Bệnh liệt dạ dày: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Bệnh liệt dạ dày là gì? Nguyên nhân gây bệnh ra sao? Dấu hiệu của bệnh như thế nào? Làm sao để điều trị? Hãy cùng chúng tôi đi tìm lời giải đáp cho những vấn đề này thông qua bài viết ngay sau đây.

Bệnh liệt dạ dày là gì?

Đây là một trong những bệnh lý về đường tiêu hóa thường gặp, xảy ra khi các cơ thắt của dạ dày không thể hoạt động bình thường, gây ra những rối loạn trong quá trình tiêu hóa thức ăn.

Bệnh liệt dạ dày
Bệnh liệt dạ dày

Thông thường khi thức ăn được đưa vào cơ thể sẽ được dạ dày co bóp, nghiền nát, hấp thụ một phần chất dinh dưỡng rồi chuyển thức ăn xuống ruột non. Tuy nhiên vì một lý do nào đó khiến cho các cơ dạ dày bị yếu đi, quá trình tiêu hóa thức ăn bị ảnh hưởng làm cho thức ăn bị ứ đọng gây nên tắc nghẽn dạ dày, ruột.

Nguyên nhân nào gây nên bệnh liệt dạ dày?

Đến nay, nguyên nhân gây bệnh liệt dạ dày vẫn thể chưa thể xác định chính xác, tuy nhiên theo như các chuyên gia thì bệnh thường xuất hiện ở những người có dây thần kinh điều khiển hoạt động của dạ dày bị tổn thương hoặc gặp các vấn đề nào đó. Những đối tượng có nguy cơ bị liệt dạ dày bao gồm:

  • Những người bị tiểu đường có nguy cơ bị liệt dạ dày cao.
  • Các bệnh nhân bị các chứng bệnh về mô liên kết, người thực hiện các phẫu thuật tại dạ dày.
  • Các trường hợp sử dụng nhiều thuốc ức chế canxi, thuốc ngủ, các thuốc chống trầm cảm,… cũng là đối tượng bị liệt dạ dày cao.
  • Điều trị bệnh bằng phương pháp hóa trị, xạ trị, người thường hay bị thay đổi nội tiết tố, gặp phải các vấn đề về miễn dịch cũng có thể gây ra bệnh liệt dạ dày.
  • Bệnh cũng có thể xuất hiện ở những người bị suy giáp, bệnh thần kinh, bệnh đa xơ cứng, Parkingson.

Liệt dạ dày là một trong những chứng bệnh khá nguy hiểm. Bởi nếu tình trạng dạ dày bị liệt kéo dài , không thể co bóp và tiêu hóa thức ăn sẽ khiến cho cơ thể không cung cấp được đầy đủ các chất dinh dưỡng, dẫn đến cơ thể bị suy nhược, mệt mỏi. Chưa hết, khi thức ăn không được tống xuống ruột non sẽ gây tắc nghẽn dạ dày và ruột, làm ảnh hưởng cực kỳ xấu đến sức khỏe người bệnh.

Dấu hiệu thường gặp ở bệnh nhân bị liệt dạ dày

Các dấu hiệu bệnh liệt dạ dày thường rất dễ nhận biết. Phát hiện ra các dấu hiệu bất thường và đi thăm khám sớm chính là điều kiện cần thiết để người bệnh có thể chữa trị bệnh dễ dàng và nhanh chóng. Những người bị liệt dạ dày thường có chung những đặc điểm như sau:

+ Có cảm giác đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu, buồn nôn và nôn.

+ Thường hay bị đau bụng, khó chịu ở vùng bụng.

+ Chán ăn, ăn không ngon miệng, ăn ít.

+ Có dấu hiệu bị hạ đường huyết hoặc lượng đường huyết không ổn định.

+ Người bị thiếu dinh dưỡng nghiêm trọng dẫn đến sụt cân bất thường.

Đau bụng, đầy hơi, khó tiêu là triệu chứng bệnh liệt dạ dày
Đau bụng, đầy hơi, khó tiêu là triệu chứng bệnh liệt dạ dày

Đây là những dấu hiệu thường gặp khi bị liệt dạ dày. Nếu thấy cơ thể xuất hiện các triệu chứng này và kéo dài, bạn nên đi khám và được tư vấn cách điều trị hợp lý.

Phương pháp điều trị bệnh liệt dạ dày

Vì chưa xác định được nguyên nhân chính xác gây ra bệnh liệt  dạ dày. Do đó những cách điều trị được sử dụng chỉ có tác dụng làm giảm các triệu chứng của bệnh mà chưa có loại thuốc đặc trị. Trong một vài trường hợp bệnh nặng, người bệnh sẽ được chỉ định điều trị bằng phẫu thuật. Trước khi được điều trị, bệnh nhân sẽ được chẩn đoán lại tình trạng bệnh một lần nữa để xác định chính xác có bị liệt dạ dày thật không. Những phương pháp được áp dụng phổ biến trong việc xác  định bệnh là chụp cản quang barium, kiểm tra hơi thở, nội soi tiêu hóa, chụp CT. Sau đó tùy vào tình trạng bệnh mà các bác sĩ sẽ chỉ định những phương pháp điều trị phù hợp:

+ Điều trị bằng các loại thuốc kích cơ bụng như Erythromycin (Eryc, EES), Metoclopramid (REGLAN).

+ Sử dụng các loại thuốc chống buồn nôn và nôn như Diphenhydramine, Prochlorperazine, Thiethylperazine.

+ Điều trị bằng phẫu thuật. Trong trường hợp dạ dày không thể dung nạp được các loại thức ăn và nước uống, các bác sĩ sẽ đặt một ống dẫn, có chức năng dẫn thức ăn đến ruột non.

Bên cạnh đó, người bệnh cần phải thay đổi những thói quen ăn uống và sinh hoạt hàng ngày cho phù hợp. Điều này sẽ có tác dụng rất tốt trong điều trị bệnh, giúp người bệnh nhanh chóng hồi phục được tình trạng bệnh của mình. Bạn nên hạn chế ăn ăn các loại thực phẩm chứa chất xơ, thức ăn dầu mỡ và đồ cay nóng, nên chia thức ăn thành nhiều bữa nhỏ, không nên ăn quá nhiều thức ăn một lúc. Bên cạnh đó bạn cũng cần kiểm soát tốt lượng đường trong máu bằng cách không ăn quá nhiều đồ ngọt như kẹo, các loại nước ngọt có màu….

Vì đây là chứng bệnh khá nguy hiểm, do đó khi  thấy cơ thể mình có những biểu hiện bất thường, bạn nên đi khám và điều trị sớm tránh để bệnh nặng thêm. Chúc bạn có một cơ thể luôn khỏe mạnh!

Có thể bạn quan tâm

Cập nhật lúc 14:15 - 14/09/2021

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.