Top thuốc kháng sinh diệt vi khuẩn Hp dạ dày

Một trong những nguyên nhân phổ biến gây nên bệnh đau dạ dày chính là do nhiễm vi khuẩn Hp. Vì vậy tiêu diệt được loại vi khuẩn này sẽ giúp ngăn ngừa được một trong những nguyên nhân gây nguy cơ mắc bệnh đau dạ dày. Sau đây chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn các loại thuốc kháng sinh điều trị hiệu quả vi khuẩn Hp.

1. Khi nào cần diệt vi khuẩn Hp dạ dày?

Vi khuẩn Hp tồn tại ở lớp niêm mạc dạ dày của con người. Thông thường, nếu không hoạt động chúng sẽ không gây ra bất cứ triệu chứng gì và cũng không làm hại đến dạ dày của người bệnh. Tuy nhiên, khi hoạt động, chúng sẽ gây ra tình trạng loét hành tá tràng, viêm loét dạ dày, gây suy giảm chức năng của dạ dày, nặng hơn là có thể dẫn đến ung thư.

Một số chủng vi khuẩn Hp dạ dày tồn tại trong những trường hợp như: Người từng có polyp tăng sản dạ dày đã cắt bỏ, những người cùng huyết thống với người từng có tiền sử ung thư dạ dày, bệnh nhân bị viêm teo niêm mạc dạ dày, hoặc những người bị viêm loét dạ dày có vi khuẩn Hp… thường có khả năng dẫn đến bệnh ung thư dạ dày.

Hình ảnh vi khuẩn Hp tồn tại trong dạ dày
Hình ảnh vi khuẩn Hp tồn tại trong dạ dày

Chính vì vậy mà đây là những đối tượng bệnh nhân cần ưu tiên điều trị vi khuẩn Hp để ngăn ngừa tình trạng xấu nhất xảy ra và cũng chính là để đề phòng những căn bệnh nguy hiểm.

2. Top thuốc kháng sinh diệt vi khuẩn Hp dạ dày

Dùng thuốc kháng sinh được xem là cách hữu hiệu nhất để kiểm soát và tiêu diệt vi khuẩn Hp. Hiện nay trên thị trường có vô số loại kháng sinh, tuy nhiên không phải ai cũng biết được kháng sinh nào tốt nhất để điều trị loại vi khuẩn này. Vì thế, sau đây chúng tôi sẽ giúp các bạn nêu ra một số loại thuốc sử dụng hiệu quả, được sử dụng phổ biến để điều trị vi khuẩn Hp:

+ Nhóm Am0-xicilline

Đây là các loại thuốc thuộc nhóm β-lactamin, công dụng chủ yếu của nó là ngăn quá trình tổng hợp vách tế bào trong vi khuẩn Hp diễn ra khiến cho vi khuẩn Hp không thể phát triển. Đặc điểm của nhóm thuốc này là khá nhạy cảm với H.pylori in vitro, tương đối bền trong môi trường có nồng độ pH acid và chúng có thể được hấp thụ tốt ở lớp niêm mạc dạ dày và niêm mạc ruột.

Các loại thuốc thuộc nhóm Am0-xicilline có tác dụng tốt nhất là sau khi uống khoảng 1 giờ và giảm dần từ tiếng thứ 2. Bởi khi đó, nồng độ của thuốc ở lớp niêm mạc và dịch nhầy trong dạ dày còn cao, lâu dần nồng độ này giảm đi khiến tác dụng của thuốc cũng giảm theo.

Tuy nhiên, khi sử dụng nhóm thuốc kháng sinh này để tiêu diệt vi khuẩn Hp cũng gây ra những tác dụng phụ không mong muốn như bị nôn mửa, dị ứng, bị loét đại tràng giả mạc, đi rửa… Vì thế bạn cần lưu ý khi dùng loại thuốc này.

+ Nhóm thuốc kháng sinh Bismuth

Đây là một trong những nhóm thuốc kháng sinh được sử dụng nhiều trong điều trị lâm sàng. Đặc điểm của chúng là hòa tan cao trong nước, nếu tồn tại trong môi trường pH 3.5 chúng sẽ kết tủa tạo thành một lớp màng bao bọc những vết loét trên lớp niêm mạc dạ dày.

Bên cạnh đó, muối bismuth có tác dụng kết hợp với glycoprotein có tác dụng chống ion Hbị khuếch tán ngược lên giúp cải thiện tình trạng bệnh. Ngoài ra chúng còn kích thích sự hoạt động của prostaglandin, làm tăng khả năng diệt khuẩn cho thuốc.

Các loại thuốc thuộc nhóm thuốc Bismuth thường được sử dụng là Tripotassium Dicitrato Bismuth, Colloidal Souscitrate Bismuth, Sous salicylate bismuth,…

+ Nhóm Tetracycline

Nhóm thuốc Tetracycline được biết đến là một trong những nhóm thuốc kháng sinh có tác dụng điều trị rất hiệu quả vi khuẩn Hp bởi chúng có độ nhạy cảm với với vi khuẩn Hp lên đến 98%.

Loại thuốc này có đặc điểm là tương đối bền ở môi trường có nồng độ acid yếu, lớp niêm mạc dạ dày là nơi thuốc được hấp thu tốt nhất. Nhóm Tetracycline thường mang đến tác dụng điều trị sau vài giờ dùng thuốc.

Dùng kháng sinh tiêu diệt vị khuẩn Hp để mang lại hiệu quả nhanh chóng
Dùng kháng sinh tiêu diệt vị khuẩn Hp để mang lại hiệu quả nhanh chóng

+ Nhóm Tinidazole và Metronidazole

Hai loại kháng sinh này thuộc nhóm 5 nitroimidazole với nồng độ kháng sinh nhỏ nhất là 90 – 2mg/l. Điểm đặc biệt của Mrtronidazole và Tinidazole là hoạt động của chúng không phụ thuộc vào nồng độ pH trong lớp niêm mạc dạ dày.

Hoạt động của thuốc sẽ kéo dài từ 8 – 12 giờ đồng hồ, sau đó chúng sẽ được bài tiết ở ruột và nước bọt. Ngoài ra vi khuẩn Hp thường kháng với nhóm thuốc này, vì thế trong thời gian sử dụng cần phải theo dõi sát sao tình trạng của mình để có biện pháp điều trị phù hợp.

Cũng giống như hầu hết các loại thuốc kháng sinh khác, hai loại thuốc Tinidazole và Metronidazole cũng thường dẫn đến các tác dụng phụ như gây cảm giác tanh trong miệng, buồn nôn, nôn, gây chán ăn…

+ Nhóm Quinolon

Thông qua thực nghiệm, nồng độ kháng sinh tối thiểu của nhóm thuốc Quinolon ở mức rất thấp nhưng lại có độ nhạy cảm cao. Khi sử dụng, chúng thường được kết hợp với những nhóm thuốc khác để tăng hiệu quả điều trị bệnh.

Tuy nhiên gần đây nhóm thuốc này ngày càng được ít sử dụng vì chúng có nhược điểm là gây kháng thuốc cao, làm cản trở cho điều trị vi khuẩn Hp.

+ Nhóm Clarithromycine

Một trong những nhóm thuốc kháng sinh dùng để diệt vi khuẩn Hp không thể không nhắc đến đó chính là nhóm Calarithromycine. Đây là nhóm thuốc thuộc nhóm macrolid, kháng khuẩn ở cả những vi khuẩn có gram(-) và (+).

Chúng có tác dụng ngăn cản quá trình tổng hợp protein của vi khuẩn, làm yếu dần và loại trừ vi khuẩn Hp. Nồng độ kháng khuẩn nhỏ nhất của thuốc là 90 – 0,3mg/l.

Mặc dù dùng thuốc kháng sinh có tác dụng nhanh chóng và hiệu quả trong điều trị vi khuẩn Hp, tuy nhiên cũng giống như các loại thuốc Tây dùng để điều trị bệnh khác, chúng thường gây ra những tác dụng phụ, gây khó chịu cho người bệnh. Hơn nữa, việc dùng thuốc không đúng cách và đúng liều lượng có thể sẽ dẫn đến tình trạng nhờn thuốc, kháng thuốc thậm chí gây phản tác dụng. Chính vì vậy, khi sử dụng bạn cần phải hỏi ý kiến bác sĩ và thực hiện đúng theo chỉ định của bác sĩ.

Chúc các bạn nhanh khỏe!

Bài viết tham khảo

Cập nhật lúc 13:45 - 12/09/2021

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.