Đau ruột thừa bên nào, phải hay trái? [Chuyên gia giải đáp]

Khá nhiều người vẫn còn băn khoăn khi được hỏi đau ruột thừa bên nào, có người cho là bên phải nhưng có người lại khăng khăng ở bên trái. Điều này cho thấy hiểu biết của chúng ta về căn bệnh này vẫn còn khá mơ hồ. Trong khi nếu không được điều trị sớm sẽ hết sức nguy hiểm. 

Thắc mắc bạn đọc: “Dạo này em hay bị đau vùng bụng dưới, nhiều người bảo giống đau ruột thừa nên em cũng khá lo ngại. Bác sĩ làm ơn cho em hỏi đau ruột thừa là bên nào ạ, phải hay trái ạ. Cảm ơn bác sĩ.” ( Kim Liên – Gia Lai)

Trước hết xin cảm ơn bạn Kim Liên đã tin tưởng gửi câu hỏi về cho chuyên trang của chúng tôi. Để giải đáp thắc mắc của bạn xung quanh vấn đề đau ruột thừa bên nào, phải hay trái chúng tôi xin cung cấp một vài thông tin hữu ích như sau.

đau ruột thừa bên nào
Rất nhiều người băn khoăn không biết đau ruột thừa bên nào?

Đau ruột thừa – nguy hiểm hơn bạn nghĩ rất nhiều

Trước khi tìm hiểu mức độ nguy hiểm khi mắc bệnh này, chúng ta sẽ tìm hiểu một vài điều cơ bản nhất về căn bệnh này. Bạn đã biết gì về ruột thừa là một bộ phận trong hệ tiêu hóa của cơ thể do phần đầu của manh tràng bị thoái hóa tạo nên. Đây được các nhà khoa học khẳng định là di tích còn lại của ống tiêu hóa của loài người từ thời nguyên thủy. Thực chất ruột thừa cũng không có quá nhiều chức năng đối với cơ thể, chủ yếu là để dự trữ các loại vi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa.

Đau ruột thừa bên ngoài
Nếu bạn có cảm giác đau tức ở vùng bụng bên phải thì nguy cơ cao là bạn đã bị đau ruột thừa

Tình trạng đau ruột thừa thường xảy ra do các nguyên nhân như: tắc nghẽn trong lòng ruột thừa, tắc nghẽn mạch máu trong ruột thừa, nhiễm khuẩn, nhiễm trùng đường hô hấp.

Bệnh tưởng chừng đơn giản nhưng nếu không được điều trị sớm sẽ hết sức nguy hiểm. Người bệnh sẽ gặp phải những biến chứng sau:

  • Thủng ruột thừa thường được gọi với tên gọi khác là vỡ ruột thừa. Lúc này dịch trong ruột thừa sẽ vỡ ra tạo thành các khối áp xe trong hoặc trường hợp nặng hơn có thể hình thành viêm phúc mạc lan tỏa. Tức là bị nhiễm trùng màng bụng, lớp lót bên trong ổ bụng và vùng chậu.
  • Tắc ruột: do tình trạng viêm ngày càng nặng nên sẽ làm ảnh hưởng đến hoạt động của ruột thừa. Cụ thể ở đây là làm ngưng hoạt động của cơ thành ruột làm cho các thành phần bên trong không được đẩy đi gây ra tình trạng tắc nghẽn. Người bệnh sẽ cảm thấy bụng bị chướng, buồn nôn.
  • Nhiễm trùng huyết: vi khuẩn từ ruột thừa lan vào trong máu và chạy dọc khắp cơ thể. Đây được coi là biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh và dẫn đến nguy cơ tử vong rất cao.

Khi có triệu chứng đau ruột thừa, người bệnh cần phải đến gặp bác sĩ để được tiến hành ngay các biện pháp điều trị, tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra bất kì lúc nào.

Đau ruột thừa bên nào? – giải đáp của bác sĩ

Để giải đáp được thắc mắc của bạn đọc xung quanh vấn đề “đau ruột thừa bên nào?”, chúng tôi đã đến gặp bác sĩ Nguyễn Đăng Minh (Chuyên khoa Tiêu hóa – Bệnh viện Bạch Mai) và được giải đáp như sau: “Thực chất việc nhận biết bệnh đau ruột thừa cũng không quá khó khăn, đó là những cơn đau ở vùng bên phải của bụng. Nếu để ý sẽ thấy những cơn đau bắt đầu vùng quanh rốn rồi lan xuống vùng bên phải phía dưới. Người bệnh sẽ dễ dàng phát hiện bệnh khi ấn tay vào vùng bụng bên phải phía dưới thấy bụng hơi cứng và đau. Nhiều trường hợp khi bị đau chỉ cần co chân bên phải lên sẽ thấy cơn đau giảm thì khả năng cao là bạn đang mắc bệnh đau ruột thừa.”

Như vậy, trường hợp bạn bị đau vùng bụng bên phải kèm theo nhiều triệu chứng buồn nôn, sốt… thì khả năng cao là bạn đã mắc bệnh đau ruột thừa.

Bạn có thể đọc để tìm hiểu thêm những triệu chứng của đau ruột thừa qua bài viết: Triệu chứng của bệnh đau ruột thừa

Cách xử lý nhanh khi bị đau ruột thừa

Bạn không nên bỏ qua các triệu chứng viêm ruột thừa mà cần phải đến ngay các bệnh viện để được tiến hành các biện pháp kiểm tra cũng như điều trị bệnh. Nếu chần chừ bệnh sẽ diễn biến rất nhanh và dễ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. Người bệnh cần tránh nhầm lẫn đau ruột thừa với các bệnh về đường tiêu hóa như đau dạ dày, viêm loét dạ dày… Để từ đó có các phương pháp điều trị thật sự hiệu quả. Cách tốt nhất là nên đến những phòng khám có chuyên khoa, cơ sở uy tín để được tiến hành ngay các biện pháp chữa trị đúng đắn ngay từ đầu. Nhiều trường hợp bệnh nhân đi các bệnh viện có chất lượng kém đến khi đến được bệnh viện tốt hơn thì bệnh đã nặng và không thể cứu vãn được nữa.

Các biện pháp phẫu thuật mổ đau ruột thừa phổ biến

Các triệu chứng đau ruột thừa rất dễ nhầm lẫn với những biểu hiện của các bệnh đường tiêu hóa khác. Vì vậy bạn nên tìm hiểu thật kĩ, có thể xem thêm video sau để hiểu hơn về các dấu hiệu khi mắc bệnh:

Thông thường khi xác định được chính xác bệnh nhân mắc bệnh đau ruột thừa thì bác sĩ sẽ chỉ định mổ để cắt đi phần ruột thừa, hạn chế sự phát triển cũng như lan rộng của những tổn thương. Tùy theo tình trạng bệnh mà chúng ta sẽ sử dụng phương pháp mổ ruột thừa phù hợp. Trong đó có 2 cách phổ biến sau:

** Mổ mở 

Bác sĩ sẽ dùng dụng cụ để rạch một đường dài khoảng 5 đến 10 cm ở vùng bên phải bụng để cắt ruột thừa bỏ ra bên ngoài rồi đóng vết mổ.

Phương pháp này được áp dụng trong trường hợp bệnh nhân đã bị vỡ phần ruột thừa, tình trạng viêm nhiễm đã lan rộng sang nhiều cơ quan khác. Hoặc trong trường hợp bệnh nhân đã từng phẫu thuật ở vùng bụng.

Đây là phương pháp chỉ dùng cho những bệnh nhân bị nặng vì có nhiều hạn chế do vết mổ lớn nên thời gian phục hồi lâu, gây nhiều đau đớn và nguy cơ để lại sẹo cao.

** Mổ nội soi 

Đây là phương pháp hiện đại hơn bác sĩ chỉ cần rạch ba đường nhở ở bụng rồi dụng khí CO2 đưa vào một trong ba đường rạch để dễ quan sát vùng ruột thừa hơn. Ở vị trí vết mổ thứ 2 cần chèn ống nội soi vào trong bụng rồi dùng dụng cụ để cắt ruột thừa qua đường mổ thứ 3, cuối cùng là đóng vết mổ.

điều trị đau ruột thừa
Mổ nội soi là biện pháp điều trị đau ruột thừa đang được áp dụng hiện nay

Phương pháp này được áp dụng cho bệnh nhân bị đau ruột thừa ở trường hợp nhẹ, phát hiện các dấu hiệu bệnh sớm. Cách mổ này có nhiều ưu điểm giúp hạn chế những tổn thương chỉ bằng vết cắt nhỏ, rút ngắn được thời gian phục hồi bệnh.

Việc áp dụng các phương pháp mổ đòi hỏi phải có sự tham gia của các bác sĩ có chuyên môn cũng thiết bị hiện đại. Chính vì vậy bạn hãy đến các cơ sở y tế uy tín để được tiến hành các biện pháp điều trị bệnh. Các bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra sức khỏe cũng như tình trạng của người bệnh, từ đó đề xuất phương án và tư vấn cho người bệnh lựa chọn phương pháp mổ tối ưu nhất.

Chế độ ăn uống hỗ trợ sinh hoạt mà người bệnh nên biết

Ngoài cách điều trị theo phương pháp mổ ruột thừa, người bệnh cũng nên chú ý chế độ ăn uống, sinh hoạt để việc điều trị bệnh đạt hiệu quả cao hơn. Sau đây là những biện pháp nên thực hiện:

  • Sử dụng thuốc kháng sinh để chống tình trạng viêm nhiễm tại vết mổ có thể xảy ra. Việc dùng thuốc cần phải tuyệt đối tuân thủ theo những gì mà bác sĩ đã chỉ định. Người bệnh tuyệt đối không được tự ý thay đổi loại thuốc cũng như liều lượng sử dụng. Bên cạnh đó cũng nên theo dõi nếu có phản ứng bất thường thì nên liên hệ ngay với bác sĩ để có biện pháp can thiệp.
  • Không vận động quá mạnh, mang vác vật nặng để những vết mổ nhanh lành hơn. Cụ thể đối với trường hợp mổ nội soi thì nên hạn chế vận động trong khoảng 5 ngày còn khi mổ mở thì phải cố gắng khoảng 2 tuần. Thời gian này là vừa đủ để những tế bào trong cơ thể phục hồi và lấy lại được trạng thái ban đầu.
  • Cố gắng nghỉ ngơi nhiều hơn để cơ thể có thời gian phục hồi.
  • Không làm việc quá sức, không căng thẳng mệt mỏi, stress có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của việc điều trị bệnh.
  • Xây dựng chế độ ăn uống điều độ vừa bổ sung dinh dưỡng vừa giúp đẩy nhanh quá trình điều trị bệnh. Cụ thể người bệnh nên ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươi để bổ sung vitamin và khoáng chất cần thiết. Đồng thời nên hạn chế ăn thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, rượu bia và các chất kích thích không tốt cho hoạt động tiêu hóa, làm cho quá trình phục hồi trở nên khó khăn hơn.

Qua những thông tin được chia sẻ chắc hẳn bạn đã biết được đau ruột thừa bên nào để từ đó dễ dàng nhận biết khi không may mắc phải triệu chứng của căn bệnh này. Đừng chần chừ mà hãy đến thẳng bệnh viện để được các bác sĩ áp dụng các biện pháp điều trị hữu hiệu nhất. Chúc bạn nhanh chóng lành bệnh.

BTV Thùy Linh

Người bệnh nên tham khảo thêm:

Cập nhật lúc 01:11 - 12/09/2021

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.