Phác đồ điều trị Hp mới nhất từ Bộ Y Tế

Sử dụng phác đồ điều trị vi khuẩn Hp là một trong những giải pháp cấp thiết hiện nay giúp loại bỏ các bệnh lý do vi khuẩn gây ra. Tuy nhiên, việc áp dụng sai phác đồ điều trị chính là nguyên nhân khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn, nhất là tình trạng vi khuẩn Hp kháng kháng sinh. Dưới đây là các phác đồ điều trị Hp được bác sĩ khuyến cáo sử dụng.

Phác đồ điều trị Hp
Sử dụng phác đồ điều trị Hp giúp tiêu diệt và ức chế vi khuẩn Hp phá triển, cải thiện bệnh hiệu quả

Theo các chuyên gia Hội tiêu hóa Việt Nam, vi khuẩn Hp là loại khuẩn có thể sống trong môi trường khắc nghiệt của dạ dày và khả năng lây nhiễm rất cao. Do đó, để diệt được vi khuẩn Hp, các chuyên gia khuyến cáo người bệnh tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ đã đưa ra trong phác đồ điều trị. Việc sử dụng phác đồ điều trị phối hợp với nhiều loại thuốc kháng sinh khác nhau chính là giải pháp tối ưu giúp tiêu diệt vi khuẩn Hp và hạn chế tình trạng kháng thuốc. Tuy nhiên, để kết quả chữa trị mang lại hiệu quả cao và giảm thiểu tình trạng kháng thuốc có thể xảy ra, bệnh nhân cũng cần trang bị kiến thức về bệnh, hiểu rõ lý do vì sao nên tiêu diệt vi khuẩn Hp, đồng thời thực hiện đúng chỉ định của bác sĩ, chẳng hạn như sử dụng thuốc đúng liều lượng, đúng thời gian quy định và đúng thời điểm để mang lại kết quả chữa trị cao nhất.

Nội dung bài viết bao gồm:

I. Vì sao nên tiêu diệt vi khuẩn HP dạ dày?

Theo các khuyến cáo của tổ chức Y tế thế giới, vi khuẩn Hp có thể gây ra nhiều bệnh lý có hại cho sức khỏe người bệnh, thậm chí đe dọa đến tính mạng người nhiễm phải.  Một số căn bệnh do vi khuẩn Hp gây ra như loét dạ dày tá tràng, chứng khó tiêu chức năng, khối u dạ dày, viêm teo niêm mạc dạ dày hoặc cũng có thể bệnh lý nặng hơn đó là ung thư dạ dày,…

Theo các tổng phân tích thử nghiệm của các bệnh viện cho thấy, việc tiêu diệt vi khuẩn Hp mang lại nhiều lợi ích có ý nghĩa trong việc điều trị bệnh. Chẳng hạn, loại bỏ vi khuẩn Hp giúp làm giảm thiểu các vết loét dạ dày – tá tràng hình thành. Bên cạnh đó, ngăn cản các vết loét ăn sâu hơn và hạn chế hiện tượng tái phát. Ngoài ra, diệt trừ vi khuẩn Hp cũng giúp phòng tránh tình trạng chảy máu dạ dày do các vết loét dạ dày hay ung thư dạ dày gây ra.

Theo một vài nghiên cứu chỉ ra việc tiệt trừ vi khuẩn Hp giúp bệnh nhân lymphoma đẩy lui bệnh lâu dài ở mức độ thấp ở mô bạch huyết niêm mạc, giúp ngăn ngừa bệnh tiến triển xấu và chuyển sang giai đoạn phức tạp. Mặt khác, tiêu diệt vi khuẩn Hp mang lại ý nghĩa tích cực cho bệnh nhân mắc phải hội chứng khó tiêu chức năng khi chưa được thăm khám và không có bất kỳ dấu hiệu báo động nào để chẩn đoán bệnh.

Một ý nghĩa quan trọng không thể bỏ qua trong việc tiêu diệt vi khuẩn Hp đó là giúp giảm thiểu nguy cơ dẫn đến ung thư dạ dày, căn bệnh nguy hiểm thứ hai với tỷ lệ tử vong cao sau ung thư phổi. Theo nghiên cứu dịch tễ học qui mô lớn và Hướng dẫn đồng thuận Châu Á – Thái Bình Dương (Fock KM và cs, 2008), việc loại bỏ vi khuẩn Hp chính là cách ngăn cản các tế bào biến tính gây ung thư và đồng thời giảm nguy cơ ung thư dạ dày ở các quần thể có nguy cơ cao.

1. Mục tiêu sử dụng phác đồ điều trị Hp

Phác đồ điều trị Hp dạ dày được Bộ Y Tế ban hành và khuyến cáo sử dụng với mục tiêu loại bỏ vi khuẩn Hp khoảng 80 – 95%, giúp cải thiện và ngăn ngừa những biến chứng do chủng khuẩn này gây ra. Bên cạnh đó, việc dựa vào phác đồ điều trị có thể giúp bác sĩ theo dõi và đưa ra hướng điều trị bệnh phù hợp. Việc thay đổi hoặc kết hợp một số loại thuốc kháng sinh khác nhau tùy thuộc theo mức độ bệnh nặng hay nhẹ cũng là một phần không thể thiếu trong phác đồ chữa trị, giúp làm tăng hiệu lực tiêu diệt để chuyển Hp từ dạng xoắn khuẩn đang hoạt động sang dạng cầu khuẩn ngưng hoạt động. Đồng thời, dựa vào phác đồ, bác sĩ sẽ biết vi khuẩn Hp nào kháng kháng sinh và chuyển hướng sang sử dụng thuốc khác, giảm thiểu tình trạng kháng thuốc đang ngày càng tăng cao như hiện nay.

II. 5 loại phác đồ điều trị HP từ Bộ Y Tế

Để tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn Hp và cải thiện bệnh đau dạ dày hiệu quả, sử dụng phác đồ điều trị Hp ngay trong giai đoạn đầu khi bệnh mới khởi phát là lựa chọn đúng đắn của hầu hết bệnh nhân nhiễm trùng khuẩn. Sau khi thăm khám và thực hiện đầy đủ các thủ thuật cũng như phương pháp xét nghiệm vi khuẩn Hp, bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ điều trị phù hợp với tình trạng bệnh của từng người, giúp người bệnh thoát khỏi các triệu chứng do bệnh gây ra trong thời gian ngắn nhất. Dưới đây là 5 phác đồ điều trị vi khuẩn Hp được Bộ Y Tế khuyến cáo sử dụng.

1. Phác đồ điều trị Hp với liệu pháp trị liệu 3 thuốc

Phác đồ điều trị Hp với liệu pháp trị liệu 3 thuốc (clarithromycin,thuốc PPI (chất ức chế bơm proton), metronidazole) được sử dụng lần đầu tiên ở Mỹ và thường được dùng cho bệnh nhân nhiễm trùng khuẩn Hp trong giai đoạn đầu với lần điều trị đầu tiên hoặc mức độ nhiễm khuẩn nhẹ.

Phác đồ điều trị Hp 3 thuốc
Phác đồ điều trị Hp 3 thuốc được bác sĩ đề nghị áp dụng đối với trường hợp đầu tiên sử dụng hoặc người bệnh nhiễm khuẩn Hp ở mức độ nhẹ

Phác đồ này thường được sử dụng với 3 loại thuốc kháng sinh khác nhau và thời gian áp dụng để loại bỏ vi khuẩn Hp từ 10 – 14 ngày. Có hai trường hợp dùng liệu pháp trị liệu 3 thuốc đó là:

  • Clarithromycin (500mg/ 2 viên/ ngày) + PPI (chất ức chế bơm proton) (2 lần/ngày)

Kết quả đạt được: Tiêu diệt vi khuẩn Hp > 80% ngay lần đầu tiên điều trị.

2. Phác đồ điều trị Hp liệu pháp trị liệu 4 thuốc

Liệu pháp trị liệu 4 thuốc được sử dụng khi phác đồ điều trị Hp 3 thuốc thất bại hoặc không mang lại kết quả cao trong chữa trị. Và một số thí nghiệm ngẫu nhiên đối chứng cho thấy liệu pháp 4 thuốc ( PP, tetracylin và metronidazole, bismuth) có thể đạt được tỷ lệ diệt trừ vi khuẩn Hp tương đương với liệu pháp trị liệu 3 thuốc. Tuy nhiên, hạn chế của phác đồ này có thể dẫn đến tình trạng khó dung nạp thuốc và làm tăng nguy cơ Hp kháng kép, bởi kết hợp quá nhiều loại thuốc. Phác đồ điều trị Hp với liệu pháp 4 thuốc thường được áp dụng từ 10 – 14 ngày và được chia làm hai loại đó là phác đồ điều trị Hp có hoặc không có sử dụng Bismuth.

Cụ thể như sau:

  • Phác đồ điều trị Hp với liệu pháp trị liệu 4 thuốc có sử dụng Bismuth:  Tinidazole hay Metronidazole 250mg/4 viên/ngày + Bismuth 120mg/4 viên/ngày + Ranitidin 150mg/2 lần/ ngày hoặc PPI dùng 2 lần/ngày.
  • Phác đồ điều trị Hp liệu pháp trị liệu 4 thuốc không có sử dụng Bismuth: Am0-xici-llin (1g/ 2 viên/ ngày) + PPI (2 lần/ ngày) + Metronidazole (500mg/ 2 viên/ ngày) + Clarithromycin (500mg/ 2 viên/ ngày)

Kết quả điều trị: Với trường hợp điều trị Hp với liệu pháp 4 thuốc có sử dụng Bismuth (không có kháng sinh Clarithromycin) hiệu quả sau 14 ngày điều trị 95%. Do đó, phác đồ điều trị Hp này thường được sử dụng cho bệnh nhân trước đó đã dùng macrolide hoặc người bệnh có khả năng kháng kháng sinh Clarithromycin.

3. Phác đồ điều trị Hp nối tiếp

Phác đồ điều trị Hp kế tiếp được sử dụng như giải pháp kế tiếp nhưng đôi khi chúng được sử dụng ngay ở hai liệu trình đầu. Liệu pháp điều trị kế tiếp này thường được sử dụng trong 10 ngày, bao gồm Am0-xici-llin (2g/ ngày) và PPI (2 lần/ ngày) trong 5 ngày đầu tiên. Và 5 ngày tiếp theo với PPI 2 lần/ngày phối hợp cùng với Tinidaz0le 500mg/2 viên/ngày và Clarithr0mycin 500mg/2 viên/ngày.

Phác đồ điều trị Hp nối tiếp
Phác đồ điều trị Hp nối tiếp được áp dụng khi các liệu pháp trị liệu đưa ra trước đó bị thất bại

Kết quả đạt được: Phác đồ điều trị Hp với liệu pháp nối tiếp tuy có chứa macrolide nhưng tỷ lệ tiêu diệt vi khuẩn Hp khá cao chiếm 88,9% trên các chủng kháng thuốc kháng sinh clarithromycin và đạt tỷ lệ 28,6% so với phác đồ điều trị Hp 3 thuốc. Phương pháp này được các chuyên gia tiêu hóa Châu Âu và Mỹ đánh giá cao, mang tính ưu việt hơn phác đồ điều trị Hp 3 thuốc.

4. Phác đồ điều trị Hp với liệu pháp 3 thuốc chứa Levofloxacin

Phác đồ điều trị Hp này được sử dụng dựa trên liệu pháp trị liệu 3 thuốc nhưng khác ở chỗ có kèm theo thuốc Levofl0xacin. Phác đồ điều trị Hp 3 thuốc có chứa Levofl0xacin được đề nghỉ sử dụng tiêu diệt  khuẩn Hp khi phác đồ điều trị Hp 4 thuốc và phác đồ nối tiếp không phát huy tác dụng loại bỏ vi khuẩn hoặc gặp thất bại trong chữa trị. Với phác đồ này, người bệnh sẽ sử dụng thuốc trong thời gian 10 ngày, bao gồm thuốc PPI 2 lần/ngày, m0xicillin 2g/ngày và Lev0floxacin 500mg x 2 viên/ngày.

Kết quả điều trị: Phát đồ điều trị Hp 3 thuốc có chứa Levofl0xacin khẳng định khả năng tiêu diệt vi khuẩn cao hơn phác đồ điều trị Hp 4 thuốc. Tuy nhiên, phác đồ này lại phát huy tác dụng kém khi vi khuẩn Hp kháng Levofl0xacin. Do đó, bác sĩ chỉ áp dụng phác đồ điều trị Hp 3 thuốc có chứa Levofl0xacin trong một vài trường hợp có chọn lọc.

5. Sử dụng phác đồ cứu nguy có rifabutin và fuzazolidone

Một khi các phác đồ điều trị Hp không mang lại kết quả điều trị tốt, lúc này phác đồ cứu nguy có chứa thuốc fuzaz0lidone và rifabutin được đề xuất sử dụng. Tuy nhiên, điểm hạn chế khi sử dụng phác đồ này chính là thuốc Rifabutin có thể chọn lọc các chủng Myc0bacterium tuberculosis kháng thuốc, gây cản trở trong việc tiêu diệt vi khuẩn Hp. Bên cạnh đó, việc sử dụng các phác đồ điều trị 3 thuốc hoặc 4 thuốc có kèm theo furazolidone cũng giúp hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn Hp. Bởi ưu điểm chính của thuốc này đó chính là giá thành rẻ và không có dấu hiệu gây kháng thuốc. Tuy nhiên, tác dụng của thuốc thường thể hiện không nhất quán do đó cần được nghiên cứu thêm.

III. Làm sao để biết phác đồ điều trị Hp thành công

Sau khi tiến hành áp dụng các phác đồ điều trị Hp, để biết được hiệu quả mà thuốc mang lại cũng như tỷ lệ vi khuẩn Hp bị tiêu diệt, sau điều trị bác sĩ cần tiến hành làm các test theo dõi không xâm lấn có độ đặc hiệu cũng như độ nhạy cao để xác định vi khuẩn Hp. Theo các chuyên gia khoa nội tiêu hóa, test hơi thở và test ure là hai phương pháp xét nghiệm Hp được ưu tiên lựa chọn để tìm vi khuẩn Hp. Bên cạnh đó, xét nghiệm kháng nguyên trong phân là phương pháp với độ nhạy và đặc hiệu trên 95% tuy ít chính xác hơn test ure nhưng được sử dụng như một phương pháp thay thế xác định Hp. Các phương pháp xâm lấn thường ít được sử dụng và chỉ sử dụng trong trường hợp các vết loét hình thành, chẳng hạn như nội soi hoặc xét nghiệm mô học. Việc xác định chính xác tỷ lệ điều trị Hp thành công hay không dựa vào kết quả tiệt trừ vi khuẩn Hp sau 4 tuần kể từ thời gian kết thúc điều trị.

IV. Những lưu ý khi dùng phác đồ diệt vi khuẩn HP

Việc điều trị vi khuẩn Hp không phải là điều dễ dàng, bởi đây là loại vi khuẩn có sức đề kháng khá cao. Tuy nhiên, để sử dụng phác đồ điều trị Hp mang lại kết quả điều trị như mong muốn, người bệnh cần tuân thủ những lưu ý sau đây.

Lưu ý khi dùng phác đồ điều trị Hp
Tránh xa rượu là cách tốt nhất giúp phác đồ điều trị Hp phát huy tác dụng tiêu diệt vi khuẩn Hp

Người bệnh nên tuân thủ tuyệt đối theo phác đồ điều trị Hp mà bác sĩ đưa ra. Bởi việc điều trị thất bại lần đầu tiên sẽ gây khó khăn cho những lần điều trị sau đó và làm tăng khả năng kháng thuốc của vi khuẩn. Bên cạnh đó, bệnh nhân tuyệt đối không tự ý mua thuốc bên ngoài để sử dụng khi thuốc điều trị theo phác đồ đã hết. Đồng thời, cần có sự chỉ định của bác sĩ khi sử dụng thêm bất kỳ loại thuốc hỗ trợ khác.

Đồng thời, người bệnh cần có chế độ ăn uống hợp lý, khoa học. Mặc dù, không có bất kỳ bằng chứng nào cho thấy thực và dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa và gây bệnh viêm loét dạ dày ở những người nhiễm khuẩn Hp. Tuy nhiên, thức ăn cay, cà phê, rượu, bia,… chính là tác nhân khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn và cản trở sự lành lại của các vết loét.

Bên cạnh chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt khoa học cũng giúp việc loại bỏ vi khuẩn Hp trong dạ dày hiệu quả nhất. Người bệnh nên thực hiện chính sách ăn chín, uống sôi, vệ sinh nhà cửa sạch sẽ. Đặc biệt, vệ sinh tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh cũng là cách tốt nhất ngăn ngừa tái nhiễm khuẩn.

Ngoài ra, bệnh nhân cũng nên bổ sung các kháng thể tăng cường hệ miễn dịch cho dạ dày, giúp ức chế và tiêu diệt vi khuẩn Hp phát triển.

Việc sử dụng phác đồ điều trị Hp cho các trường hợp đau dạ dày do nhiễm khuẩn Hp là điều cần thiết. Tuy nhiên, để thuốc phát huy tác dụng điều trị cao hạn chế tình trạng kháng thuốc, người bệnh cần tuân thủ theo đúng yêu cầu của bác sĩ. Bên cạnh đó, việc thăm khám thường xuyên cũng chính là cách giúp bác sĩ theo dõi tiến độ bệnh tình và đưa ra biện pháp ứng cứu kịp thời.

Song Thư (Tổng hợp)

Click xem ngay:

Cập nhật lúc 00:18 - 12/09/2021

Bình luận

  1. MrLeTri Trả lời

    Xin hỏi uống thuốc khi no hay khi đói

  2. Tesha Trả lời

    Hi there to all, how is the whole thing, I think every one
    is getting more from this web site, and your
    views are good in support of new visitors.

    my page – cialis buy online

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.