Tư vấn cách chăm sóc bệnh nhân bị viêm loét dạ dày

Viêm loét dạ dày hiện đang là nỗi ám ảnh của không ít người bởi đây chính là căn bệnh dễ dàng gặp phải ở mọi lứa tuổi. Học được cách chăm sóc bệnh nhân bị viêm loét dạ dày chính là một phương án hữu hiệu có thể giúp người bệnh đẩy nhanh quá trình điều trị.

Nếu bạn hoặc người thân trong gia đình đang sống chung với bệnh viêm loét dạ dày thì bài viết dưới đây sẽ rất hữu ích. Chúng tôi sẽ hướng dẫn cụ thể cách chăm sóc bệnh nhân bị viêm loét dạ dày để người bệnh nhanh chóng phục hồi.

Cách chăm sóc bệnh nhân bị viêm loét dạ dày

Một sự chăm sóc khoa học và chu đáo sẽ luôn là liều thuốc vô cùng hữu hiệu trong quá trình điều trị mọi bệnh lí, giúp rút ngắn thời gian chữa trị và thúc đẩy nhanh chóng quá trình hồi phục. Đối với bệnh viêm loét dạ dày cũng như vậy, ngoài việc thực hiện các phương pháp điều trị chuyên sâu, cần kết hợp với một chế độ chăm sóc hợp lí để sớm đẩy lùi các triệu chứng viêm loét dạ dày.

chăm sóc bệnh nhân viêm loét dạ dày
Người bệnh viêm loét dạ dày cần có chế độ chăm sóc đặc biệt để bệnh nhanh lành

Để giúp mọi người có được chế độ chăm sóc bệnh nhân bị viêm loét dạ dày khoa học nhất, chúng tôi đã nhờ đến sự giúp đỡ của bác sĩ Nguyễn Minh Hùng – Khoa Tiêu hóa – Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM. Tất cả những chia sẻ của ông về vấn đề này sẽ được chúng tôi đề cập trong nội dung bên dưới.

1. Quan tâm đến chế độ dinh dưỡng

Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh luôn là yếu tố quan trọng giúp cho mỗi người chúng ta có được sức khỏe tốt hơn. Đặc biệt đối với những người đang sống chung với bệnh viêm loét dạ dày thì vấn đề dinh dưỡng luôn được đặt lên hàng đầu để hỗ trợ điều trị. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng, những người bị viêm loét dạ dày nên áp dụng một khẩu phần ăn có thể ức chế tình trạng tiết acid dạ dày và giúp dạ dày co bóp ít hơn.

Trong quá trình chăm sóc bệnh nhân bị viêm loét dạ dày cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng đảm bảo những yếu tố sau đây:

  • Nên cho người bệnh ăn những thức ăn mềm, dễ tiêu hóa như các loại thức ăn dạng lỏng, sữa, cháo, súp, nước canh… để có thể giảm được những áp lực, giúp dạ dày co bóp ít hơn.
  • Cần bổ sung đầy đủ những dưỡng chất thiết yếu như vitamin, protein, khoáng chất… từ những loại thực phẩm lành mạnh. Nên chia nhỏ các bữa ăn trong một ngày, mỗi ngày có thể ăn 5 – 6 bữa, mỗi bữa cách nhau khoảng 3 giờ. Cần nhai thật kỹ trong khi ăn và chỉ nên ăn vừa đủ no.
  • Tránh xa các loại thức ăn cứng, cay nóng, chứa nhiều dầu mỡ, dễ gây đầy hơi. Rượu bia, nước ngọt và các chất kích thích cũng chính là nhóm thực phẩm cần loại ngay khỏi chế độ ăn uống.
  • Sau khi ăn cũng nên dành tối thiểu là 15 phút để nghỉ ngơi tại chỗ hoặc đi lại nhẹ nhàng, chậm rãi, không nên đi nằm ngay.

Với việc tuân thủ chế độ dinh dưỡng mà chúng tôi tư vấn trên đây, chắc chắn người bệnh sẽ có quá trình điều trị viêm loét dạ dày rất tốt, các triệu chứng viêm loét dạ dày sẽ nhanh chóng bị đẩy lùi.

2. Chăm sóc tinh thần

Thật không quá khi nhận định rằng, tinh thần chính là liều thuốc tự nhiên tốt nhất, gián tiếp tác động và đẩy lùi mọi bệnh tật. Người bệnh viêm loét dạ dày có được tinh thần thoải mái, lạc quan, vui vẻ chắc chắn sẽ có quá trình điều trị bệnh tốt hơn những người hay gặp phải những áp lực căng thẳng trong công việc cũng như cuộc sống.

chăm sóc người bị viêm loét dạ dày
Cần có sự chăm sóc chu đáo về mặt tinh thần cho người bị viêm loét dạ dày

Sau đây là một số lưu ý giúp cho người bệnh viêm loét dạ dày có được tinh thần tốt hơn:

  • Ngoài việc người bệnh tự chăm sóc bản thân mình thì người nhà vẫn luôn phải động viên, quan tâm nhiều hơn đến người bệnh. Người chăm sóc cần luộn kề cạnh và sẵn sàng giúp đỡ mỗi khi người bệnh yêu cầu.
  • Có thể hướng dẫn người bệnh nghỉ ngơi nếu thấy tình trạng đau nhức xuất hiện nhiều. Còn những cơn đau chỉ âm ỉ xuất hiện không thường xuyên thì nên giúp đỡ người bệnh đi lại để xương khớp được chắc khỏe và cơ thể được thư giãn hơn.
  • Khuyên nhủ cũng như cho người bệnh ăn uống đúng giờ, dùng thuốc đúng liều theo chỉ định của bác sĩ.
  • Người bệnh cần cố gắng giữ cho mình tinh thần lạc quan, vui vẻ, tránh những áp lực không đáng có cản trở quá trình điều trị. Thời gian rảnh rỗi có thể xem phim, nghe nhạc hay đọc sạch để bớt nhàm chán.

3. Uống thuốc đúng chỉ định của bác sĩ

Những lời khuyên từ các bác sĩ luôn rất thiết thực và bổ ích để đẩy nhanh quá trình điều trị. Các bác sĩ thường đưa ra những hướng dẫn cụ thể cho người bệnh khi sử dụng các loại thuốc điều trị:

  • Đối với các loại thuốc giúp ức chế acid clohydric hay các thuốc kháng tiết cholin, thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày thì cần sử dụng trước bữa ăn 30 phút để có kết quả tốt.
  • Còn những thuốc kháng acid thì người bệnh nhất định phải sử dụng sau bữa ăn khoảng 1 giờ, tuyệt đối không sử dụng khi bụng còn trống rỗng.
  • Những người bệnh gặp phải tình trạng mất ngủ thường xuyên thì có thể sử dụng một số loại thuốc an thần như Transena, Seduxen… theo chỉ định của bác sĩ.

Mọi người cũng cần lưu ý rằng, đối với từng trường hợp người bệnh cụ thể mà bác sĩ có thể sẽ đưa ra chỉ định sử dụng thuốc riêng cho phù hợp. Người bệnh cần tuân thủ, hợp tác để nhanh chóng đẩy lùi bệnh tật.

4. Chế độ nghỉ ngơi, tập luyện

Chế độ nghỉ ngơi cũng là một trong những yếu tố cần được chú trọng khi chăm sóc bệnh nhân bị viêm loét dạ dày. Không có được chế độ nghỉ ngơi khoa học cũng sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả điều trị.

chăm sóc người bệnh viêm loét dạ dày
Người bệnh viêm loét dạ dày nên thực hiện chế độ nghỉ ngơi hợp lí để rút ngắn thời gian điều trị

Người bệnh cần thực hiện một số điều sau đây để xây dựng chế độ nghỉ ngơi tốt nhất, hỗ trợ cho quá trình phục hồi:

  • Cần tránh làm việc quá sức hay làm các công việc quá nặng nhọc. Những công việc nhẹ nhàng sẽ phù hợp hơn khi đang trong quá trình điều trị bệnh viêm loét dạ dày.
  • Người bệnh nên dành nhiều thời gian cho việc nghỉ ngơi, cần chăm sóc tốt cho giấc ngủ, mỗi ngày nên ngủ từ 7 – 8 giờ, đi ngủ trước 11 giờ tối. Có thể massage nhẹ nhàng cho vùng bụng trước khi đi ngủ để tránh những cơn đau xuất hiện khiến ngủ mất ngon. Ngoài ra, người bệnh không nên đi ngủ ngay sau khi vừa ăn xong để tránh gây ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng.
  • Nên duy trì chế độ tập luyện đều đặn với những bộ môn nhẹ nhàng không tốn nhiều sức như đi bộ, yoga, đạp xe để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể và giữ cho tinh thần luôn được thư giãn, thoải mái.

5. Theo dõi tình trạng bệnh

Việc theo dõi tình trạng bệnh là rất quan trọng để có thể đánh giá được mức độ phục hồi của bệnh là nhanh hay chậm. Các phương pháp điều trị cũng như chăm sóc đã đem lại hiệu quả hay chưa. Từ đó có thể giúp điều chỉnh chế độ chăm sóc cũng như có các phương pháp can thiệp kịp thời để có thể ức chế sự phát triển của bệnh.

  • Người chăm sóc cần thường xuyên hỏi han người bệnh về tình hình sức khỏe, những thay đổi bất thường của cơ thể. Khi bệnh nhân bị đau có thể thực hiện việc chườm nóng hay cho uống ngay một ly trà gừng ấm để đẩy lùi cơn đau.
  • Khi người bệnh gặp phải tình trạng sốc, nôn ra máu… thì ngay lập tức đưa đến các cơ sở y tế để kiểm tra và can thiệp kịp thời.
  • Người bệnh cũng cần chủ động hơn với sức khỏe của mình, luôn lắng nghe cơ thể để cảm nhận rõ những thay đổi bất thường. Nếu thấy xuất hiện bất cứ biểu hiện lạ nào cần báo ngay cho người thân để có biện pháp hỗ trợ đúng lúc.

Những chia sẻ từ bác sĩ Nguyễn Minh Hùng về vấn đề chăm sóc bệnh nhân viêm loét dạ dày trên đây sẽ là nguồn thông tin rất hữu ích giúp những người bị viêm loét dạ dày nhanh chóng cải thiện tình trạng bệnh. Mọi người hãy luôn chú ý thực hiện chế độ chăm sóc nghiêm ngặt để nhận được kết quả tốt nhất.

Hải Yến

Thông tin nên tham khảo thêm:

Cập nhật lúc 12:34 - 21/09/2021

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.