Phương pháp thắt tĩnh mạch thực quản bằng vòng cao su

Thắt tĩnh mạch thực quản bằng vòng cao su là một trong những kỹ thuật tiên tiến trong điều trị bệnh giãn tĩnh mạch thực quản. Hiệu quả cao, biến chứng thấp, là những ưu điểm trong kỹ thuật điều trị này. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn góc nhìn toàn diện nhất về kỹ thuật điều trị tiên tiến này.

Thắt tĩnh mạch thực quản bằng vòng cao su

Kỹ thuật thắt tĩnh mạch thực quản là một trong những phương pháp điều trị giãn tĩnh mạch thực quản tiên tiến nhất. Thắt tĩnh mạch thực quản trong những năm gần đây được xem là kỹ thuật điều trị hàng đầu trong các ca giãn tĩnh mạch thực quản đang xuất huyết cũng như dự phòng xuất huyết cho một số trường hợp giãn tĩnh mạch thực quản khác.

Nguyên lý

Thắt tĩnh mạch thực quản bằng vòng cao su được thực hiện tương tự như phương pháp thắt trĩ. Các vòng cao su được thắt vào những búi tĩnh mạch dãn, có nguy cơ xuất huyết cao. Những búi tĩnh mạch này sẽ thiếu máu, teo lại và làm xơ hóa thành mạch.

Chỉ định điều trị

Thắt tĩnh mạch thực quản bằng vòng cao su được chỉ định điều trị cho các trường hợp:

  • Dãn tĩnh mạch thực quản độ II, độ III.
  • Dự phòng xuất huyết tiêu hóa do dãn tĩnh mạch thực quản tiên phát, thứ phát.

Chống chỉ định điều trị

Không thực hiện kỹ thuật này cho các trường hợp như:

  • Bệnh nhân có rối loạn đông máu nặng.
  • Bệnh nhân đang xuất huyết dạ dày ồ ạt.
  • Người bị suy gan nặng và suy gan tiến triển.

Một số nguy cơ tai biến

Tương tự như các phương pháp điều trị khác, điều trị dãn tĩnh mạch thực quản bằng kỹ thuật thắt tĩnh mạch thực quản bằng vòng cao su cũng có một số rủi ro gây tai biến. Những tai biến thường gặp sau khi thực hiện kỹ thuật này như:

  • Loét và hẹp thực quản do xơ hóa sau thắt búi tĩnh mạch.
  • Nhiễm khuẩn, sốt, viêm phổi hít.
  • Đau ngực, khó nuốt.

Chuẩn bị những gì khi thực hiện thắt tĩnh mạch thực quản?

  • Bệnh nhân trước khi thực hiện thắt tĩnh mạch thực quản cần nhị ăn khoảng 8 – 12 giờ.
  • Bác sĩ cũng sẽ tiến hành một số xét nghiệm chức năng gan, xét nghiệm chống đông máu,…
  • Giải thích về kỹ thuật cho bệnh nhân và gia đình.

Quy trình

  • Đánh giá tình trạng bệnh nhân.
  • Gây tê hầu họng với xylocain 2%, tháo răng giả và rút ống mũi dạ dày.
  • Bệnh nhân được đặt nằm nghiêng trái.
  • Đưa máy soi và thực quản bệnh nhân.
  • Bác sĩ quan sát, tìm vị trí thắt phù hợp và tiến hành thắt.

Lưu ý sau phẫu thuật

Sau khi phẫu thuật xong bệnh nhân cần theo dõi sau từ 30 phút đến 1 giờ. Trong 3 ngày sau phẫu thuật, bệnh nhân cần được theo dõi tại nhà. Bệnh nhân và người nhà bệnh nhân phải lưu ý đến một số yếu tố như:

  • Trong 48 giờ đầu sau phẫu thuật cần ăn lỏng. Không dùng thức ăn nóng.
  • Lưu ý tính chất của phân trong 3 ngày.
  • Không làm việc nặng trong tuần đầu tiên sau phẫu thuật.
  • Sử dụng thuốc điều trị theo toa của bác sĩ.
  • Bệnh nhân tái khám sau 7 – 10 ngày nếu phát hiện các dấu hiệu: sốt cao, nôn ra máu, đi tiêu ra máu nhiều, mệt mỏi, hồi hộp, đánh trống ngực.

Tham khảo thêm: Cách điều trị bệnh giãn tĩnh mạch thực quản

Trên đây là những vấn đề bạn cần biết về kỹ thuật thắt tĩnh mạch thực quản bằng vòng cao su, một trong các phương pháp điều trị hàng đầu cho bệnh nhân giãn tĩnh mạch thực quản. Hi vọng bạn sẽ biết thêm những thông tin bổ ích. Chúc bạn có nhiều sức khỏe.

Cập nhật lúc 00:17 - 12/09/2021

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.