Dương tính với vi khuẩn Hp dạ dày là gì? Có nguy hiểm không?

Vi khuẩn Hp là một trong những nguyên nhân phổ biến gây nên những bệnh lý về dạ dày. Để bảo vệ bản thân mình khỏi những tác hại mà vi khuẩn này gây ra thì việc đi xét nghiệm và điều trị sớm là rất cần thiết. Vậy xét nghiệm thấy kết quả  dương tính với vi khuẩn Hp có nghĩa là như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn vấn đề này.

Dương tính với vi khuẩn Hp có nghĩa là gì?

Vi khuẩn Hp có tên đầy đủ là Helicobacter pylori, là loại vi khuẩn kí sinh duy nhất có khả năng tồn tại trong môi trường dày đặc acid như trong dạ dày. Chúng tồn tại trong lớp niêm mạc dạ dày và có xu hướng tấn công lớp niêm mạc dạ dày gây ra những chứng bệnh như viêm loét, thủng dạ dày.., một số chủng vi khuẩn Hp có thể khiến bạn bị mắc ung thư dạ dày.

Một đặc điểm của loại vi khuẩn này là có thể lây nhiễm từ người này sang người khác bằng đường nước bọt và đường phân. Vì thế dù bạn có đang khỏe mạnh thì cũng hoàn toàn có khả năng bị nhiễm bệnh từ những người khác. Do đó để đảm bảo mình khỏe mạnh hoặc để có thể phát hiện và được điều trị sớm bạn nên đi xét nghiệm vi khuẩn Hp.

Dương tính với vi khuẩn Hp nghĩa là bạn đã bị nhiễm vi khuẩn Hp dạ dày
Dương tính với vi khuẩn Hp nghĩa là bạn đã bị nhiễm vi khuẩn Hp dạ dày

Hiện nay xét nghiệm vi khuẩn Hp có rất nhiều phương pháp. Nếu như đã thực hiện xét nghiệm, kiểm tra kỹ lưỡng và cho ra kết quả xét nghiệm dương tính với vi khuẩn Hp thì có nghĩa là bạn đã bị nhiễm vi khuẩn Hp, trường hợp cho kết quả là âm tính thì bạn không bị nhiễm. Theo thống kê, tỷ lệ số người nhiễm vi khuẩn Hp ở nước ta lên đến 70%. Điều này cho thấy bất cứ ai, dù ở lứa tuổi nào cũng có thể bị vi khuẩn Hp tấn công và gây hại.

Bị nhiễm vi khuẩn Hp có nguy hiểm không?

Nếu khi đang trong trạng thái ngủ, vi khuẩn Hp sẽ không gây bất cứ triệu chứng gì nên chúng ta khó có thể phát hiện ra sự tồn tại của nó trong dạ dày.

Ngược lại, nếu chúng hoạt động, gây ra viêm loét dạ dày – tá tràng, người bệnh sẽ bắt đầu có các triệu chứng như đau vùng thượng vị, buồn nôn và nôn, ợ hơi, ợ chua. Nếu để bệnh kéo dài mà không chữa trị, có thể gây ra những biến chứng đe dọa đến sức khỏe cũng như là tính mạng của người bệnh như bị thủng dạ dày, ung thư dạ dày. Do đó, nếu thấy có những triệu chứng không bình thường như trên thì bạn nên đi thăm khám ngay nhé!

Làm thế nào để biết mình có bị nhiễm vi khuẩn Hp hay không?

Để có thể chắc chắn rằng mình có nằm trong số 70% người bệnh nhiễm Hp hay không thì cách duy nhất là đi test vi khuẩn Hp. Hiện nay, với nền y học hiện đại thì có nhiều phương pháp được áp dụng để chẩn đoán. Tuy nhiên, mỗi phương pháp khác nhau cũng có những đặc điểm và mức độ chính xác trong chẩn đoán không giống nhau. Dưới đây mà một số phương pháp mà chúng tôi gợi ý cho các bạn:

+ Phương pháp test hơi thở UBT:

Đây được xem là phương pháp đơn giản nhất được sử dụng để chẩn đoán tình trạng nhiễm Hp trong dạ dày. Chính vì đơn giản, dễ thực hiện nên test hơi thở thường được chỉ định sử dụng cho người lớn tuổi và trẻ em.

Các bác sĩ sẽ dựa vào thông số DPM ( là độ phân giải các chất phóng xạ kéo dài trong vòng 1 phút) để xác định người bệnh có bị nhiễm vi khuẩn Hp hay không. Cụ thể như sau:

+ Nếu chỉ số DPM < 50: Người bệnh không bị nhiễm vi khuẩn Hp.

+ Trường hợp DPM dao động từ 50  – 199: Không thể xác định dạ dày âm tính hay dương tính với vi khuẩn Hp.

+ Chỉ số DPM > 200: Cho kết quả bệnh nhân dương tính với vi khuẩn Hp.

+ Nội soi và lấy mẫu:

Nội soi và lấy mẫu là phương pháp thường được sử dụng để xét nghiệm vi khuẩn Hp dạ dạ dày. Với phương pháp này, các bác sĩ sẽ tiến hành lấy một mảnh tế bào trong dạ dày, sau đó thực hiện bước kiểm tra mô bệnh học để xem có vi khuẩn Hp hay không. Bên cạnh đó, phương pháp nội soi dạ dày cũng giúp bạn biết được dạ dày của mình đã bị tổn thương do Hp dạ dày hay chưa.

+ Xét nghiệm máu và phân:

Đây cũng là phương pháp có thể sử dụng để xét nghiệm Hp dạ dày. Tuy nhiên, xét nghiệm máu và phân thường không được chỉ định trong chẩn đoán vì chúng có nhiều mặt hạn chế: Xét nghiệm máu thường không cho kết quả chính xác ở những người bệnh đã từng điều trị vi khuẩn Hp. Còn xét nghiệm phân thì không được thuận tiện nên ít khi được áp dụng.

Xét nghiệm máu để chẩn đoán vi khuẩn Hp
Xét nghiệm máu để chẩn đoán vi khuẩn Hp

+ Nuôi cấy tế bào:

Ngoài các phương pháp trên thì nuôi cấy tế bào cũng là một trong những cách giúp bạn có thể khẳng định được mình có bị nhiễm vi khuẩn Hp hay không. Các bác sĩ sẽ tách một mảnh sinh thiết tế bào bị tổn thương trong dạ dày rồi mang đi nuôi cấy ở trong một môi trường đặc biệt. Sau một thời gian, nếu thấy xuất hiện vi khuẩn Hp thì nghĩa là bạn bị nhiễm vi khuẩn Hp.

Bị nhiễm vi khuẩn Hp dạ dày cần phải làm gì?

Vi khuẩn Hp dạ dày gây ra nhiều vấn đề xấu đến sức khỏe vì thế cần phải điều trị sớm tránh gây ra những bệnh lý nghiêm trọng. Nếu test thấy dương tính với vi khuẩn Hp, bạn cũng không nên quá lo lắng. Các bác sĩ sẽ giúp bạn vạch ra một phác đồ điều trị nhằm tiêu diệt tận gốc loại vi khuẩn này. Việc bạn cần làm là tuân thủ đúng theo những chỉ định của bác sĩ trong việc điều trị, tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về uống, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của chính mình.

Ngoài ra, bạn cũng có thể áp dụng các bài thuốc dân gian có tác dụng kháng khuẩn, diệt khuẩn như chè dây, nghệ và mật ong… chúng sẽ giúp cho quá trình điều trị bệnh của bạn có được kết quả mau chóng hơn. Thêm vào đó, hãy điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt của mình cho hợp lý, áp dụng các biện pháp để tránh làm lây lan bệnh cho những người thân trong gia đình cũng là việc nên làm.

Trên đây là những thông tin mà chúng tôi cung cấp cho các bạn về vi khuẩn Hp dạ dày. Hi vọng bài viết này sẽ giúp bạn nâng cao cảnh giác trong việc phòng ngừa và điều trị vi khuẩn Hp. Chúc bạn có nhiều sức khỏe!

Bài viết tham khảo

Cập nhật lúc 14:15 - 14/09/2021

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.