Phương pháp điều trị ung thư dạ dày bằng xạ trị

Xạ trị là một trong những phương pháp được áp dụng khá phổ biến trong điều trị ung thư hiện nay. Để hiểu rõ hơn về phương pháp điều trị ung thư này, hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết ngay sau đây.

Đối với đường tiêu hóa, ung thư dạ dày là một trong những căn bệnh cực kì nguy hiểm, gây biết bao nỗi khổ sở cho người bệnh. Các nhà khoa học đã nghiên cứu ra nhiều phương pháp để điều trị như phẫu thuật, dùng hóa trị, dùng thuốc tác dụng đích và xạ trị. Tùy theo tình hình phát triển bệnh ung thư dạ dày của từng bệnh nhân mà bác sĩ có thể áp dụng 2 hay nhiều phương pháp khác nhau nhằm đạt kết quả tối ưu nhất. Các phương pháp điều trị hiện nay không chỉ hướng đến việc điều trị khỏi bệnh mà còn quan tâm đến tính thẫm mĩ và chất lượng sống của người bệnh. Theo đó, xạ trị là phương pháp đang được nhiều người áp dụng.

Phương pháp điều trị ung thư dạ dày bằng xạ trị

Xạ trị là phương pháp như thế nào?

Phương pháp xạ trị ung thư dạ dày
Phương pháp xạ trị ung thư dạ dày

Xạ trị là phương pháp dùng các tia có năng lượng cao (tia X), bức xạ ion hóa để tiêu diệt tế bào ung thư hoặc làm nhỏ khối u. Đây là phương pháp điều trị các khối u ác tính. Phương pháp này xuất hiện khoảng hơn 100 năm, từ khi Roentgen tìm ra tia X (năm 1895) và Marie Curie giải thích về tính phóng xạ (năm 1898).

Đối với ung thư dạ dày, xạ trị thường sử dụng tia bên ngoài. Đây là phương pháp từ một máy bên ngoài cơ thể giúp tập trung bức xạ trên vị trí ung thư nhằm hạn chế tổn thương các mô thường gần đó. Trong đó, liệu pháp xạ trị không gian ba chiều (3D – CRT) và liệu pháp xạ trị điều biến cường độ (IMRT) là hai loại xạ trị tia bên ngoài thường được sử dụng.

Quá trình thực hiện phương pháp xạ trị như sau: Bệnh nhân được đo đạc để xác định vị trí, các góc để chiếu và điều chỉnh tia bức xạ hợp lí. Sau đó, bệnh nhân được xạ trị trong khoảng vài phút. Sau khi xạ trị, bệnh nhân cẩn giữ sức khỏe và có chế độ ăn uống hợp lí và theo dõi thường xuyên theo sự hướng dẫn của bác sĩ.

Tác dụng của phương pháp xạ trị

Phương pháp xạ trị dễ dàng phối hợp với các phương pháp điều trị khác. Đối với bệnh nhân trước phẫu thuật: xạ trị làm nhỏ khối u, nhằm phẫu thuật dễ dàng hơn. Đối với sau khi phẫu thuật: xạ trị là phương pháp giúp tiêu diệt khối u còn sót lại mà mắt thường không thể nhìn thấy. Xạ trị có thể kết hợp với hóa trị để ngăn ngừa tái phát ung thư hay đạt kết quả cao hơn (xạ trị có thể kết hợp với hóa trị như thuốc 5 – FU).

Đặc biệt, đối với từng giai đoạn của bệnh mà bác sĩ có thể tư vấn cho bệnh nhân sử dụng xạ trị để ngăn cản sự phát triển của tế bào ung thư ở dạ dày.

Ưu điểm tuyệt vời của phương pháp xạ trị

+ Do tia xạ đặt bên ngoài cơ thể nên không gây cảm giác đau đớn cho người bệnh.

+ Khác với hóa trị – phương pháp điều trị ung thư ảnh hưởng toàn cơ thể thì xạ trị chỉ tác động tới một vùng, một điểm duy nhất trên cơ thể, vì vậy nó không gầy nhiều thiệt hại đến các tế bào khỏe mạnh.

+ Không tốn nhiều thời gian. Quá trình điều trị chỉ mất vài phút cho mỗi lần dùng phương pháp xạ trị (mỗi tuần khoảng 5 lần xạ trị).

Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm thì phương pháp này cũng tồn tại hạn chế. Phương pháp này hầu như không có tác dụng trong việc phòng chống, tiêu diệt ung thư di căn. Đặc điểm chỉ tác động đến một điểm trên cơ thể là một ưu điểm nhưng cũng chính là một hạn chế của xạ trị. Chính vì không thể lan tỏa trên một vùng rộng nên khi sử dụng đơn lẻ, chúng không có tác dụng trong việc ngăn ngừa, tiêu diệt các tế bào ung thư di căn.

Tác dụng phụ của xạ trị

Như hầu hết các phương pháp pháp điều trị ung thư, xạ trị cũng có một số những tác dụng phụ. Xạ trị làm cho người bệnh gặp các vấn đề về da. Da của người điều trị bệnh theo phương pháp này thường nhạy cảm và bị đỏ trong hai tuần đầu. Đặc biệt, chỗ chiếu xạ có thể bị viêm loét da. Áp dụng phương pháp này, người bệnh dễ bị buồn nôn và tiêu chảy, mệt mỏi và tế bào máu bị giảm. Các tác dụng phụ trên thường kết thúc sau quá trình điều trị.

Các tác dụng phụ do phương pháp xạ trị gây ra có thể kéo dài và gây khó chịu cho người bệnh. Tuy nhiên nó vẫn được xem là phương pháp hữu hiệu để tiêu diệt, ngăn chặn sự hoạt động của các tế bào ung thư dạ dày nhằm kéo dài sự sống của người bệnh.

Để khắc phục các nhược điểm của phương pháp này, các bác sĩ thường kết hợp điều trị ung thư dạ dày bằng xạ trị với các phương pháp khác như hóa trị, phẫu thuật. Bên cạnh đó, người bệnh sẽ được tư vấn về chế độ ăn uống, nghỉ ngơi cho phù hợp để giúp cải thiện tình trạng bệnh.

Có thể bạn muốn xem

Cập nhật lúc 14:25 - 12/09/2021

Bình luận

  1. Nguyễn Phạm Duy Anh Trả lời

    Phương pháp điều trị này có bao nhiêu bước và những bước đó là gì và kết quả của phương pháp điều trị này là gì?

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.