Những công dụng chữa bệnh hay của tam thất

Tam thất là vị thuốc được biết đến với nhiều công dụng chữa bệnh khác nhau và được dân gian xem như một vị thảo dược quý. Hãy cùng đi tìm hiểu rõ hơn những công dụng chữa bệnh của loại thảo dược này thông qua bài viết ngay sau đây.

Vì sao củ tam thất có khả năng chữa bệnh?

Có lẽ đa số chúng ta ai cũng biết đến củ tam thất với công dụng là một vị thảo dược dùng để chữa khá nhiều bệnh khác nhau, tuy nhiên không phải ai cũng biết vì sao chúng lại có công dụng này.

Theo y học truyền thống, củ tam thất có vị ngọt pha chút vị đắng, tính ôn, có khả năng cầm máu, tiêu sưng, hóa ứ, giảm đau được dùng để trị băng huyết, rong kinh, thổ huyết, kiết lỵ ra máu,…Theo những nghiên cứu của y học hiện đại, đây là vị thuốc có chứa nhiều loại acid amin, đường, các hợp chất có nhân Sterol, các nguyên tố Ca, Fe, quan trọng hơn, trong thành phần của vị thảo dược này có chứa 2 loại hoạt chất Saponin là Arasaponin A và Arasaponin B, đây là hai hoạt chất có khả năng kích thích hệ miễn dịch hoạt động tốt, giúp cải thiện hệ thần kinh hoạt động bình thường…

Công dụng chữa bệnh của củ tam thất
Công dụng chữa bệnh của củ tam thất

Xuất phát từ những dược tính có trong vị thảo dược này mà dùng tam thất để chữa nhiều loại bệnh là hoàn toàn có cơ sở. Đặc biệt, tam thất là vị thuốc có tác dụng vô cùng tốt đối với chị em phụ nữ, đặc biệt là cho những người bị rong kinh, những người ở độ tuổi sinh đẻ. Vì vậy, từ xa xưa củ tam thất đã được xem là một vị thuốc còn quý hơn vàng vì khi trong những trường hợp nguy cấp thì có vàng cũng chưa chắc đã đổi được vị thảo dược này để sử dụng. Hãy cùng tìm hiểu một số công dụng chữa bệnh của củ tam thất ngay sau đây nhé!

Các công dụng chữa bệnh của củ tam thất

Tam thất được chia thành 2 loại là tam thất bắc và tam thất nam. Củ tam thất bắc còn được gọi là thổ sâm, sâm tam thất, kim bát hoàn; tam thất nam có tên gọi khác mà khương tam thất, tam thất gừng, Mặc dù tên gọi của chúng có sự khác biệt nhưng hiệu quả chữa bệnh của nó thì không có sự khác biệt gì nhiều.

Vì chúng có quá nhiều công dụng nên trong phạm vi bài viết này chúng tôi chỉ đưa ra một số những công dụng chữa bệnh nổi trội của củ tam thất. Đồng thời hướng dẫn các bạn cách chữa bệnh từ vị thảo dược này

1. Hỗ trợ và điều trị các bệnh tiêu hóa

Cùng với nghệ – mật ong, tam thất cũng là một trong những vị thuốc được các thầy thuốc Đông y nên sử dụng để điều trị nhiều bệnh lý về đường tiêu hóa như đau dạ dày, táo bón, viêm loét dạ dày…

Để chữa đau dạ dày, viêm loét dạ dày và nhằm cải thiện các vấn đề của hệ tiêu hóa, bạn thực hiện bài thuốc như sau: Lấy khoảng 500ml mật ong đem trộn đều với 250g bột của củ tam thất. Cho hỗn hợp này vào lọ thủy tinh có nắp đậy kín, ủ trong vòng 2 ngày là có thể sử dụng. Bạn dùng thuốc 2 lần mỗi ngày, mỗi lần khoảng 2 thìa cà phê. Kiên trì sử dụng đúng liều lượng cho đến khi hết hỗn hợp tam thất – mật ong có trong lọ, bạn sẽ thấy triệu chứng  bệnh thuyên giảm rất nhiều.

2. Chữa đau thắt lưng

Nếu thường xuyên bị đau thắt lưng, bạn có thể áp dụng bài thuốc như sau: Chuẩn bị bột tam thất và bột hồng sâm ( với lượng bằng nhau) đem trộn đều. Mỗi ngày bạn sử dụng khoảng 4g, chia làm 2 lần uống với nước ấm. Lưu ý là thời gian giữa 2 lần sử dụng thuốc phải cách ít nhất 12 tiếng đồng hồ.

Ngoài tác dụng chữa đau lưng, áp dụng bài thuốc này thường xuyên còn giúp bạn bồi bổ sức khỏe, tốt cho người bị suy nhược thần kinh, những người mới ốm dậy, phụ nữ sau sinh.

3. Chữa đau bụng kinh, rong kinh

Để chữa đau bụng kinh, rong kinh từ củ tam thất, trước mỗi kì kinh nguyệt bạn hãy áp dụng một trong hai cách chữa như sau:

+ Cách 1: Cứ mỗi lần thực hiện, bạn lấy khoảng 6 -10g củ tam thất nam đem sắc thành nước uống hoặc dùng chúng để ngâm rượu để sử dụng.

+ Cách 2: Bạn chuẩn bị hồi đầu và tam thất nam với lượng bằng nhau, đem chúng đi tán thành bột mịn. Mỗi lần dùng từ 2 – 3g cùng với nước đun sôi để nguội. Mỗi ngày thực hiện từ 2 – 3 lần, kiên trì thực hiện từ 5 – 7 ngày sẽ thấy chứng đau bụng kinh không còn hành hạ bạn như trước.

4. Chữa các vết thương bầm tím, tiêu viêm, tiêu sưng

Mỗi ngày sử dụng khoảng 6g bột tam thất, hòa với khoảng 300ml nước ấm, bỏ chúng bảo quản trong bình giữ nhiệt. Chia lượng thuốc thành 3 phần và dùng hết trong ngày. Nên căn thuốc với lượng đều nhau, mỗi lần dùng cách nhau khoảng 6 – 8 tiếng để thuốc mang lại tác dụng tốt.

Dùng củ tam thất chữa các vết thương bầm tím
Dùng củ tam thất chữa các vết thương bầm tím

5. Chữa bệnh thấp tim, tốt cho tim mạch

Trong thành phần của củ tam thất có chứa noto ginsenosid, một chất có khả năng bảo vệ tim mạch, giúp ngăn ngừa và loại bỏ những tác nhân xấu gây ra chứng rối loạn nhịp tim. Đồng thời chúng còn bảo vệ hệ tim mạch của bạn, hạn chế chứng xơ vữa động mạch, giãn mạch, làm tăng khả năng chịu đựng của cơ thể khi bị thiếu oxy, vì vậy mà người bệnh ít khi cảm thấy hoa mắt, chóng mặt…

Với những người bị bệnh thấp tim, có thể áp dụng bài thuốc sau để hỗ trợ điều trị bệnh tốt hơn: Mỗi ngày dùng khoảng 3g bột củ tam thất, đem hòa với 300ml nước còn ấm, bỏ vào bình giữ nhiệt. Đem lượng thuốc vừa pha chia thành 3 lần uống, sử dụng hết trong ngày. Lưu ý là mỗi lần dùng thuốc phải cách nhau ít nhất 5 tiếng, cứ kiên trì thực hiện trong vòng 1 tháng, bệnh sẽ thuyên giảm.

6. Chữa đau thắt ngực

Nếu thường bị đau ngực, bạn có thể cải thiện tình trạng bệnh bằng cách dùng 3 -6g bột tam thất, đem hòa với một lượng nước ấm vừa đủ và uống hết trong một lần. Nhớ là phải thường xuyên thực hiện bài thuốc thì mới mong mang lại tác dụng chữa bệnh hiệu quả.

7. Chữa bệnh bạch cầu cấp và mãn tính

Tam thất khi được dùng kết hợp với những loại thảo dược khác có thể chữa được chứng bệnh bạch cầu cấp và mãn tính. Cách thực hiện như sau: Chuẩn bị khoảng 15 – 30g đương quy, 15 – 20g xích thược, 8 – 10 hồng hoa, 6g tam thất. Đem những vị thuốc này bỏ vào nồi sắc với khoảng 500ml nước. Bạn đun cho đến khi thấy lượng thuốc thấy chỉ còn khoảng 200ml thì hãy tắt bếp, chắt lấy lượng thuốc còn lại để sử dụng. Uống liên tục trong vòng một tháng sẽ thấy hiệu quả chữa bệnh mà bài thuốc này mang lại.

8. Chữa suy nhược cơ thể

Với những trường hợp bị suy nhược cơ thể như người lớn tuổi, phụ nữ sau sinh thì dùng tam thất để bồi bổ cho cơ thể là sự lựa chọn hợp lý. Có thể áp dụng bài thuốc như sau: Chuẩn bị khoảng 12g tam thất, 40g ích mẫu, 12g hương phụ, 20g huyết đằng, đem chúng đi sắc thành nước rồi uống. Hoặc tán nhỏ chúng ra rồi uống cùng nước ấm, mỗi lần dùng 30g.

Ngoài những công dụng trên, tam thất còn được dùng để chữa bệnh kiết lỵ, giảm đau, chữa tiêu chảy, giúp người bệnh ăn ngon ngủ ngon… Qua đó ta thấy tam thất đúng là vị thảo dược có khả năng chữa được nhiều chứng bệnh khác nhau. Các bạn có thể tham khảo những gợi ý của chúng tôi về công dụng của củ tam thất để lựa chọn cách điều trị hợp lý cho mình nhé!

Bài viết tham khảo

Cập nhật lúc 14:15 - 14/09/2021

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.