát hiện dễ dàng thông qua hơi thở.

#2. Test thở với ure phóng xạ 

Xét nghiệm hơi thở urê (UBT) là một phương pháp thử nghiệm để chẩn đoán sự hiện diện của vi khuẩn Hp trong dạ dày có gây viêm loét, teo dạ dày. Ngoài ra, xét nghiệm này cũng có thể được sử dụng để chứng minh rằng vi khuẩn Hp đã được loại bỏ hoàn toàn bằng cách sử dụng thuốc kháng sinh. Phương pháp xét nghiệm tìm vi khuẩn Hp này thường được sử dụng để chẩn đoán nhiễm trùng ở người lớn. Và để đảm bảo an toàn cho trẻ em, bác sĩ thường sử dụng phương pháp test thở ure không phóng xạ.

Để thực hiện thử nghiệm này, bệnh nhân sẽ được yêu cầu nuốt một hoạt chất ure làm từ đồng vị carbon. Sau khi vào dạ dày, ure sẽ bị vỡ ra và biến thành khó carbon dioxide. Khí này sẽ được hấp thụ qua lớp niêm mạc dạ dày và đi vào máu. Sau đó, chúng di chuyển đến phổi và bài tiết qua đường hơi thở. Sau đó, các mẫu hơi thở ra được thu thập lại và tiến hành đo để xác định có dấu vết của vi khuẩn Hp hay không. Nếu đồng vị carbon được phát hiện trong hơi thở, điều này có nghĩa vi khuẩn Hp có mặt trong dạ dày (kết quả cho dương tính). Nếu không tìm thấy đồng vị carbon, chứng tỏ không có vi khuẩn Hp (kết quả âm tính).

Đối với phương pháp này thường cho kết quả khá chính xác và tương đối nhanh. Đồng thời, không gây ra bất kỳ rủi ro nào, các bạn cũng không cần phải ngưng thuốc kháng sinh trước khi tiến hành làm xét nghiệm vi khuẩn Hp.

#3. Xét nghiệm máu kiểm tra vi khuẩn Hp

Xét nghiệm máu tìm vi khuẩn Hp
Xét nghiệm máu giúp bác sĩ kiểm tra vi khuẩn Hp có trong dạ dày

Xét nghiệm máu là biện pháp xét nghiệm vi khuẩn Hp không xâm lấn giúp phát hiện vi khuẩn Hp một cách nhanh chóng và tương đối dễ dàng. Tuy nhiên, một điều bất lợi ở phương pháp này đó là kháng thể máu có nhiễm vi khuẩn Hp có thể tồn tại trong cơ thể nhiều năm liền, cho dù trước đó bạn bị nhiễm khuẩn và đã điều trị khỏi hoàn toàn bằng kháng sinh. Do đó, xét nghiệm kháng thể máu có thể tốt cho việc chẩn đoán nhiễm trùng nhưng không giúp phát hiện độ nhạy của vi khuẩn Hp với loại kháng sinh nào đó để đưa ra phác đồ điều trị..

#4. Xét nghiệm phân tìm vi khuẩn Hp

Theo các chuyên gia Hội Tiêu hóa Việt Nam, vi khuẩn Hp thường lây nhiễm qua đường phân. Do đó, xét nghiệm phân là biện pháp tối ưu được ưu tiên sử dụng trong việc đánh giá nhiễm vi khuẩn Hp. Dựa vào phương pháp xét nghiệm phân bằng phản ứng miễn dịch huỳnh quang, bác sĩ có thể phát hiện dấu vết nhiễm vi khuẩn Hp bằng cách quan sát sự thay đổi của màu phân. Nếu phân có màu xanh chứng tỏ bạn đã bị nhiễm vi khuẩn Hp dương tính và ngược lại. Tuy nhiên, xét nghiệm tìm vi khuẩn Hp bằng phân không phải là xét nghiệm nhanh và thường cho kết quả khá lâu. Vì vậy, phương pháp này không thích hợp để thực hiện ở những bệnh nhân có diễn biến bệnh nặng.

Trên đây là các phương pháp xét nghiệm vi khuẩn Hp được chúng tôi tổng hợp. Mỗi phương pháp xét nghiệm được đưa vào thử nghiệm sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Do đó, để có biện pháp xét nghiệm Hp mang lại kết quả chính xác nhất, người bệnh nên đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và tư vấn phương pháp xét nghiệm tìm vi khuẩn HP phù hợp.

Nhã Nam (Tổng hợp)

Có thể bạn quan tâm: 

Cập nhật lúc 00:18 - 12/09/2021

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.