Nội soi dạ dày và những điều cần biết

Nội soi dạ dày là một trong những kỹ thuật y học hiện đại đang được nhiều người lựa chọn trong chẩn đoán và điều trị bệnh và được xem là kỹ thuật mang lại kết quả chẩn đoán có độ chính xác cao nhất trong số những kĩ thuật dùng để thăm khám hiện nay. Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin cần thiết về kỹ thuật này.

Nội soi dạ dày là gì?

Là một trong những kỹ thuật y học hiện đại, nội soi dạ dày được áp dụng ngày càng phổ biến trong điều trị và thăm khám bệnh vì chúng mang lại nhiều ưu điểm vượt trội so với những phương pháp khác. Hiện nay, ngoài phương pháp nội soi truyền thống bằng đường miệng thì còn có phương pháp nội soi bằng đường mũi, giúp khắc phục được những nhược điểm mà nội soi truyền thống mang lại.

Kỹ thuật nội soi được thực hiện như sau: Các bác sĩ sẽ dùng những loại công cụ chuyên biệt như ống nội soi có  gắn đầu camera để đưa vào cơ thể người bệnh từ miệng hoặc mũi xuống thực quản rồi đến dạ dày. Thông qua đầu camera này mà các bác sĩ có thể quan sát trực tiếp các hình ảnh của bộ phận cần quan sát thông qua màn hình, từ đó đưa ra được kết quả chính xác nhất về tình trạng bệnh của bệnh nhân như phát hiện dị vật, tổn thương niêm mạc, polyp dạ dày…

Ưu và nhược điểm của kỹ thuật nội soi dạ dày?

Ưu điểm và nhược điểm của kỹ thuật nội soi dạ dày
Ưu điểm và nhược điểm của kỹ thuật nội soi dạ dày

Như đã nói, hiện nay kỹ thuật nội soi dạ dày có hai dạng là nội soi bằng đường miệng và nội soi bằng đường mũi. Ở mỗi loại nội soi cũng có ưu và nhược điểm khác nhau, tuy nhiên nội soi bằng đường mũi vẫn được xem là kỹ thuật có nhiều ưu điểm hơn. Cụ thể như sau:

+ Nội soi truyền thống:

Đây là kỹ thuật mang lại kết quả chẩn đoán chính xác gần như tuyệt đối tình trạng bệnh của bệnh nhân, tiết kiệm được thời gian. Thêm vào đó, con đường từ miệng xuống dạ dày là con đường ngắn nhất, do vậy nó tạo điều kiện cho những thao tác của bác sĩ được thuận lợi hơn.

Ngoài những ưu điểm, chúng còn tồn tại nhiều hạn chế là gây cho người bệnh cảm giác khó chịu, buồn nôn do ống nội soi sẽ kích thích phần cuống họng và lưỡi gà của bệnh nhân. Ngoài ra, chúng còn có thể làm rách thực quản, đau họng, khó nuốt, thủng dạ dày nếu như không được thực hiện cẩn thận.

+ Nội soi bằng đường mũi:

Cũng là một dạng của kỹ thuật nội soi, do đó nội soi qua đường mũi cũng mang lại kết quả chẩn đoán bệnh rất chính xác. Hơn nữa, một ưu điểm được xem là nổi trội hơn rất nhiều so với nội soi bằng đường miệng là nó được đưa vào cơ thể người bệnh từ đường mũi, vì thế không gây ra cảm giác khó  chịu, buồn nôn.

Tuy nhiên, nội soi bằng đường mũi thường gây khó khăn hơn cho các thao tác của bác sĩ vì phải sử dụng ống nội soi nhỏ hơn, con đường từ mũi xuống dạ dày dài hơn và phức tạp hơn. Những biến chứng như đau mũi, chảy máu mũi, rách thực quản, thủng dạ dày có thể xảy ra nhưng rất ít.

Hiện nay, để khắc phục tình trạng khó chịu cho người bệnh trong quá trình nội soi, người bệnh sẽ được các bác sĩ chỉ định thực hiện nội soi có gây mê. Mặc dù giúp bệnh nhân dễ chịu hơn, cá bác sĩ dễ dàng hơn trong quá trình thực hiện nhưng nó lại gây ra nguy cơ bị sốc thuốc, dị ứng thuốc, mệt mỏi,… cho người bệnh. Do đó, khi nội soi các bạn cũng nên lưu ý chuẩn bị tâm lý sẵn sàng cho bản thân.

Những ai cần thực hiện nội soi dạ dày?

Nội soi dạ dày là biện pháp giúp người bệnh phát hiện được chính xác những bệnh lý về đường tiêu hóa mà mình đang mắc phải, từ đó có hướng xử lý cho phù hợp. Những đối tượng nên đi khám nội soi dạ dày bao gồm:

+ Người có các triệu chứng đau thượng vị, nôn ói, ợ hơi, ợ chua do trào ngược thực quản gây ra.

+ Người bị nôn hoặc đi ngoài ra máu, thiếu máu và sụt cân bất thường.

+ Bị đau bụng, chướng hơi, đầy bụng, táo bón, tiêu chảy kéo dài.

+ Những bệnh nhân đã từng bị các bệnh về đường tiêu hóa như viêm loét đại tràng, đau dạ dày… cần phải đi nội  soi để theo dõi tình trạng bệnh của mình.

+ Sử dụng kỹ thuật nội soi cho những người có nhu cầu tầm soát ung thư đại tràng ở những người từng có polyp, người trên 50 tuổi và những trường hợp có nguy cơ bị ung thư cao.

Cần lưu ý những gì trước và sau khi nội soi dạ dày?

Để quá trình thực hiện nội soi dạ dày diễn ra được thuận lợi, giúp các bác sĩ tiến hành thực hiện các bước được dễ dàng và đưa ra kết quả chẩn đoán chính xác nhất cũng  như là để đảm bảo an toàn cho chính bản thân, trước và sau khi nội soi, bạn cần lưu ý những vấn đề như sau:

+ Không được ăn ít nhất là 6 giờ đồng hồ trước khi đi nội soi.

+ Không được uống các loại nước có màu, có gas và cồn, sữa trước khi nội soi vì chúng sẽ cản trở sự quan sát của bác sĩ. Chỉ nên uống nước lọc với lượng vừa đủ trước khi nội soi, vì uống quá nhiều nước sẽ dẫn đến hiện tượng trào ngược.

Không dùng các loại nước có màu trước khi đi nội soi
Không dùng các loại nước có màu trước khi đi nội soi

+ Phải báo ngay cho các bác sĩ nếu bạn đang điều trị bệnh bằng một loại thuốc khác hoặc nhạy cảm với bất cứ chất gì được sử dụng trong quá trình nội soi như cao su, thuốc mê, các chất keo dính..

+ Nên có người thân đi cùng trong khi đi nội soi để tiện cho việc chăm sóc và di chuyển vì người vừa mới nội soi không nên tự lái xe về nhà.

+ Sau khi nội soi, đặc biệt là nội soi có gây mê người bệnh phải được đưa qua phòng hồi sức để tiện theo dõi. Cần báo ngay cho các bác sĩ nếu thấy xuất hiện điều gì bất thường.

+ Không nên ăn ngay sau khi nội soi, cần chờ khoảng 1 – 2 tiếng sau để dạ dày trorq lại bình thường thì mới được ăn uống. Thêm vào đó chỉ nên ăn những loại thức ăn lỏng như cháo, súp để tốt cho hệ tiêu hóa.

Thực hiện nội soi dạ dày mất bao lâu?

Hiện nay, để giúp người bệnh thoát khỏi cảm giác khó chịu trong quá trình thực hiện nội soi thì ngoài nội soi không gây mê có thêm phương pháp nội soi gây mê nhẹ. Mặc dù thời gian thực hiện quá trình nội soi của 2 phương pháp này có khác nhau nhưng sự chênh lệch cũng không lớn. Cụ thể như sau:

+ Với phương pháp nội soi không gây mê:

Khi thực hiện nội soi dạ dày theo phương pháp này, người bệnh sẽ có những cảm giác khó chịu, tâm lý lo sợ. Vì vậy để nội soi được thuận lợi và mang lại kết quả chẩn đoán chính xác nhất, cần phải có sự phối hợp nhịp nhàng giữa bệnh nhân và bác sĩ, do đó thời gian để thực hiện xong một ca nội soi không gây mê là khoảng 30 phút.

+ Với phương pháp nội soi có gây mê nhẹ:

Chính vì người bệnh được gây mê, không cảm thấy bất cứ khó gì trong thời gian tiến hành, vì thế thời gian thưc hiện nội soi này cũng nhanh hơn. Khoảng 15 – 20 phút là đã xong toàn bộ các bước.

Trên đây là những thông tin bạn cần biết về kỹ thuật nội soi. Mặc dù bên cạnh những ưu điểm thì chúng vẫn có những nhược điểm, tuy nhiên nó vẫn được xem là biện pháp tối ưu và khá an toàn để thăm khám và điều trị các bệnh lý về dạ dày. Cảm ơn các bạn đã chú ý theo dõi bài viết!

Bài viết tham khảo

Cập nhật lúc 13:42 - 13/09/2021

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.