Mướp đắng – Loại thực phẩm hỗ trợ chữa đau dạ dày

Mướp đắng là một loại thực phẩm không còn xa lạ gì đối với người dân chúng ta. Ngoài việc có thể chế biến được nhiều món ăn ngon, nó còn được xem là vị thuốc chữa được nhiều loại bệnh như tiểu đường, chữa ho, tiêu viêm… Đặc biệt là dùng mướp đắng để chữa đau dạ dày. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết để sử dụng mướp đắng điều trị đau dạ dày một cách hiệu quả nhất.

1. Đặc điểm và công dụng của mướp đắng trong chữa đau dạ dày

♦ Đặc điểm của cây mướp đắng

Mướp đắng ( còn gọi là khổ qua) là một loại cây thân leo, thuộc họ Bầu bí. Nó chỉ có thể mọc và phát triển ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới bởi cây mướp đắng ưa những vùng có khí hậu nóng ẩm. Thân cây có góc cạnh, lá mọc so le và có lông, hoa màu vàng, quả có u sần sùi, vị đắng, màu xanh nhưng khi chín lại có màu vàng, hạt đỏ. Mướp đắng dùng để chế biến thức ăn và cũng được xem là một vị thuốc hữu hiệu dùng để chữa bệnh.

Dùng mướp đắng chữa đau dạ dày
Dùng mướp đắng chữa đau dạ dày

Mướp đắng có thể dùng để chế biến các món ăn ngon như xào với trứng, mướp đắng ăn sống với ruốc bông, canh mướp đắng nấu với chả cá thác lác viên, mướp đắng xào thịt… Ở Việt Nam, canh mướp đắng là món ăn khá phổ biến trong những ngày lễ Tết, đặc biệt là miền Nam, bởi nó gắn liền với quan niệm ăn mướp đắng để cho cái khổ nó qua và sự sung túc, no ấm sẽ đến khi bước qua năm mới. Không chỉ có thế, mướp đắng còn có nhiều công dụng khác trong chữa bệnh, trong đó có tác dụng chữa đau dạ dày.

♦ Công dụng của mướp đắng trong chữa đau dạ dày

Quả mướp đắng có tính lạnh, mát, vị đắng, có tác dụng giải nhiệt, trong mướp đắng có chứa nhiều dược tính như 0,2% cacbon hiđrat, 0,9% Protein, kali, canxi, 0,1% lipit… nên có thể chữa được nhiều loại bệnh như: Phòng chống ung thư, chữa bệnh thấp khớp, trị ho, giúp sáng mắt, cải thiện thị lực…

Đặc biệt, các chất trong quả mướp đắng có tác dụng kiện tì, khai vị, giúp tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện đường huyết, phòng chống ung thư dạ dày, làm lưu thông mạch máu và có tác dụng rất tốt trong chữa trị các bệnh viêm nhiễm như viêm loét niêm mạc, viêm loét đường tiết niệu, viêm loét dạ dày từ đó làm giảm các triệu chứng đau dạ dày.

2. Cách chữa đau dạ dày bằng mướp đắng

Đau dạ dày là căn bệnh mà ai cũng có thể mắc phải, các triệu chứng của nó làm cho người bệnh khó chịu và gây ra rất nhiều phiền toái trong sinh hoạt hàng ngày. Chữa đau dạ dày bằng mướp đắng là một lựa chọn khá hiệu quả và dễ dàng.

Đối với người đau dạ dày, có thể sử dụng mướp đắng để chữa trị theo hai cách là sử dụng mướp đắng khô hoặc sử dụng mướp đắng tươi:

♦ Sử dụng mướp đắng khô

  • Chuẩn bị nguyên liệu: Chọn những quả xanh, tươi, không quá non. Sau đó rửa sạch, để ráo nước rồi thái lát mỏng, phơi khô. Sau khi phơi khô, có thể cho vào bao để dùng dần.
  • Cách sử dụng: Sử dụng mướp đắng khô rất đơn giản, bạn có thể tán mịn mướp đắng khô, mỗi lần cho 1 – 2 thìa pha vào cốc nước ấm và uống. Nếu muốn đơn giản hơn nữa, bạn hãy lấy một ít mướp đắng khô cho vào nồi nước đun sôi rồi sắc lấy nước uống dần.
Dùng mướp đắng khô chữa đau dạ dày
Dùng mướp đắng khô chữa đau dạ dày

♦ Sử dụng mướp đắng tươi

Dùng mướp đắng tươi sẽ tốt hơn rất nhiều so với dùng mướp đắng khô vì nó giữ được tối đa lượng dinh dưỡng và dược tính có trong loại quả này. Dùng mướp đắng tươi cũng có 2 cách:

  • Cách 1: Tương tự như cách dùng mướp đắng khô ở trên, bạn thái lát mỏng, sắc lấy nước uống.
  • Cách 2: Sử dụng mướp đắng để chế biến các món ăn cũng mang lại hiệu quả. Bạn chọn những quả mướp đắng tươi, đem rửa sạch rồi bỏ hạt, sau đó thái lát mỏng rồi có thể xào hoặc nấu canh, ví dụ như mướp đắng xào thịt, canh mướp đắng nấu cá lóc, nộm mướp đắng…
Dùng mướp đắng để chế biến món ăn chữa đau dạ dày
Dùng mướp đắng để chế biến món ăn chữa đau dạ dày

Bên cạnh đó, hoa mướp đắng cũng có thể trị đau dạ dày hiệu quả. Hoa mướp đắng sau khi hái về sẽ đem đi phơi khô. Khi cần, bạn lấy một lượng nhỏ tán thành bột mịn và hòa với nước sôi để uống. Bạn chỉ cần sử dụng 2 – 3 lần mỗi ngày, sau một thời gian dấu hiệu đau dạ dày cũng sẽ giảm.

♦ Lưu ý khi sử dụng mướp đắng để chữa đau dạ dày

  • Cần phải kiên trì khi sử dụng.
  • Mướp đắng có thể chữa được rất nhiều bệnh, tuy nhiên cũng chính vì thế mà nó mang trong mình nhiều dược tính, do đó không phải ai cũng có thể sử dụng. Những người bị huyết áp thấp, người suy gan, suy thận, phụ nữ mang thai hoặc phụ nữ đang trong thời gian cho con bú không nên ăn loại thực phẩm phẩm này.
  • Dùng mướp đắng để chữa viêm loét dạ dày chỉ có tác dụng đối với trường hợp bệnh nhẹ, mới chớm bệnh. Đối với trường hợp bị nặng và đã chuyển sang mãn tính, cần đến các bệnh viện để nghe bác sĩ tư vấn và điều trị để có hiệu quả hơn.

3. Một số ý kiến phản hồi từ người bệnh sử dụng mướp đắng chữa đau dạ dày

Có nhiều người sử dụng mướp đắng để trị đau dạ dày mang lại hiệu quả cao, dưới đây là một số ý kiến phản hồi từ người bệnh:

  • Chị Nguyễn Thị Trang (24 tuổi, quận 12, thành phố Hồ Chí Minh) chia sẻ: “Do tính chất công việc bán hàng bận rộn, không ăn uống nghỉ ngơi đúng giờ nên gần đây mình có dấu hiệu của bệnh đau dạ dày. Khi biết mướp đắng có thể chữa đau dạ dày và cũng may mình là người thích ăn nên mua về ăn thường xuyên, sau một thời gian mình nhận thấy các triệu chứng như buồn nôn, đau thượng vị… giảm hẳn. Giờ đây mình thấy tốt lên rất nhiều và mình cũng đã điều chỉnh lại thời gian làm việc hợp lí hơn để tránh đau trở lại.     
  • Anh Lê Văn Cường (32 tuổi, Cần Thơ) cho biết: “Trước đây vì tôi thường xuyên uống rượu bia nên bị đau dạ dày. Tôi đã đến gặp bác sĩ khám và dùng thuốc, tình trạng bệnh cũng thấy tốt hơn. Nhưng khi ngưng thuốc một thời gian tôi lại bị đau trở lại. Khi nghe bà hàng xóm cho biết về công dụng của quả mướp đắng, tôi đã mua về thái mỏng, sắc với nước sôi và uống thường xuyên. Giờ đây tôi không còn cảm thấy đau dạ dày và khó chịu nữa”.  

Trên đây là một số thông tin và cách sử dụng mướp đắng để chữa đau dạ dày. Tuy nhiên không phải ai sử dụng cũng mang lại hiệu quả nên người bệnh cần nắm rõ tình trạng bệnh của mình và có những biện pháp chữa trị phù hợp.

Bài viết tham khảo:

Cập nhật lúc 00:20 - 12/09/2021

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.