Nguyên nhân và chẩn đoán trào ngược acid ở trẻ

Hỏi: Chào các chuyên gia của chuyenkhoadaday.com, tôi năm nay 28 tuổi và vừa mới sinh đứa con gái đầu lòng được 6 tháng. 5,6 ngày gần đây tôi thấy bé xuất hiện những triệu chứng bất thường như khi cho bú hay bị nôn, bé quấy khóc liên tục, đôi khi còn cáu kỉnh, hơi thở khàn khàn, thường thức giấc vào ban đêm… Tôi cho bé đi khám thì bác sĩ bảo bé bị chứng trào ngược acid. Tôi không hiểu vì sao trẻ sơ sinh vẫn bị trào ngược như ở người lớn, triệu chứng bệnh ở trẻ em có gì khác hay không và hơn nữa tôi cũng không biết cách nào để điều trị cho hiệu quả. Vậy mong các chuyên gia tư vấn để tôi hiểu rõ hơn về căn bệnh này ạ. Tôi xin cảm ơn.
(Nguyễn Huyền, Nghệ An)
Đáp: Xin chào bạn Huyền, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Chứng trào ngược acid là một trong những chứng bệnh thường gặp ở người trưởng thành, tuy nhiên ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh cũng có thể bị mắc bệnh này, gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của bé. Một vài nghiên cứu còn chỉ ra rằng trẻ sơ sinh bị trào ngược acid trong một thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh đau dạ dày khi bé trưởng thành. Vậy với câu hỏi bạn, lý do vì sao trẻ nhỏ lại mắc chứng bệnh này, triệu chứng của nó ra sao và cần chữa trị như thế nào, chúng tôi xin được giải đáp ngay sau đây.

1. Vì sao trẻ bị trào ngược acid?

Trào ngược acid (trào ngược dạ dày) là chứng bệnh khá phổ biến ở trẻ em, đặc biệt là ở trẻ sơ sinh dưới 65 tháng tuổi. Đây là hiện tượng các acid hoặc đôi khi còn kèm theo cả thức ăn bị trào ngược lên thực quản đôi khi còn trào lên tận miệng của người bệnh khiến người bệnh khó chịu.

Chứng trào ngược acid ở trẻ
Chứng trào ngược acid ở trẻ

♦ Nguyên nhân gây trào ngược acid ở trẻ

Chứng trào ngược acid ở trẻ thường do những nguyên nhân sau:

+ Ở trẻ sơ sinh, dạ dày chưa được phát triển toàn diện do đó dễ bị trào ngược các chất có trong đó.

+ Tư thế cho con bú của các bà mẹ chưa đúng cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh trào ngược acid ở trẻ nhỏ.

+ Giống như dạ dày, lúc này các cơ quan tiêu hóa của bé chưa phát triển ổn định, dạ dày của bé thường nằm ngang so với dạ dày của người lớn cộng thêm việc cơ thắt thực quản đóng mở chưa đều nên dẫn đến tình trạng trào ngược dạ dày.

Ngoài ra, cho trẻ ăn nhanh, ăn quá no hay giờ giấc ăn uống thất thường cũng là những nguyên nhân gây nên bệnh trào ngược acid.

♦ Triệu chứng bệnh trào ngược acid ở trẻ em

Chứng bệnh trào ngược acid ở trẻ thường có những dấu hiệu saụ đây:

+ Trẻ thường bị nôn ói sau khi ăn. Tuy nhiên các bà mẹ lại  thường hay bị nhầm lẫn giữa nôn do trào ngược và nôn trớ, vì thế mà thường chủ quan dẫn đến tình trạng bệnh nặng thêm mới đưa bé đi điều trị.

Tuy nhiên giữa chúng có sự khác biệt. Nếu như là nôn trớ – một triệu chứng sinh lý bình thường ở trẻ nhỏ và thường ít khi ảnh hưởng đến sức khỏe của bé, thì sau khi nôn xong bé vẫn có thể chơi bình thường, không có biểu hiện khó chịu. Đối với trường hợp nôn do trào ngược do dạ dày, khi trẻ nôn xong sẽ quấy khóc liên tục, trẻ uốn éo khó chịu.

+ Chậm tăng cân.

+ Ăn, bú kém, luôn cảm thấy đói và đòi ăn.

+ Bệnh nặng có thể nôn kèm theo máu, người tím tái khó thở, bị viêm họng và nhiễm trùng phổi.

Triệu chứng trào ngược acid ở trẻ
Triệu chứng trào ngược acid ở trẻ

Vì thể lực lúc này của trẻ sơ sinh vẫn đang còn non yếu, dễ bị tổn thương bởi các tác nhân bên ngoài gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Do đó mà các bà mẹ cần phải theo dõi sát sao tình trạng sức khỏe của con mình để có biện pháp xử lý kịp thời khi có những biểu hiện bất thường xảy ra.

2. Chẩn đoán trào ngược acid ở trẻ bằng cách nào?

Để đảm bảo sức khỏe và an toàn cho bé, khi thấy xuất hiện các triệu chứng bất thường bạn nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế để khám và điều trị sớm. Có các cách nhận biết bệnh trào ngược acid ở trẻ như sau:

+ Dựa vào các triệu chứng bệnh kết hợp với khám lâm sàng:

Nếu như bé khỏe mạnh, phát triển tốt thì việc kiểm tra có thể là không cần thiết. Trong các trường hợp phát hiện thấy những dấu hiệu bất thường, nếu dựa vào các triệu chứng bệnh trào ngược để chẩn đoán thì quả là chưa đủ cơ sở để khẳng định, các bác sĩ sẽ kết hợp khám lâm sàng cho bé để mang đến kết quả chẩn đoán chính xác nhất.

+ Tiến hành kiểm tra thí nghiệm:

Trường hợp nghi ngờ tình trạng bệnh đã chuyển qua giai đoạn nghiêm trọng, bé sẽ được chỉ định tiến hành kiểm tra thí nghiệm. Các bác sĩ có thể làm các xét nghiệm máu và nước tiểu để xác định bệnh hoặc loại trừ các nguyên nhân dẫn đến nôn ói và tăng cân kém.

+ Theo dõi nồng độ pH trong thực quản.

Nếu cảm thấy khó chịu, giấc ngủ bị rối loạn hoặc khi xuất hiện các triệu chứng các triệu chứng khác có liên quan với trào ngược thì các bác sĩ sẽ áp dụng kỹ thuật đo nồng độ acid trong thực quản để chẩn đoán bệnh. Bác sĩ sẽ đặt một ống thông qua mũi hoặc miệng của bé vào thực quản, ống nội soi này được gắn với một thiết bị giám sát nồng độ acid, từ đó mà cho ra kết quả chính xác nhất về tình trạng bệnh.
Sau khi được kiểm tra, em bé có thể sẽ cần ở lại bệnh viện để tiện cho việc theo dõi, tránh xảy ra những biến chứng nguy hiểm sau khi nội soi.

+ Chụp cản quang.

Trường hợp nghi ngờ bị tắc nghẽn đường tiêu hóa, các bác sĩ sẽ đề nghị chụp cản quang để xác định được chính xác bệnh của bé. Bé được uống một chất màu trắng, phấn lỏng, chất này gọi là bari có tác dụng phủ dạ dày, giúp hiển thị rõ điểm bất thường trên X-quang.
Chẩn đoán chứng trào ngược acid ở trẻ
Chẩn đoán chứng trào ngược acid ở trẻ

Ngoài những cách chẩn đoán trên thì nội soi dạ dày cũng là một trong những cách phát hiện các bệnh về đường tiêu hóa. Tuy nhiên, với trẻ sơ sinh, bạn không nên sử dụng phương pháp này vì có thể sẽ gây ra những thương tổn và sự khó chịu cho bé trong quá trình nội soi.

3. Một số biện pháp khắc phục chứng trào ngược acid cho trẻ

Mặc dù chứng trào ngược acid ảnh hưởng rất không tốt đến cả thể lực và trí lực của trẻ, tuy nhiên bạn có thể giảm thiểu tình trạng này bằng những cách đơn giản sau:

+ Xây dựng chế độ ăn hợp lý cho bé. Các  bà mẹ không nên cho trẻ ăn uống hoặc bú quá no, chỉ nên cho ăn với lượng vừa phải. Nên chia các bữa chính thành các bữa nhỏ khoảng 5 – 6 bữa mỗi ngày, giúp trẻ dễ tiêu hóa thức ăn.

+ Điều chỉnh tư thế ngủ cho bé. Việc để trẻ ngủ sai tư thế sẽ làm cho bé khó chịu, ngủ không ngon giấc dẫn đến việc tình trạng bệnh ngày càng nặng lên.

Tư thế ngủ tốt nhất để cải thiện tình  trạng bệnh cho bé là kê gối cao hơn 30 độ so với cơ thể. Điều này khiến cho thực quản được nằm ở vị trí cao hơn dạ dày, do đó hạn chế được tình trạng trào ngược các chất cũng như là thức ăn ra ngoài.

Chỉnh tư thế ngủ cho bé để hạn chế tình trạng trào ngược acid
Chỉnh tư thế ngủ cho bé để hạn chế tình trạng trào ngược acid

+ Các bà mẹ cũng nên chú ý tới việc cho trẻ bú đúng tư thế, không cho bú hơi nhiều vì có thể sẽ dẫn đến ngộp thở, đặc biệt không cho trẻ bú khi đang khóc.

+ Khi cho bé ăn thì không cho nằm, sau khi ăn xong cần giữ bé ở tư thế thẳng đứng để thức ăn được dễ dàng xuống dạ dày.

+ Bạn cũng có thể mua gối chống trào ngược để sử dụng cho bé. Các loại gối này được thiết kế chuyên dụng nhằm cố định tư thế ngủ, chống trào ngược dạ dày.

Trên đây là những thông tin chúng tôi cung cấp cho bạn về chứng trào ngược acid. Hi vọng sau bài viết, bạn đã phần nào hiểu hơn về căn bệnh cũng như là đã biết cách khắc phục được tình trạng bệnh cho bé yêu nhà mình. Chúc bé và gia đình luôn khỏe!

Có thể bạn muốn xem

Cập nhật lúc 13:45 - 12/09/2021

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.